Ninh và tỉnh cạnh tranh Bình Định.
a. Lý do chọn Quảng Ninh là tỉnh có điều kiện tương đồng với Khánh Hoà.
Xét trong phạm vi cả nước, Khánh Hòa và Quảng Ninh có nhiều nét tương đồng,
nhất là những điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng và kinh tế - xã hội. Cụ thể như:
- Quảng Ninh là một đầu tàu của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, đồng thời là một trong bốn trung tâm du lịch lớn của Việt Nam.
- Một số bến cảng lớn phục vụ vận tải thuỷ ở Quảng Ninh: Cảng Cái Lân (đây là cảng nước sâu được đầu tư xây dựng thành cảng biển lớn, có công suất thông qua cảng
15 triệu tấn/năm), Cảng Vạn Gia, Cảng Cửa Ông, Cảng Hòn Nét, Cảng Mũi Chùa. - Sân bay Vân Đồn đạt tiêu chuẩn quốc tế.
- Quảng Ninh có tài nguyên du lịch đặc sắc vào loại bậc nhất của cả nước, có
nhiều bãi biển đẹp, cảnh quan nổi tiếng như vịnh Hạ Long. Với bờ biển dài, nhiều bãi biển đẹp, nhiều khu du lịch hiện đại mang tầm cỡ quốc tế.
- Tốc độ tăng trưởng GDP thời kỳ 2006 - 2010 đạt khoảng 13%, thời kỳ 2011 - 2020 khoảng 14.2%. GDP bình quân đầu người vào năm 2010 (giá so sánh năm 1994) đạt 950 USD, năm 2020 đạt trên 3.120 USD.
- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh theo hướng tăng tỷ trọng dịch vụ và công nghiệp. Cơ cấu kinh tế năm 2010 là Công nghiệp - xây dựng 46.3%; Nông - lâm - ngư
nghiệp 4.0%, Du lịch - dịch vụ 49.7%. Đến năm 2020 là: Công nghiệp - xây dựng
48.5%; Nông - lâm - ngư nghiệp 1.4%; Du lịch - dịch vụ 50.1%.
b. Lý do chọn Bình Định là tỉnh cạnh tranh với Khánh Hoà.
Như chúng ta đã biết, Bình Định và Khánh Hoà đều thuộc khu vực Nam Trung
Bộ. Bên cạnh đó Bình Định cách Nha Trang gần 230km và là tỉnh thuộc khu vực kinh
tế trọng điểm của miền Trung (gồm 5 tỉnh: Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Quảng
tiềm năng kinh tế phát triển đi đầu của khu vực Nam Trung Bộ trong đó có Nha Trang
– Khánh Hoà. Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố cảng Quy Nhơn. Đây là một
trong những thành phố phát triển nhất trong khu vực Nam Trung Bộ trong thời điểm
hiện nay. Với cơ cấu các ngành kinh tế của Quy Nhơn có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng các ngành công nghiệp dịch vụ, giảm tỉ lệ ngành nông - lâm - ngư nghiệp
trong GDP. Thu nhập bình quân đầu người năm 2011 của thành phố là 1.800
USD/người. Mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 trở thành đô thị trực thuộc TW trên hành lang Bắc - Nam và Đông – Tây; một trung tâm công nghiệp, thương mại, dịch vụ và giao dịch quốc tế có vai trò tích cực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của khu vực.
Bên cạnh đó, một lợi thế không nhỏ cho hoạt động du lịch biển Bình Định là có vị trí địa lý, hệ thống giao thông khá đồng bộ và hành lang giao thông tương đối thuận lợi,
liên hoàn, bởi hệ thống giao thông vận tải đa dạng, nối liền với cả nước, khu vực và quốc tế, du khách từ mọi miền có thể đến Quy Nhơn bao gồm cả đường bộ, đường sắt, đường hàng không và đặc biệt là đường biển vì chúng ta có cảng Quy Nhơn, một trong
những cảng biển lớn của cả nước. Hiện nay, cảng Quy Nhơn đủ khả năng để đón các
tàu khách cỡ lớn. Thời gian qua, cảng Quy Nhơn đã đón nhiều tàu du lịch và đưa hàng
ngàn du khách quốc tế lên bờ để đi tham quan các di tích, danh thắng nổi tiếng của
Bình Định. Và là một trong những mũi nhọn mang tính động lực, đột phá của tỉnh Bình
Định hiện tại và trong tương lai.
c. So sánh Khánh Hoà với các tỉnh Quảng Ninh, Bình Định và giá trị trung vị của cả nước.
