Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Các giải pháp cải thiện chỉ số chi phí gia nhập thị trường nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh khánh hòa (Trang 92 - 96)

Bên cạnh kết quả đạt được đó thì vẫn còn những hạn chế còn tồn tại làm cho chỉ số CP gia nhập thị trường của Khánh Hoà nhìn chung thì khá cao nhưng so với

mặt bằng chung thì mới chỉ ở mức xấp xỉ trung vị mà thôi. Trong đó phải kể đến một

số nguyên nguyên nhân là do trong chỉ số này vẫn còn tồn tại một số chỉ tiêu tuy đã có những cải cách hành chính để sửa đổi nhưng vẫn chưa mang lại nhiều hiệu quả

làm cho tình hình chung chưa tốt. Qua những phân tích cụ thể ở trên ta có thể tồng

kết lại một số chỉ tiêu và nguyên nhân của nó như sau:

Thứ nhất: Chỉ tiêu thời gian ĐKKD vẫn còn kéo dài trong vòng 10 ngày do: - DN còn phải mất nhiều thời gian để tìm hiểu về các thủ tục, giấy tờ ĐKKD và hoàn thành chúng.

- Trình độ kê khai các loại giấy tờ của DN nhiều khi còn hạn chế, làm mất thời gian đi lại để sửa đổi, bổ sung.

- ĐKKD trên mạng vẫn còn nhiều bất cập như: nhiều khi còn rớt mạng, làm cổng thông tin liên hệ giữa DN và chính quyền bị nghẽn, không liền mạch.

- Số lượng DN ĐKKD trong tỉnh Khánh Hoà mỗi năm lại tăng lên khá nhiều mà số lượng cán bộ hành chính thì không tăng nên hiệu quả công việc kém, kéo dài thời

gain xử lý hồ sơ.

- Sự liên hệ giữa các Sở như Sở KH – ĐT và Chi cục Thuế (để cấp mã số thuế)

còn chưa khớp với nhau, dữ liệu truyền qua 2 cơ quan này nhiều khi còn không thống

nhất làm cho DN phải chờ đợi thêm nhiều thời gian mới hoàn tất được.

Thứ hai: chỉ tiêu % DN cần thêm giấy phép KD khác. Đây là chỉ tiêu mới được đưa vào từ năm 2010 nhưng chính nó đã đưa ra cho chúng ta thấy thêm một thực

trạng nữa trong các thủ tục ĐKKD là hiện tại còn quá nhiều loại giấy tờ, giấy phép

“con” mà các DN cần phải có mới được phép hoạt động. Nguyên nhân cũng do Khánh Hoà là địa phương có nền kinh tế phát triển thiên về các ngành du lịch và dịch

vụ mà những ngành này là những ngành đặc thù cần rất nhiều loại giấy phép KD các

ngành nghề đặc biệt mới có thể đi vào hoạt động. Đây chính là sự khác biệt mà Khánh Hoà và các tỉnh còn lại có sự chênh lệch về chỉ tiêu này.

Thứ ba: chỉ tiêu thời gian chờ đợi để được cấp giấy CN Quyền sử dụng đất. Trong đó có một số nguyên nhân như:

- Thời gian giải quyết tranh chấp, giải toả, đền bù hiện tại của Khánh Hoà còn quá lâu.

- Nhân lực của Sở Tài nguyên & Môi trường hiện tại còn thiếu cả về số lượng

lẫn chuyên môn, nghiệp vụ.

- Các thủ tục liên quan đến đất đai còn rườm ra, phức tạp.

Trên đây là một số chỉ tiêu thành phần có “chất lượng” chưa tốt làm cho tổng điểm số CP gia nhập thị trường của tỉnh Khánh Hoà còn thấp và một số nguyên nhân gây nên tình trạng đó. Đó cũng chính là một số “vướng mắc” còn tồn tại trong bộ

máy hành chính của Khánh Hoà cũng như một số yếu kém của DN. Để từ những tồn

tại này chúng ta có thể đưa ra các giải pháp thích hợp và thiết thực hơn để giúp cải

thiện chỉ số CP gia nhập thị trường của tỉnh nói riêng và chỉ số PCI của tỉnh nói

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Đầu tiên, để đánh giá về thực trạng một vấn đề ta đều phải xem xét đến các yếu

tố khách quan ảnh hưởng đến nó như thế nào. Chính vì thế trong chương này, để tìm hiểu rõ hơn về thực trạng chỉ số chi phí gia nhập thị trường của tinh Khánh Hoà thì ta phải tìm hiểu về các điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội tỉnh trong những năm gần đây. Qua đó chúng ta thấy, Khánh Hoà cũng là một trong những vùng kinh tế trọng điểm, là trung tâm phát triển về kinh tế ngành dịch vụ và du lịch của Vùng Nam Trung Bộ. Khánh Hoà được thiên nhiên ưu đãi về cả thiên nhiên lẫn con người nên đó là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế.

Tuy nhiên, qua những nghiên cứu và tổng hợ của VCCI về NLCT của tỉnh trong

những năm gần đây thì kết quả mà Khánh Hoà đạt được cũng chưa phải là cao. So với cả nước Khánh Hoà thuộc nhóm khá và tương đối khá còn so với các tỉnh Duyên Hải miền Trung thì Khánh Hoà vẫn thuộc top đứng sau của vùng. Trong chương này

tiến hành đi sâu vào phân tích điểm số và xếp hạng của chỉ số chi phí gia nhập thị trường của tỉnh giai đoạn 2005 – 2011 dựa trên số liệu và báo cáo của VCCI công bố. Đồng thời so sánh chỉ số của tỉnh với cả nước, các tỉnh khu vực Duyên Hải miền

Trung và một số tỉnh đặc trưng để từ đó nhằm rút ra bài học kinh nghiệm và giải pháp

cải thiện chỉ số cho tỉnh mình.

Tóm lại, thông qua chương này chúng ta đã phân tích thực trạng chỉ số PCI nói

chung và chỉ số chi hí gia nhập thị trường nói riêng của tỉnh Khánh Hoà để từ đó thấy được những gì đã làm được và chưa làm được của tỉnh trong giai đoạn 2005 – 2011.

Để từ đó chúng ta có thể đưa ra những giải pháp cho phù hợp với điều kiện hiện nay của tỉnh giúp cải thiện NLCT của tỉnh trong thời gian tới.

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM CẢI THIỆN

CHỈ SỐ CHI PHÍ GIA NHẬP THỊ TRƯỜNG

Một phần của tài liệu Các giải pháp cải thiện chỉ số chi phí gia nhập thị trường nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh khánh hòa (Trang 92 - 96)