tỉnh Khánh Hoà
Khánh Hòa là một trong những tỉnh có nền kinh tế phát triển nhanh và vững của
Việt Nam. Tăng trưởng GDP của tỉnh trong năm 2009 là 10,2%, cao gần gấp đôi so với
Việt Nam. Dịch vụ - du lịch chiếm 43,32% cơ cấu kinh tế, công nghiệp – xây dựng là 41,71%, còn nông – lâm – thủy sản chiếm 14,97%. GDP bình quân đầu người là 20,44 triệu đồng tương đương 1.200 USD cao hơn mức bình quân chung của Việt Nam. Thu
nhập bình quân đầu người ước tính 9,8 triệu đồng/năm và là 1 trong 5 tỉnh, thành phố
có thu nhập bình quân đầu người cao nhất nước. Khánh Hòa là một trong các tỉnh
thành có số thu ngân sách lớn nhất cả nước năm 2010, thu ngân sách 8.200 tỷ đồng, đóng góp đáng kể cho ngân sách Trung ương. Trong cơ cấu kinh tế, lĩnh vực du lịch – dịch vụ chiếm tỷ lệ cao (43,5%).
Ngành dịch vụ - du lịch là ngành phát triển mang tính mũi nhọn của tỉnh Khánh Hòa với số du khách hơn 1,6 triệu lượt vào năm 2009. Các hình thức du lịch ở Khánh
Hòa rất phong phú với các hình thức như du lịch sinh thái biển đảo, du lịch tham quan
– vãn cảnh, du lịch văn hóa… Số cơ sở lưu trú trong địa bàn tỉnh cũng tăng liên tục qua
từng năm, đến năm 2010 có tổng cộng 409 cơ sở, trong đó có 21 khách sạn từ 3 đến 5
sao. Trong các khách sạn và khu nghỉ mát lớn ở Khánh Hòa, có những khu du lịch và khách sạn nổi tiếng thế giới như Khu nghỉ mát Ana Mandara, Vinpearl Land, Sheraton Nha Trang hotel & spa, Novotel… Tuy vậy, việc chất lượng dịch vụ sút kém và tăng
giá dịch vụ thiếu kiểm soát vào những mùa cao điểm du lịch vẫn chưa được tỉnh giải
quyết triệt để. Phát triển du lịch một cách bền vững, bảo vệ tài nguyên môi trường vẫn
còn là vấn đề gây nhiều bàn cãi.
Ngoài du lịch, Khánh Hòa cũng là địa phương phát triển công nghiệp mạnh trong
khu vực Miền Trung và Tây Nguyên. Các thế mạnh công nghiệp truyền thống của
Khánh Hòa là công nghiệp đóng tàu, chế biến thủy hải sản, vật liệu xây dựng. Ngoài ra, Khánh Hòa cũng có nhiều loại khoáng sản; đến năm 2003 đã có 72 mỏ quặng được
phát hiện và đăng ký trên địa bàn tỉnh. Tổng giá trị sản xuất công nghiệp trong năm
2009 của Khánh Hòa đạt 14.095 tỷ đồng. Các khu công nghiệp lớn trong tỉnh như Khu
công nghiệp Suối Dầu, khu công nghiệp Ninh Hòa, khu công nghiệp Bắc và Nam Nha Trang, cùng với những cảng biển lớn đang được đầu tư xây dựng, giúp cho Khánh Hòa trở thành một trong 10 tỉnh thành có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất nước. Bên cạnh đó, Khánh Hòa còn có nhiều tiềm năng về công nghiệp khai khoáng: nhiều bãi cát trắng ở Đầm Môn (Ven Vịnh Vân Phong) dùng để chế tạo thủy tinh, pha lê, cáp quang… Dưới các bãi cát này có khoáng sản Titan – kim loại ít bị oxi hóa có thể dùng chế tạo vỏ của tàu vũ trụ.