(1) Thời gian đăng ký kinh doanh – số ngày (giá trị trung vị)
Đây là chỉ tiêu đo lường thời gian DN phải chở đợi để được hoàn thiện các thủ
tục giấy tờ liên quan đến thủ tục ĐKKD. Theo khoản 2 điều 15 Luật Doanh nghiệp
Việt Nam số 60/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005 quy định: “Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét hồ sơ đăng ký kinh doanh và cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ; nếu từ
thành lập doanh nghiệp biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung”. Nhưng trên thực tế thì con số này ở mỗi địa phương mỗi khác, chính vì thế mới
có sự chênh lệch giữa các tỉnh. Theo cơ chế một cửa liên thông (MCLT) thì quy trình
để một DN ĐKKD sẽ theo trình tự sau: Doanh nghiệp 0 9 -1 1 n g à y T r ả k ế t q u ả 01 ngày Bộ phận MCLT Sở KH&ĐT 05 ngày Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Cục thuế Phòng PC-13 Công an tỉnh N ộ p h ồ s ơ l iê n t h ô n g H ư ớ n g d ẫ n h ồ s ơ Doanh nghiệp Trong ngày làm việc Từ 04 đến 06 ngày sau khi nhận hồ sơ Bộ phận MCLT Sở KH&ĐT Bộ phận MCLT Sở KH&ĐT
Sau khi được cấp giấy CN ĐKKD tạm thời và hồ sơ lưu trữ sau khi hoàn tất thủ tục
Sơ đồ 2.1: Quy trình ĐKKD theo cơ chế một cửa liên thông
Nhìn chung, qua các năm chỉ sô này đều đã có nhiều thay đổi đáng mừng. Số ngày ĐKKD đã được giảm nhiều đáng kể kể từ năm 2006 đến nay.
0,00 5,00 10,00 15,00 20,00 25,00 Trung vị 20,34 15 12,25 10 10 8,5 Quảng Ninh 19,66 15 10 14 10 10 Bình Định 18,24 7 7 7 7 7 Khánh Hoà 18,55 14 8,5 7,75 10 10 2006 2007 2008 2009 2010 2011
Biểu đồ 2.4: So sánh chỉ tiêu thời gian ĐKKD – số ngày của Khánh Hoà so với Bình Định, Quảng Ninh và giá trị trung bình của cả nước
Nhìn vào biểu đồ ta thấy nổi bật nhất trong chỉ số này là tỉnh Bình Định, từ năm 2006 đến này Bình Định luôn là tỉnh có số ngày ĐKKD thấp nhất, kể cả so với giá trị
giảm hơn nửa số ngày ĐKKD từ 18,55 ngày năm 2006 xuống còn 7,75 ngày năm 2009
nhờ thực hiện tốt cơ chế cải cách thủ tục hành chính (Nghị định 30 của Chính Phủ về
cải cách thủ tục hành chính về ĐKKD). Nhưng trong 2 năm tiếp theo năm 2010, 2011 thì số ngày ĐKKD đã tăng lên con số 10 ngày bằng và cao hơn TB của cả nước do số lượng DN ĐKKD ngày càng tăng nhanh đặc biệt là các ngành du lịch, dịch vụ mà số lượng cán bộ hành chính thì không tăng. Mặt khác kỹ năng nghề nghiệp của các cán bộ
hành chính cũng chưa được đào tạo nâng cao để phù hợp hơn với cơ chế mới (như: ĐKKD qua mạng, rút ngắn giai đoạn trong các khâu trung chuyển…). Một nguyên nhân mang tính khách quan của tỉnh Khánh Hoà nữa đó là số lượng DN trong địa bàn tỉnh Khánh Hoà tăng nhanh trong những năm gần đây. Theo số lượng thống kê của
tỉnh thì hiện nay trên địa bàn tỉnh có khoảng 800 khách sạn lớn, nhỏ. Trong năm 2010
có 5.000 hồ sơ thì có 4.500 hồ sơ xử lý được. Điều này có nghĩa là gần 90% số hồ sơ được xử lý đúng hạn trong vòng 5 ngày làm việc, 10% bị trễ hạn (Theo thống kê của
Sở KH – ĐT tỉnh Khánh Hoà). Trong đó có một số nguyên nhân là do cơ sở vật chất về
CNTT còn hạn chế, còn tình trạng rớt mạng xảy ra làm chậm trễ quá trình liên lạc, quá
trình luân chuyển giấy tờ hay quá trình ĐKKD qua mạng bị hạn chế. Quá trình luân chuyển dữ kiệu từ Sở KH - ĐT qua Cơ quan thuế không khớp làm cho quá trình
ĐKKD của DN càng phức tạp và kéo dài thời gian. Bên cạnh đó còn có một nguyên nhân chủ quan nữa là do mẫu mà VCCI chọn để điều tra hàng năm quá nhỏ (>100
DN/tỉnh) và không khách quan làm độ chính xác giữa các năm không cao. Đó là một
số nguyên nhân chính dẫn tới chỉ tiêu thời gian ĐKKD của tỉnh Khánh Hoà hiện nay
vẫn còn cao hơn so với giá trị TB của cả nước và tỉnh Bình Định hay Quảng Ninh.
