Các yếu tố phát triển nội sinh

Một phần của tài liệu Các giải pháp cải thiện chỉ số chi phí gia nhập thị trường nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh khánh hòa (Trang 98 - 113)

Khánh Hòa là tỉnh ven biển duyên hải Nam Trung Bộ, phía Bắc giáp Phú Yên, phía Nam giáp Ninh Thuận và phía Tây giáp Đăklắc, Lâm Đồng. Diện tích toàn tỉnh

là 5.197km2, dân số 1110 nghìn người chiếm 1.58% về diện tích và 1.35% về dân số

của cả nước. Cùng với phần đất liền, Khánh Hòa còn có thềm lục địa và vùng lãnh hải rộng lớn với hơn 40 đảo lớn nhỏ nằm rải rác trên biển trong đó có quần đảo Trường Sa với vị trí rất quan trọng về quốc phòng và kinh tế của cả nước. Tỉnh có

các cảng biển Nha Trang và trong tương lai là cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong, sân bay Cam Ranh trong tương lai có thể đón nhận các máy bay Boeing và Airbus tải trọng lớn cất và hạ cánh. Bên cạnh thuận lợi về giao thông đường biển,

Khánh Hòa còn là nút giao thông quan trọng trên bộ với vị trí là điểm giao nhau của

nhiều tuyến quốc lộ như Quốc lộ 1, Quốc lộ 26, 27.

kiện tự nhiên và xã hội bao gồm khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng và nguồn lao động

tạo đà cho sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

Về mặt dân số và nguồn nhân lực, Khánh Hòa là nơi cư trú của nhiều dân tộc, trong đó người Kinh chiếm 95,5% Raglai 3,17%; Hoa 0,58%. Mật độ dân số trung

bình toàn tỉnh là 217 người/km2. Dân số phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở

thành phố Nha Trang. Dự báo quy mô dân số Khánh Hòa đến năm 2010 khoảng

1.235 nghìn người, trong đó dân số đô thị chiếm 59,9%.

3.2.3. Quan điểm và mục tiêu phát triển của tỉnh Khánh Hòa

3.2.3.1. Quan điểm phát triển

a) Xây dựng Khánh Hòa trở thành trung tâm của khu vực Nam Trung Bộ và Nam Tây Nguyên

Khai thác tối đa có hiệu quả nguồn nội lực và bằng mọi cách thu hút các

nguồn ngoại lực để nâng cao nhịp độ và chất lượng tăng trưởng trong từng ngành, từng lĩnh vực, từng vùng lãnh thổ của tỉnh; bảo đảm cho nền kinh tế tỉnh phát triển

nhanh, hội nhập và cạnh tranh có hiệu quả. Đến trước năm 2020, Khánh Hòa trở thành đô thị loại 1 trực thuộc Trung ương.

b) Đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp

hóa - hiện đại hóa, tăng nhanh khu vực có năng suất lao động cao, hiệu quả lớn;

hình thành rõ nét những sản phẩm mũi nhọn, những vùng động lực kinh tế của tỉnh

Hình thành cơ cấu kinh tế Khánh Hoà là dịch vụ, du lịch - công nghiệp - nông

lâm ngư nghiệp với sự đa dạng về quy mô vừa và nhỏ; hướng vào những điều kiện

tiên quyết tạo thế và lực cho phát triển (kết cấu hạ tầng then chốt, lĩnh vực và sản

phẩm chủ lực, công nghê và nhân lực). Cơ cấu kinh tế tạo tăng trưởng nhanh, ổn định trong thời gian dài, bền vững, đem lại công bằng, tiến bộ xã hội.

tranh như du lịch, dịch vụ, công nghiệp với giá trị quốc gia chiếm tỷ trọng và có

hàm lượng khoa học công nghệ cao (các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản...). Hình

thành 3 địa bàn động lực ở phía bắc (khu kinh tế Vân Phong), phía Nam (khu kinh

tế Cam Ranh) và giữa tỉnh là Nha Trang - trung tâm hành chính, trung tâm tài chính, du lịch và nghỉ dưỡng, giáo dục - đào tạo, khoa học công nghệ và nghiên cứu khoa

học.

c) Chú trọng tới công bằng xã hội giảm bớt sự chênh lệch mức sống giữa các

tầng lớp dân cư, giữa đô thị và nông thôn, giữa hai huyện miền núi Khánh Sơn,

Khánh Vĩnh và các khu vực miền núi dân tộc khó khăn khác của tỉnh với khu vực đô thị và các khu kinh tế.