Ngoài ra Khánh Hoà còn có ba khu vực phát triển kinh tế trọng điểm: thứ nhất là là Vịnh Vân Phong nằmở phía Bắc với toạ độ địa lý cực đông của Việt Nam, cách hải
phận quốc tế 14 km, gần ngã ba các tuyến hàng hải quốc tế. Vân phong là vịnh lớn với 41.000 ha măt nước, có độ nước sâu từ 20-30 m, tương đối kín gió. Với điều kiện và tiềm năng đó, Chính phủ đã quy hoạch xây dựng tại khu vực này Cảng trung chuyển
Container Quốc tế giữ vai trò chủ đạo và khu kinh tế tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực
với trọng tâm phát triển công nghiệp, du lịch, dịch vụ, nuôi trồng thủy sản. Cảng trung
chuyển container quốc tế Vân Phong, liên kết thuận lợi với đường bộ, đường sắt, hàng
không, kín gió, an toàn, có đủ khả năng để có thể cạnh tranh với các cảng trung chuyển container đang hoạt động ở khu vực như: Singapore, Hồng Công, Cao Hùng… Tiềm năng phát triển cảng trung chuyển container quốc tế Vân Phong có thể đạt tới 17,5-17,8 triệu TEU/năm. Đến nay khu kinh tế Vân Phong đã thu hút được nhiều dự án đầu tư trong và ngoài nước với vốn đăng ký khoảng 15,31 tỷ USD. Hiện nay, Khu kinh tế đang thu hút nhiều dự án với tổng vốn đầu tư lớn và có tính khả thi cao như: Trung tâm Điện lực Vân Phong có tổng vốn đầu tư 3,8 tỷ USD, Tổ hợp lọc hóa dầu 4,8 tỷ USD; kho xăng dầu ngoại quan; khu căn cứ dịch vụ hậu cần dầu khí… Việc đầu tư và phát
triển Khu kinh tế Vân Phong có vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế
Phong có khí hậu tương đối ôn hoà, cảnh quan môi trường đẹp là nơi có tiềm năng để
phát triển du lịch sinh thái, là nơi có điều kiện lý tưởng để phát triển kinh tế thủy sản.
Ở giữa là Vịnh Nha Trang, được công nhận là một trong các vịnh đẹp nhất thế giới.
Nha Trang với điều kiện thiên nhiên ưu đãi cả về vị trí, cảnh quan, khí hậu, cùng với
nền tảng về lịch sử, nhân văn của mình, Nha Trang đã trở thành một trung tâm du lịch
mang tầm cỡ quốc tế với nhiều loại hình du lịch đa dạng. Phía nam là vịnh Cam
Ranh có vị trí hết sức quan trọng về quốc phòng an ninh và phát triển kinh tế. Sân bay quốc tế Cam Ranh nằm ở trung tâm bán đảo Cam Ranh, là một trong số ít sân bay có đường băng lớn và dài ở Việt Nam hiện nay. Đồng thời có cảng Ba Ngòi là một trong
những cảng quan trọng trong hệ thống cảng biển của vùng Nam Trung Bộ, tạo điều
kiện thụân lợi để phát triển giao thương giữa Khánh Hoà với các vùng trong nước và quốc tế.
Cũng như các tỉnh vùng duyên hải Nam Trung Bộ khác có các dải đồng bằng nhỏ
hẹp, trồng trọt không phải là thế mạnh của tỉnh. Lúa vẫn chiếm diện tích lớn nhất và
được trồng tập trung tại đồng bằng Ninh Hòa và Diên Khánh. Trước đây, cây lương
thực được trồng nhiều thứ hai trong tỉnh là lúa mì, nhưng nó đã dần được thay thế
bằng cây mía, sau khi thu hoạch được bán cho các nhà máy đường ở Cam Ranh và Ninh Hòa. Sản phẩmcây ăn quả nổi tiếng nhất ở Khánh Hòa là xoài, được trồng tập
trung tại vùng đất cát Cam Lâm. Bên cạnh nông sản, tài nguyên thủy hải sản ở Khánh
Hòa rất dồi dào. Khánh Hòa có tổng trữ lượng hải sản ước tính 150.000 tấn/năm và khả năng khai thác 40-50.000 tấn/năm. Có 600 loài hải sản được các nhà khoa học xác định ở vùng biển Khánh Hòa, trong đó có hơn 50 loài cá có giá trị kinh tế cao. (Trích từ Bách khoa toàn thư mở wikipedia Tiếng Việt).