(2) Thời gian đăng ký kinh doanh bổ sung – số ngày (giá trị trung vị)
Chỉ tiêu này được dùng để đo lường thời gian mà DN phải chờ đợi để hoàn tất thủ
tục đăng ký kinh doanh bổ sung. Hiện nay vì nhiều lý do khác nhau mà doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh phải đăng ký bổ sung, có thể là doanh nghiệp muốn thay đổi
hình thức kinh doanh, tăng vốn đăng ký hay thay đổi ngành nghề sản xuất. Theo khoản 1 điều 26 Bộ Luật Doanh nghiệp Việt Nam về thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh
thì “Khi thay đổi tên, địa chỉ trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, mục tiêu và ngành, nghề kinh doanh, vốn điều lệ hoặc số cổ phần được quyền chào bán, vốn đầu tư
của chủ doanh nghiệp, thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp và các vấn đề khác trong nội dung hồ sơ đăng ký kinh doanh thì doanh nghiệp phải đăng ký
với cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày quyết định thay đổi”. Sau khi nhận được yêu cầu đăng ký kinh doanh bổ sung cơ quan chính
quyền liên quan có trách nhiệm xử lý đăng ký kinh doanh bổ sung nhiều nhất là 7 ngày. Trên thực tế có một số tỉnh làm đúng theo quy định còn một số tỉnh thì không nên mới
xảy ra sự chênh lệch giữa các tỉnh. Ta có thê nhận thấy cụ thể qua biểu đồ sau:
0 2 4 6 8 10 12 Trung vị 10,16 7 7 7 7 7 Quảng Ninh 10,63 10 7 7 7 10 Bình Định 6,91 3 3 3 3 7 Khánh Hoà 8,47 7 7 7 7 7 2006 2007 2008 2009 2010 2011
Biểu đồ 2.5: So sánh chỉ tiêu thời gian ĐKKD bổ sung – số ngày của Khánh Hoà so với Bình Định, Quảng Ninh và giá trị trung bình của cả nước
Đây là chỉ tiêu mà nhìn chung Khánh Hoà chỉ ở mức trung bình so với cả nước. Trong năm 2006 là năm đầu tiên đưa chỉ tiêu này vào để đánh giá hiệu quả của hoạt động hành chính trong chính quyền tỉnh nên nó có sự khác biệt so với những năm sau chưa đi vào quy luật của nó. Tuy nhiên ta vẫn thấy rằng, Quảng Ninh vẫn là tỉnh có số
ngàyĐKKD bổ sung cao nhất và cao hơn giá trị TB của cả nước. Khánh Hoà tuy số
ngày vẫn còn cao nhưng so với giá trị TB của cả nước nó vẫn thấp hơn nhiều. Số ngày
ĐKKD bổ sung của Khánh Hoà là 8,47 ngày còn TB cả nước là 10,16 ngày. Trong vòng 5 năm tiếp theo, từ năm 2007 đến năm 2011 hầu như cả 3 tỉnh đều giữ ở mức tương đối ổn định. Trong đó tỉnh Bình Định là tỉnh làm tốt nhất với số ngày trung bình
để ĐKKD bổ sung là 3 ngày, sau đó đến Khánh Hoà với 7 ngày bằng với giá trị TB cả nước và cuối cùng là tỉnh Quảng Ninh.
Qua đó chúng ta có thể thấy theo đánh giá chung của DN thì hiệu quả trong công
tác hành chính của Khánh Hoà vẫn còn thấp và thua tỉnh cạnh tranh trong khu vực là Bình Định. Nhưng so với tỉnh có điều kiện tương đồng như Quảng Ninh thì Khánh
Hoà đã làm được khá tốt và bằng so với các địa phương TB của cả nước.
(3) Tổng số giấy đăng ký và giấy phép cần thiết để chính thức hoạt động (Giá trị trung vị), kể cả giấy phép được yêu cầu bổ sung từ năm 2010.