d) Nâng cao chất lượng và chú trọng tới đào tạo nguồn nhân lực. Tăng cường

tiềm lực khoa học công nghệ của tỉnh

Chú trọng tới các chính sách phát triển và đào tạo; chính sách thu hút nguồn

nhân lực chất lượng cao từ các tỉnh, thành phố phát triển trong nước và ở nước

ngoài về xây dựng quê hương. Khuyến khích mọi người cùng làm giàu chính đáng

cho mình và xã hội; có cơ chế tạo công bằng xã hội trong phát triển giáo dục, đào tạo nhất là đào tạo đội ngũ công chức, công nhân và lao động kỹ thuật, đội ngũ

chuyên gia giỏi về công nghệ và quản lý, đội ngũ các doanh nhân.

e) Gắn phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường

f) Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với củng cố quốc phòng, an ninh chính trị, kinh tế cụ thể trên từng địa bàn đô thị, nông thôn và các khu vực khác của

tỉnh.

3.2.3.2. Mục tiêu phát triển kinh tế

Đẩy nhanh và duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn mức bình quân của

cả nước, tốc độ tăng GDP thời kỳ 2006 – 2010 khoảng 12%, thời kỳ 2011-2015 khoảng 12,5% và thời kỳ 2016-2020 khoảng 13%. GDP bình quân đầu người đạt

19,477 triệu đồng vào năm 2010, đạt 32,777 triệu đồng vào năm 2015 và đạt 56,71

triệu đồng vào năm 2020.

Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch nhanh theo hướng tăng tỷ trọng ngành dịch

vụ và công nghiệp. Tỷ trọng GDP khu vực dịch vụ sẽ tăng lên 43,5% năm 2010 và 47% vào năm 2020; khu vực công nghiệp – xây dựng theo các mốc năm trên là 43,5% và 47%. GDP khu vực nông nghiệp giảm dần từ 13% xuống 6%.

Tỷ lệ huy động vào ngân sách thời kỳ 2006 – 2010 khoảng 22%, thời kỳ 2011

– 2015 khoảng 22 – 23% và thời kỳ 2016 – 2020 khoảng 24% so với GDP.

Phát triển mạnh kinh tế đối ngoại, ổn định và mở rộng thị trường trong nước

và xuất khẩu. Tăng cường năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp chủ động và khẩn trương trong hội nhập kinh tế quốc tế. Kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân

hàng năm giai đoạn 2006 – 2010 là 18% và 2011 – 2020 khoảng 15 – 16%. Phấn đấu kim ngạch xuất khẩu đến năm 2010 đạt khoảng 1.000 triệu USD, năm 2015 đạt

khoảng 2.500 triệu USD và đến năm 2020 đạt khoảng 3.500 triệu USD.

Kết cấu hạ tầng sản xuất và xã hội được xây dựng đồng bộ, đạt tiêu chí của đô thị loại I trên phạm vi toàn tỉnh.

Tăng nhanh đầu tư toàn xã hội, giải quyết tốt quan hệ tích lũy và tiêu dùng, thu hút mạnh các nguồn vốn bên ngoài, thời kỳ 2006 – 2010 tổng vốn đầu tư xã hội đạt 38 – 40% GDP; thời kỳ 2011 – 2020 khoảng 40 – 45%.

3.3. Các giải pháp nhằm nâng cao chỉ số chi phí gia nhập thị trường của tỉnh Khánh Hoà. tỉnh Khánh Hoà.

Nâng cao chỉ số chi phí gia nhập thị trường đồng nghĩa với việc chính quyền

tỉnh phải làm thế nào để giảm thiểu thời gian hoàn thành thủ tục ĐKKD và các giấy tờ

cần thiết liên quan đến công tác khời sự kinh doanh của một doanh nghiệp. Một môi trường kinh doanh có chỉ số chi phí gia nhập thị trường cao tức là một thị trường luôn “mở cửa” chào đón các nguồn đầu tư và có tiềm năng thu hút đầu tư từ trong, ngoài

nước. Từ đó giúp đẩy mạnh sự phát triển kinh tế của địa phương lên trên cả nhiều mặt

pháp nhằm nâng cao hơn nữa chỉ số chi phí gia nhập thị trường nhằm giúp thu hút đầu tư nhiều hơn nữa về cho tỉnh. Sau đây là một số biện pháp cụ thể:

3.3.1. Hoàn thiện hơn nữa cơ chế một cửa liên thông.

a. Cơ sở áp dụng

Cơ chế này đã được ban hành vào năm 2007 và được đưa vào áp dung cho tất cả

các tỉnh trên cả nước vào năm 2008. Tuy nhiên không phải tỉnh nào cũng đạt được kết

quả như tỉnh nào mà tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế, xã hội và cách thức tiến hành của

mỗi tỉnh đã tạo nên một kết quả khác nhau. Đối với tỉnh Khánh Hoà đến nay các văn

bản pháp luật quy định về thủ tục đăng ký đầu tư còn chưa được quy định cụ thể khiến các cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương chưa có cơ sở hướng dẫn các doanh

nghiệp triển khai thực hiện. Nhiều cá nhân và tổ chức chưa tìm hiểu kỹ hoặc chưa được hướng dẫn chi tiết về quy trình làm thủ tục, chưa thành thạo trong áp dụng công nghệ

thông tin (ví dụ trường hợp nhiều người không biết tận dụng sự tiện lợi của việc ĐKKD qua mạng).

b. Biện pháp áp dụng

- Các thông tin về các thủ tục hành chính cần được niêm yết công khai tại bộ phận

một cửa nơi tiếp nhận và trao trả hồ sơ, đồng thời trên các trang web của các sở ngành

đều công bố các thủ tục hành chính, mẫu biểu chuẩn, các doanh nghiệp có thể chép, điền các thông tin theo yêu cầu mà không cần phải đến liên hệ tại bộ phận một cửa.

- Cụ thể hoá các quy định, công văn và các văn bản liên quan đến công tác ĐKKD. Để từ đó tuyền truyền, thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài…để để tổ chức và cá nhân có những hiểu biết cơ bản nhất về thủ tục, quy

trình, cơ quan giải quyết.

- Các cơ quan, bộ phận trong chính quyền cấp tỉnh tiếp tục và cố gắng duy trì dự

- Tích cực tuyên truyền, phổ biến rộng rãi để tổ chức và cá nhân có những hiểu

biết cơ bản nhất về thủ tục, quy trình, cơ quan giải quyết, áp dụng công nghệ thông tin

bằng cách: Duy trì và làm tốt hơn hình thức ĐKKD qua mạng, đầu tư cho Bộ phận thông tin ban đầu…

- Tiếp tục cập nhật, cụ thể hoá và đẩy mạnh thực hiện các văn bản của Trung ương đưa xuống. Nhanh chóng triển khai và thực hiện một cách triệt để trong các khâu

xử lý thủ tục ĐKKD, giấy tờ đất…

- Nghiên cứu, phân tích cụ thể đặc điểm vùng, miền để thiết kế, xây dựng mô

hình “một cửa liên thông” phù hợp với điều kiện của các huyện, xã miền núi, vùng sâu, hải đảo trên cở sở vẫn bảo đảm các nguyên tắc, nội dung, yêu cầu tại Quyết định 181/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

- Hoàn thành triển khai cơ chế “một cửa” ở các Sở, ngành cấp tỉnh có nhu cầu.

Tiếp tục củng cố, hoàn thiện quy trình “một cửa” tại các Sở trọng điểm (Kế hoạch và

Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Lao động – Thương binh và Xã hội).

- Cải tiến, hoàn thiện quy trình giao đất, cho thuê đất theo cơ chế “một cửa” đang

áp dụng tại Sở Tài nguyên và Môi trường theo hướng tiếp tục đơn giản hoá thủ tục, rút

ngắn thời gian giải quyết để tạo thuận lợi hơn cho tổ chức, công dân.

- Áp dụng rộng rãi hình thức đăng ký kinh doanh, đăng ký đầu tư trực tuyến

nhằm tạo thuận lợi hơn cho các tổ chức, công dân tại các sở có liên quan nhằm rút

ngắn thời gian hoàn thành hồ sơ.

c. Hiệu quả mang lại

Thông qua các biện phá này có thể giúp cho các cá nhân, tổ chức khi tham gia

ĐKKD không bị bỡ ngỡ và tốn nhiều thời gian cho các giấy tờ cần thiết, liên quan. Giảm bớt thời gian mà DN phải đi lại để chỉnh sửa, bổ sung các loại giấy tờ, làm phát

sinh chi phí cơ hội và lãng phái thời gian của DN cũng như của chính quyền địa

Đặc biệt hiện nay hầu như các tỉnh đều đã và đang áp dụng hình thức ĐKKD

qua mạng. Đây là một trong những cải cách tiến bộ nhất trong thủ tục hành chính của nước ta hiện nay, nó giúp tiết kiệm thời gian cũng như công sức cho cả 2 bên tham gia vào quy trình này.

