CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THANH TRA, GIÁM SÁT HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƢƠNG ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG
1.4. Kinh nghiệm về thanh tra, giám sát hoạt động tín dụng của Ngân hàng
1.4.2. Kinh nghiệm về thanh tra, giám sát hoạt động tín dụng của Ngân hàng Nhà nước đối với ngân hàng thương mại trong nước
* Kinh nghiệm về hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng đối với ngân hàng thương mại của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Hải Dương
Tính đến ngày 31/12/2022, tổng nguồn vốn huy động của các NHTM trên địa bàn tỉnh Hải Dương đạt 164.307 tỉ đồng, tăng 8,1% so với năm 2021.
Trong đó, nguồn vốn huy động trên 12 tháng tăng 0,9%; tiền gửi bằng đồng Việt Nam tăng 9%; tiền gửi dân cư vẫn chiếm ưu thế với tỉ trọng 85% tổng nguồn huy động trên địa bàn, đạt 139.661 tỉ đồng, tăng 7%; tiền gửi từ các tổ chức kinh tế đạt 15.082 tỉ đồng, giảm 13%.
Tổng dư nợ tín dụng tăng mạnh so với cuối năm trước, đạt 123.018 tỉ đồng, tăng 15,4%. Trong đó, dư nợ ngắn hạn tăng 18,4%; dư nợ trung, dài hạn tăng 8,3%; dư nợ cho vay ngoại tệ giảm 8,3%. Dư nợ tín dụng tăng trưởng bứt phá ngay từ những tháng đầu năm, tăng 10% so với chỉ tiêu đề ra.
Tín dụng tiếp tục tập trung vào các ngành nghề, lĩnh vực ưu tiên, sản xuất kinh doanh theo chỉ đạo của Chính phủ và của Ngành. Nợ xấu nội bảng chiếm 0,74% tổng dư nợ tín dụng.
NHNN chi nhánh tỉnh Hải Dương đã tổ chức thực hiện một số biện pháp để nâng cao công tác thanh tra, giám sát ngân hàng đối với NHTM trên địa bàn là:
- Tích cực phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương triển khai cơ chế, chính sách, các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho người dân, doanh nghiệp; tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành liên quan đẩy nhanh tiến độ xử lý tài sản bảo đảm, thu
hồi nợ, ngăn chặn, đẩy lùi tín dụng đen và các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động ngân hàng.
- Đổi mới nhận thức về công tác thanh tra ngân hàng: thay đổi nhận thức của cán bộ thanh tra về việc đang chuyển dần từ thanh tra tuân thủ sang thanh tra trên cơ sở rủi ro để định hướng, và giúp cán bộ thanh tra hiểu rõ bản chất của công việc thanh tra là hỗ trợ TCTD phát hiện, cảnh báo rủi ro, đưa ra khuyến nghị để hạn chế rủi ro.
- Quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ: Để nâng cao chất lượng và hiệu quả của TTGSNH, việc phát triển đội ngũ cán bộ thanh tra, giám sát đủ về số lượng và có trình độ nghiệp vụ cao, có phẩm chất đạo đức tốt, được trang bị đầy đủ kiến thức về pháp luật, quản lý và các công cụ thực thi nhiệm vụ là một yêu cầu cấp thiết. Đây chính là nhân tố chính quyết định chất lượng, hiệu quả công tác thanh tra. Vì vậy, trong công tác cán bộ chi nhánh luôn quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ cho đội ngũ thanh tra.
* Kinh nghiệm về hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng đối với ngân hàng thương mại của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Thanh Hóa
Với số lượng các TCTD thuộc phạm vi quản lý nhiều (114 đơn vị), quy mô hoạt động ngày càng lớn, mạng lưới trải khắp 27 huyện, thị, thành phố trong đó có 11 huyện miền núi, lực lượng cán bộ của Thanh tra, giám sát là 21 người trong đó cán bộ nữ chiếm 70%. Tuy vậy, vượt qua những khó khăn, thách thức, Thanh tra, giám sát Chi nhánh đã cố gắng cải tiến về phương pháp tổ chức, chỉ đạo chuyên sâu cũng như việc bố trí nhân lực cho từng cuộc thanh tra có trọng tâm, trọng điểm. Năng lực, trình độ của cán bộ thanh tra Chi nhánh ngày càng được nâng cao, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đặt ra.
NHNN tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức thực hiện một số biện pháp để nâng cao công tác thanh tra, giám sát ngân hàng đối với các NHTM trên địa bàn là:
- Bên cạnh việc thanh tra theo kế hoạch, Thanh tra, giám sát Chi nhánh đã đổi mới các hình thức thanh tra, kiểm tra như tăng cường thanh tra, kiểm tra đột xuất; Chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra tiếp tục được nâng cao đảm bảo tính hiệu lực, hiệu quả. Kết luận thanh tra, kiểm tra đã đánh giá và kết luận rõ ràng, có căn cứ các sai phạm, tồn tại, quy trách nhiệm đúng người, đúng việc đồng thời đã có nhiều kiến nghị xử lý chặt chẽ, rõ ràng, có tính khả thi với đối tượng thanh tra để khắc phục, chấn chỉnh kịp thời các sai phạm, nhằm đảm bảo sự tuân thủ pháp luật trong quá trình hoạt động của các TCTD trên địa bàn, góp phần nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước về hoạt động tiền tệ và ngân hàng trên địa bàn; Các hành vi vi phạm hành chính được phát hiện và xử lý kịp thời, đúng thẩm quyền và trình tự thủ tục theo quy định.
- Công tác phân tích giám sát cũng được nâng cao về chất lượng. Báo cáo phân tích giám sát ngày càng sâu sắc và toàn diện hơn, thực hiện tốt vai trò phát hiện, cảnh báo sớm các rủi ro của các TCTD. Nhiều kết quả phân tích giám sát được sử dụng có hiệu quả cho công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động.
- Công tác quản lý các TCTD được thực hiện nghiêm túc, đúng quy định. Các tổ và cán bộ được phân công quản lý các TCTD đã tổ chức nắm bắt thông tin, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác quản lý nhà nước đối với các TCTD. Tổ chức thẩm định đúng và kịp thời các đề nghị của các TCTD về mở rộng phát triển mạng lưới, bổ nhiệm lại cán bộ. Đơn vị cũng đã tham mưu kịp thời cho Giám đốc chỉ đạo các TCTD thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của NHNN trong việc thực hiện các chính sách về tiền tệ tín dụng và hoạt động ngân hàng trên địa bàn. Bên cạnh đó, Thanh tra, giám sát cũng đã tham mưu cho Giám đốc làm tốt công tác giải quyết khiếu nại tố cáo và phòng chống tham nhũng trong ngành ngân hàng trên địa bàn.