Đây là chỉ tiêu dùng để đo lường và đánh giá số lượng các thủ tục, giấy tờ cần
thiết mà một doanh nghiệp cần thiết phải có để bắt đầu đi vào hoạt động kinh doanh. Tuy theo Luật Doanh nghiệp hiện nay số giấy tờ, thủ tục “con” đã được giảm đi rất
nhiều nhưng điều đáng tiếc là ở một số tỉnh thành UBND tỉnh cố tình tạo ra nhiều loại
giấy phép hơn. Theo thống kê của CIEM có một số tỉnh hiện này còn đến hơn 100 loại
0 0,5 1 1,5 2 2,5 3 3,5 4 4,5 5 Trung vị 3,57 2,5 2 1 2 1,05 Quảng Ninh 4,4 1 2,5 1 3 1,11 Bình Định 3,47 3 2 2 2 1 Khánh Hoà 3,32 2 1 1 2 1,05 2006 2007 2008 2009 2010 2011
Biểu đồ 2.6: So sánh chỉ tiêu tổng số giấy đăng ký và giấy phép cần thiết để chính thức hoạt động của Khánh Hoà so với Bình Định, Quảng Ninh
và giá trị trung bình của cả nước
Nhìn vào biểu đồ ta thấy, tình hình biến động qua các năm của Khánh Hoà, Bình
Định và TB cả nước đều theo một quy luật, chỉ riêng tỉnh Quảng Ninh là biến động thất thường, cứ một năm tăng lại một năm giảm. Ta có thể thấy rằng các con số này của
tỉnh Quảng Ninh biến động thất thường mà trong đó nguyên nhân chủ quan có thể là do mẫu mà VCCI chọn mỗi năm khác nhau nên tuỳ thuộc vào hình thức KD cùa DN (lớn
hay nhỏ) và ngành nghề KD của DN (là ngành nghề KD có điều kiện, dịch vụ…thì sẽ
cần nhiều giấy tờ “con” hơn). Chính vì thế àm sự đánh giá của mỗi DN sẽ khác nhau và khác qua các năm làm cho con số biến động thất thường, không theo quy luật..
Nhìn vào biểu đồ ta thấy, nhìn chung từ năm 2006 đến năm 2009 Khánh Hoà luôn là tỉnh có tổng số giấy phép, giấy ĐKKD thấp nhất kể cả so với Bình Định và TB cả
nước với tổng số giấy tờ giảm dần từ 3,32 năm 2006 xuống còn 1 năm 2009. Giai đoạn
2010 và 2011 thì do năm 2010 là năm mà các giấy tờ thủ tục ở tất cả các tỉnh thành trên cả nước đều có biến động tăng do một số quy định của Nhà nước ban hành bắt buộc
một số ngành nghề phải có thêm giấy phép KD bổ sung nên tổng số giấy đăng ký và giấy phép đều tăng. Tuy nhiên, nhìn tổng thể chỉ tiêu này Khánh Hoà là tỉnh có tổng số
giấy đăng ký và giấy phép cần thiết để chính thức hoạt động (kể cả giấy phép được yêu cầu bổ sung từ năm 2010) là thấp nhất so với Bình Định, Quảng Ninh và kể cả so với
TB cả nước.
(4) Thời gian chờ đợi để được cấp Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất (Giá trị trung vị)
Theo các kết quả nghiên cứu, để có được mặt bằng kinh doanh luôn là một trong
những khó khăn lớn nhất đối với mỗi doanh nghiệp Việt Nam khi mới thành lập. Chính
vì thế chỉ tiêu này được đưa vào trong chỉ số PCI dùng để đo lường thời gian mà doanh nghiệp phải chờ đợi để được thủ tục cấp giấp chứng nhận quyền sử dụng đất.
Chỉ tiêu này đánh giá vai trò trung gian của chính quyền tỉnh để quá trình đàm phán đất đai và đền bù dễ dàng hơn giữa doanh nghiệp và người dân địa phương. Nhưng trên
thực tế nhiều khi có sự tham gia của chính quyền tỉnh càng làm cho quá trình đàm
phám phức tạp hơn vì còn gắn theo các mục đích kinh tế xã hội như yêu cầu sử dụng lao động càng làm ảnh hưởng đến cuộc đàm phán.
0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 200 Trung vị 121,14 60 48,5 30 30 30 Quảng Ninh 123,23 60 60 150 30 60 Bình Định 76,76 52,5 60 30 30 60 Khánh Hoà 185,88 95 45 90 60 90 2006 2007 2008 2009 2010 2011
Biểu đồ 2.7: So sánh chỉ tiêu thời gian chờ đợi để được cấp Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất của Khánh Hoà so với Bình Định, Quảng Ninh và giá trị