CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THANH TRA, GIÁM SÁT HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƢƠNG ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG
1.2. Các phương thức thanh tra, giám sát hoạt động tín dụng của Ngân hàng
1.2.2. Thanh tra tại chỗ
Thanh tra tại chỗ là phương thức thanh tra trực tiếp để kiểm tra, đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của TCTD, thông qua việc xem xét trực tiếp các sổ sách, hồ sơ, tài liệu của từng lĩnh vực thanh tra, đưa ra những kết luận, kiến nghị trên cơ sở những chứng cứ cụ thể nhằm đưa hoạt động của TCTD đi theo các mục tiêu quản lý đã xác định.
* Mục đích của thanh tra tại chỗ
- Phát hiện những sơ hở, bất cập trong công tác quản lý, điều hành, cơ chế, chính sách, quy định của pháp luật liên quan đến tiền tệ và ngân hàng để kiến nghị cấp có thẩm quyền chấn chỉnh, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các cơ chế, chính sách của Nhà nước và ngành Ngân hàng.
- Phát hiện, phòng ngừa và xử lý kịp thời các rủi ro có nguy cơ gây mất an toàn trong hoạt động; phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật; góp phần đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tội phạm trong ngành Ngân hàng và tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng trên địa bàn.
- Góp phần đảm bảo việc chấp hành quy định của pháp luật về tiền tệ,
ngân hàng, phòng chống rửa tiền, tài trợ khủng bổ, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước và trật tự, kỷ cương trong lĩnh vực thuộc phạm vi trách nhiệm quản lý của NHNN chi nhánh; đảm bảo sự an toàn, lành mạnh của các TCTD trên địa bàn tỉnh. Trên cơ sở đó, đánh giá rủi ro và nguy cơ rủi ro trong hoạt động tiền tệ, ngân hàng và ngoại hối của các TCTD.
* Hình thức hoạt động thanh tra
Hình thức thanh tra ngân hàng đã được quy định cụ thể tại Khoản 2 Điều 15 Nghị định 26/2014/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng. Theo đó, hình thức thanh tra ngân hàng được thực hiện thông qua 02 hình thức:
- Thanh tra theo kế hoạch được tiến hành theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt: Hàng năm, căn cứ văn bản hướng dẫn xây dựng Kế hoạch thanh tra hàng năm của Thanh tra chính phủ, CQTTGS ngân hàng xây dựng Kế hoạch thanh tra trình Thống đốc NHNN phê duyệt kế hoạch thanh tra nhằm định hướng chung cho chương trình thanh tra ngành ngân hàng trong năm. Căn cứ vào kế hoạch thanh tra năm đã được Thống đốc NHNN phê duyệt, căn cứ vào tình hình tế hoạt động của hệ thống các NHTM trên địa bàn, Thanh tra, giám sát chi nhánh xây dựng kế hoạch thanh tra trình Giám đốc NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố thành phố trực thuộc trung ương phê duyệt nhằm định hướng chương trình thanh tra trong năm đối với các NHTM trên địa bàn.
- Thanh tra đột xuất được tiến hành khi phát hiện đối tượng thanh tra ngân hàng có dấu hiệu vi phạm pháp luật, phát sinh rủi ro, nguy cơ đe dọa sự an toàn, lành mạnh của đối tượng thanh tra ngân hàng, theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, phòng, chống rửa tiền, phòng, chống tài trợ khủng bố hoặc do Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước
có thẩm quyền giao.
* Nội dung của hoạt động thanh tra tại chỗ của NHNN đối với các NHTM
Tùy theo yêu cầu của mỗi cuộc thanh tra mà Cơ quan thanh tra, giám sát - NHNN có thể tiến hành thanh tra toàn diện (theo diện rộng) hoặc thanh tra chuyên đề (theo diện hẹp). Tuy nhiên, về cơ bản thì thanh tra tại chỗ tại các NHTM thường tiến hành trên các nội dung chủ yếu sau:
- Thanh tra, đánh giá thực trạng tài chính, kết quả kinh doanh: qua thanh tra cần xem xét, đánh giá thực trạng thu nhập, chi phí, kết quả kinh doanh trên cơ sở đánh giá chất lượng tài sản; Việc chấp hành quy định của pháp luật đối với việc hạch toán lãi và phí phải thu, chi phí khuyến mại, quảng cáo, môi giới, hoa hồng và các khoản chi lương, thù lao…
- Thanh tra quản trị, điều hành và hệ thống kiểm soát, kiểm toán nội bộ:
qua thanh tra cần đánh giá việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản trị, điều hành và hệ thống kiểm soát, kiểm toán nội bộ theo quy định của pháp luật; Việc ban hành các chính sách, quy định nghiệp vụ, quy định nội bộ; tổ chức giám sát, kiểm tra triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách, quy định pháp luật của Nhà nước, chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước và các chính sách nội bộ, quyết định, nghị quyết của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên và các nội dung cần thiết khác nếu có liên quan.