3.3.2. Cải thiện cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin.

a. Cơ sở áp dụng

Tuy đã được đưa vào áp dụng hơn 3 năm nhưng cơ sở hạ tầng về công nghệ

thông tin vẫn còn nhiều vấn đề. Tuyđã được đầu tư nhưng chưa được đồng bộ nên còn hạn chế trong việc xây dựng cơ sở dữ liệu doanh nghiệp. Bộ dữ liệu trên cổng thông tin

này vẫn chưa được cụ thể hoá và cập nhật đầy đủ để đáp ứng nhu cầu của DN. Mặt

khác, theo cách làm truyền thống thì việc sử dụng công văn quyết định bằng giấy tờ

quá nhiều khiến việc trao đổi thông tin giữa các cấp chính quyền và giữa chính quyền

với các tổ chức, DN chậm chạp mất nhiều thời gian xử lý. Chính vì thế cần phải áp

dụng công nghệ thông tin thật nhuần nhuyễn vào quy trình xử lý để hoàn thành các thủ

tục ĐKKD một cách nhanh chóng, hiệu quả hơn. Mà muốn thế, bên cạnh việc cần có

một đội ngũ cán bộ có kỹ năng chuyên môn thì vấn đề cơ sở hạ tầng về máy móc thiết

bị cũng là vấn đề qua trọng không kém để góp phần giúp đẩy nhanh tiến độ xử lý giấy

tờ, thủ tục.

b. Biện pháp áp dụng

- Đầu tư có chất lượng hơn vào máy móc thiết bị mới phục vụ cho công tác hành chính.

- Tu sửa và bổ sung những thiết bị cần thiết phục vụ cho bộ máy hành chính. - Hình thành Bộ phận có tay nghề cao về công nghệ thông tin và có kinh nghiệm

xử lý các thắc mắc cho cá nhân, tổ chức. Bộ phận này cũng có nhiệm vụ chuyên cập

nhật các thông tin và cụ thể hoá một cách dễ hiêu, dễ sử dụng để người dân có thể dễ

- Các cơ quan trong trung tâm hành chính nối mạng nội bộ, mạng Lan, CP Net để tăng khả năng xử lý thông tin và giấy tờ qua mạng, giúp rút ngắn thời gian xử lý thủ

tục của cán bộ hành chính.

c. Hiệu quả mang lại

Biện pháp này sẽ giúp chuyên biệt hoá nhiệm vụ, giúp cho bộ phận quản lý có

thể dễ dàng kiểm soát công việc hơn. Với cơ sở vật chất đầy đủ, đáp ứng tốt cho công

tác hoàn tất thủ tục một cách nhanh gọn hơn thì công việc của một bộ phận cán bộ

hành chính cũng đỡ vất vả hơn. Bên cạnh đó, bằng cách này có thể giúp các cá nhân, tổ

chức, DN dễ dàng tiếp cận với các thông tin cần thiết nhanh hơn. Họ có thể chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ cần thiết cho loại hình kinh doanh của mình để từ đó chỉ cần

mang hồ sơ hoặc điền đầy đủ thông tin về hồ sơ nếu ĐKKD qua mạng. Quá trình này sẽ làm giảm bớt khá nhiều chi phí và phiền hà cho DN cũng như các cơ quan hành chính.

3.3.3. Đào tạo nâng cao kiến thức chuyên môn; kỹ năng giao tiếp, đặc biệt là thái độ ứng xử cho cán bộ công chức. Đặc biệt quan trọng nhất là nhân viên là thái độ ứng xử cho cán bộ công chức. Đặc biệt quan trọng nhất là nhân viên hướng dẫn thủ tục cho DN (trực tiếp, qua điện thoại hay qua mạng…)

a. Cơ sở áp dụng

Như chúng ta đã biết, tuy Nhà nước ta đã có nhiều chính sách cải cách hành chính khác nhau, kêu goi kiện toàn bộ máy quản lý hành chính nhưng tại sao đã mấy năm rồi mà vẫn không cải thiện được bao nhiêu. DN vẫn đánh giá không cao bộ máy hành chính nhà nước. Tại sao cũng cùng một quy định từ TW ban xuống như nhau mà Đà Nẵng họ làm rất tootd còn Khánh Hoà chúng ta thì càng ngày xếp hạng càng giảm.

Phải chăng do nguồn nhân lực phục vụ công các hành chính còn kém, chưa đáp ứng được nhu cầu của DN. Mặt khác, bên cạnh việc xử lý công việc còn chưa hiệu quả thì

thái độ làm việc của cán bộ công chức cũng đang là một vấn đề lớn hiện nay. Đặc biệt là đội ngũ cán bộ làm việc trực tiếp với DN.

Một phần của tài liệu Các giải pháp cải thiện chỉ số chi phí gia nhập thị trường nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh khánh hòa (Trang 98 - 113)