- Thanh tra hoạt động cấp tín dụng, phân loại nợ và xử lý rủi ro: cần đánh giá việc chấp hành các quy định của pháp luật về cấp tín dụng, đánh giá những tồn tại chung trong hoạt động của chi nhánh về thẩm định về quyết định cho vay; Về kiểm tra, giám sát vốn vay; Về hồ sơ vay vốn; Về tài sản đảm bảo; Đánh giá về hoạt động bảo lãnh; Việc cho vay với các chương trình, chính sách tín dụng; Việc chấp hành các quy định của pháp luật về phân loại nợ, trích lập dự phòng; cơ cấu lại nợ, miễn giảm lãi vay; Các quy định liên quan đến hoạt động tín dụng như về
thu phí, lãi suất cho vay và giải ngân bằng tiền mặt…
- Thanh tra việc chấp hành quy định về huy động vốn: Đánh giá việc chấp hành các quy trình nghiệp vụ huy động vốn; các quy định về lãi suất vốn huy động vốn bằng VNĐ và ngoại tệ, chi trả lãi suất tiền gửi rút trước hạn, chi hoa hồng môi giới trong huy động vốn.
- Thanh tra việc chấp hành quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền, chống tài trợ khủng bố: việc triển khai, chấp hành các văn bản về phòng, chống rửa tiền, chống tài trợ khủng bố; Việc áp dụng các biện pháp nhận biết khách hàng; kiểm tra việc cập nhật thông tin nhận biết khách hàng; kiểm tra việc xác minh thông tin nhận biết khách hàng; kiểm tra việc phân loại khách hàng; Kiểm tra việc đánh giá mức độ rủi ro; kiểm tra việc giám sát đặc biệt các giao dịch, giao dịch có giá trị lớn, báo cáo giao dịch chuyển tiền điện tử, giao dịch đáng ngờ, báo cáo cung cấp thông tin cho NHNN; Kiểm tra hệ thống công nghệ thông tin (phần mềm) đã được đồng bộ hóa đối với việc phân tích giao dịch, hỗ trợ sàng lọc các giao dịch đáng ngờ, giao dịch lớn nhằm đưa ra cảnh báo…
- Thanh tra hoạt động kinh doanh ngoại hối và kinh doanh vàng, chuyển tiền một chiều: đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật về hoạt động mua bán ngoại tệ, trạng thái ngoại tệ, hoạt động ngoại hối, cung ứng giao dịch hối đoái; chuyển tiền một chiều ra nước ngoài; Chấp hành các quy định của pháp luật về kinh doanh vàng (giữ hộ, phát hành giấy tờ có giá, trạng thái vàng, cầm cố, ký quỹ.
- Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định về đảm bảo an toàn cho hoạt động thanh toán điện tử cũng như các thiết bị đọc thẻ trong quá trình cung ứng dịch vụ, việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán, thẻ tín dụng, việc cung ứng dịch vụ thanh toán, việc chấp hành chỉ đạo của NHNN về giảm phí dịch vụ thanh toán: đánh giá việc ban hành các văn bản nội bộ về phát hành,
thanh toán thẻ; quy trình quản lý rủi ro và đảm bảo an toàn trong thanh toán thẻ; Quy định và áp dụng các biện pháp bảo đảm an toàn, bảo mật trong quá trình mở và sử dụng tài khoản thanh toán…
- Thanh tra về công tác phòng chống tham nhũng, chấp hành các quy định về an toàn kho quỹ: đánh giá việc thành lập, kiện toàn, ban hành quy chế hoạt động, triển khai thực hiện nhiệm vụ của Ban chỉ đạo (Tiểu ban chỉ đạo) phòng chống tham nhũng và tội phạm; việc xử lý tin báo, giải quyết tố cáo về hành vi tham nhũng trong nội bộ theo chức năng quản lý nhà nước; việc thực hiện quy định về công khai, minh bạch trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị; công tác quy hoạch, luân chuyển cán bộ….
- Thanh tra việc thực hiện Kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra, kiểm tra, kiểm toán và kết quả chỉnh sửa, khắc phục sau thanh tra, kiểm tra, kiểm toán; việc chấp hành các văn bản chỉ đạo, cảnh báo của NHNN.
- Thanh tra các nội dung khác (nếu có) do người ra quyết định thanh tra quyết định.
* Chỉ tiêu đánh giá thanh tra ngân hàng
Dựa trên phần nội dung của hoạt động thanh tra, sau khi kết thúc mỗi cuộc thanh tra thì số vi phạm, tồn tại, kiến nghị, xử lý phát hiện qua từng nội dung thanh tra sẽ là các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cuộc thanh tra ngân hàng (tuy nhiên đây chỉ là các chỉ tiêu tương đối, do mẫu số của mỗi cuộc thanh tra là khác nhau).
* Quy trình thanh tra
Quy trình thanh tra tại chỗ là trình tự, thủ tục và các bước tiến hành của Đoàn thanh tra khi tiến hành một cuộc thanh tra tại đối tượng thanh tra. Quy trình thanh tra có ý nghĩa rất quan trọng đối với công tác thanh tra tại chỗ, bởi nó là khung pháp lý, là cơ sở để các Đoàn thanh tra hoạt động. Các giai đoạn trong quy trình thanh tra tại chỗ có liên quan mật thiết đến nhau, giai đoạn
trước tạo tiền đề cho giai đoạn sau, giai đoạn sau nhằm tiếp tục và hoàn thiện các công việc của giai đoạn trước, đảm bảo cho cuộc thanh tra đạt được mục đích, yêu cầu. Việc xác định được rõ các công việc phải thực hiện trong từng giai đoạn của quy trình thanh tra góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng công tác thanh tra tại chỗ.
Hiện nay, quy trình thanh tra đối với các NHTM được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 36/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của NHNN ban hành quy định về trình tự, thủ tục thanh tra chuyên ngành Ngân hàng; Sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 10/2019/TT-NHNN ngày 31/7/2019.
Trình tự, thủ tục tiến hành cuộc thanh tra theo Kế hoạch thanh tra được tiến hành theo các giai đoạn sau:
- Giai đoạn 1: Chuẩn bị thanh tra gồm các bước thu thập thông tin, tài liệu, nắm tình hình trước khi ra quyết định thanh tra Báo cáo kết quả thu thập thông tin, tài liệu, nắm tình hình Ra Quyết định thanh tra Xây dựng, phê duyệt và phổ biến kế hoạch tiến hành thanh tra Xây dựng đề cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo Thông báo về việc công bố quyết định thanh tra.
- Giai đoạn 2: Tiến hành thanh tra gồm các bước Công bố quyết định thanh tra tiến hành thanh tra trực tiếp tại đơn vị được thanh tra Báo cáo tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ thanh tra Kết thúc việc tiến hành thanh tra tại đơn vị được thanh tra.
- Giai đoạn 3: Kết thúc thanh tra gồm các bước Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ của thành viên Đoàn thanh tra Xây dựng báo cáo kết quả thanh tra của Đoàn thanh tra Xem xét báo cáo kết quả thanh tra của Đoàn thanh tra Xây dựng Dự thảo kết luận thanh tra Ký và ban hành kết luận thanh tra.
Trình tự, thủ tục tiến hành cuộc thanh tra đột xuất được tiến hành theo các giai đoạn sau: Khi có căn cứ tiến hành thanh tra đột xuất, người có thẩm
quyền ra quyết định thanh tra ban hành quyết định thanh tra đột xuất tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Trình tự, thủ tục cuộc thanh tra đột xuất tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện theo các giai đoạn của cuộc thanh tra theo kế hoạch, chỉ khác về căn cứ thanh tra đột xuất.
Sau khi có Kết luận thanh tra, Trưởng Đoàn thanh tra có trách nhiệm tổ chức họp Đoàn thanh tra để trao đổi, rút kinh nghiệm về hoạt động của Đoàn thanh tra, bình bầu cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện nhiệm vụ thanh tra để đề nghị Người có thẩm quyền khen thưởng (nếu có) và thực hiện việc bàn giao hồ sơ thanh tra. Hồ sơ thanh tra được bàn giao cho cơ quan quản lý trực tiếp Trưởng đoàn thanh tra; trường hợp mà Người ra quyết định thanh tra không phải là Thủ trưởng cơ quan trực tiếp quản lý Trưởng Đoàn thanh tra, thì Trưởng Đoàn thanh tra báo cáo Người ra quyết định thanh tra để xin ý kiến chỉ đạo bàn giao hồ sơ thanh tra cho cơ quan có thẩm quyền.