Công tác giám sát hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại tại Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu Thanh tra, giám sát hoạt Động tín dụng của các ngân hàng thương mại tại ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh vĩnh phúc (Trang 76 - 79)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG THANH TRA, GIÁM SÁT HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC CHI NHÁNH TỈNH VĨNH PHÚC

2.3. Thực trạng thanh tra, giám sát hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại tại Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc

2.3.1. Công tác giám sát hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại tại Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc

a) Quy trình giám sát hoạt động tín dụng

Quy trình giám sát hoạt động tín dụng được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 08/2022/TT-NHNN ngày 30/6/2022 của NHNN ban hành quy định về trình tự, thủ tục giám sát ngân hàng. Trên cơ sở đó, tại NHNN chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc đã xây dựng quy trình giám sát hoạt động tín dụng của các NHTM như sau:

Hình 2.5. Sơ đồ quy trình giám sát hoạt động tín dụng tại NHNN chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc

(Nguồn: Quy trình giám sát hoạt động tín dụng tại NHNN chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc)

• Thu thập tài liệu thông tin dữ liệu

• Tiếp nhận và duyệt báo cáo trên hệ thống thông tin báo cáo thống kê

• Xử lý dữ liệu

• Thực hiện phân tích số liệu

• Lưu trữ tài liệu, thông tin, dữ liệu Bước 1:

Thu thập, tổng hợp, xử lý tài liệu,

thông tin, dữ liệu

• Đánh giá việc chấp hành các quy định về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng, các quy định về chế độ báo cáo thống kê...

• Tình hình huy động vốn

• Tình hình sử dụng vốn

• Tình hình nợ xấu và xử lý nợ xấu

• Kết quả hoạt động kinh doanh

• Sau khi phân tích, lập báo cáo giám sát an toàn vi mô đối với từng chi nhánh ngân hàng: hoạt động này được lập định kỳ hàng quý hoặc theo yêu cầu của lãnh đạo

Bước 2:

Phân tích, đánh giá về đối tượng

giám sát

• Trên cơ sở các báo cáo giám sát an toàn vi mô đối với các ngân hàng, cán bộ giám sát xem xét trình Ban lãnh đạo Thanh tra chi nhánh về hình thức khuyến nghị, cảnh báo hay xử phạt hành chính theo quy định các lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro có nguy cơ gây mất an toàn trong hoạt động hoặc dẫn đến vi phạm pháp luật về tiền tệ và ngân hàng của đối tượng giám sát ngân hàng.

Bước 3:

Đề xuất các hành động can thiệp,

chỉnh sửa

• Giám sát sau thanh tra khi nhận được kết luận thanh tra về đối tượng giám sát ngân hàng từ đơn vị thực hiện thanh tra ngân hàng

Bước 4:

Theo dõi việc thực hiện kết luận thanh

tra, kiểm tra

b) Nội dung, chỉ tiêu đánh giá giám sát hoạt động tín dụng

- Giám sát tuân thủ: Một trong những chức năng chính của giám sát tuân thủ là nhằm đánh giá việc tuân thủ các quy định của pháp luật, bao gồm việc chấp hành các quy định về báo cáo thống kê, các quy định về các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng, các quy định khác của pháp luật về tiền tệ và ngân hàng có liên quan.

- Giám sát rủi ro hoạt động tín dụng: tại chi nhánh tập trung vào việc phân tích tình hình hoạt động của các TCTD từ đó đưa ra những nhận định, đánh giá trên cơ sở phân tích một số chỉ tiêu như:

 Cơ cấu cấp tín dụng: tỷ trọng cấp tín dụng lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như bất động sản, tốc độ tăng trưởng của tín dụng đối với lĩnh vực này qua các năm, so sánh với các đơn vị khác trên địa bàn; Các khoản cho vay nội bộ, cho vay công ty con, các khoản cho vay với dư nợ lớn, sự tập trung tín dụng vào một số khách hàng/sản phẩm/ngành.

 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tài sản: Nợ xấu được xử lý bằng dự phòng/Tổng dư nợ; Nợ xấu phát sinh mới/Nợ nhóm 1 + Nợ nhóm 2 kỳ trước;

Dự phòng chung/Nợ nhóm 1, 2; Dự phòng cụ thể/tổng nợ xấu; % chi phí dự phòng/tổng nợ xấu… so sánh tốc độ tăng giảm và so sánh với các đơn vị khác.

 Các chỉ số về rủi ro tín dụng: Nợ xấu/Tổng dư nợ cấp tín dụng, Nợ xấu đã được xử lý bằng dự phòng/Tổng dư nợ cấp tín dụng; Nợ xấu phát sinh mới/Nợ trong hạn; Nợ xấu đã được cơ cấu lại/Nợ xấu; Nợ xấu đã được thu hồi/Nợ xấu; Tổng dư nợ cấp tín dụng cho khách hàng lớn/Tổng dư nợ cấp tín dụng; Dư nợ cấp tín dụng theo từng ngành kinh tế/Tổng dư nợ cấp tín dụng;

Nợ xấu theo ngành kinh tế/Tổng dư nợ cấp tín dụng; Dự phòng chung/Tổng dư nợ cấp tín dụng; Tổng dư nợ cấp tín dụng/Tổng tài sản; Số khách hàng nợ quá hạn/Tổng số khách hàng; Lãi dự thu/Tổng dư nợ cấp tín dụng; Nợ xấu được xử lý bằng TSĐB/Nợ xấu.

 Các chỉ tiêu đánh giá về hiệu quả hoạt động (Tổng chi phí/Tổng thu nhập; Thu nhập lãi/Tổng thu nhập; Chi phí dự phòng rủi ro/Tổng chi phí;…).

- Phân tích, đánh giá chất lượng tín dụng: Theo dõi diễn biến và mức độ biến động ở các kỳ trước so với hiện nay, đánh giá nguyên nhân của sự biến động đó; Phát hiện, cảnh báo các yếu tố tác động, xu hướng biến động tiêu cực, rủi ro gây mất an toàn hoạt động, các rủi ro, nguy cơ dẫn đến vi phạm pháp luật về tiền tệ ngân hàng đối với từng tổ chức tín dụng.

- Xử lý kết quả giám sát: Sau khi phân tích, đánh giá đối tượng giám sát, kết quả giám sát thể hiện dưới hình thức chỉ tiêu định lượng của đối tượng giám sát vượt ngưỡng cảnh báo, phản ánh các rủi ro tiềm ẩn; TTGS thực hiện các biện pháp xử lý trong giám sát bao gồm: khuyến nghị, cảnh báo, xử phạt theo quy định của pháp luật, kiến nghị cấp có thẩm quyền các biện pháp xử lý giám sát ngân hàng theo quy định của pháp luật.

- Theo dõi, đôn đốc sau giám sát: Cán bộ giám sát theo dõi, đôn đốc, thu thập các thông tin, tình hình về tiến độ, kết quả và khó khăn, vướng mắc liên quan đến việc thực hiện các khuyến nghị, cảnh báo, đánh giá kết quả thực hiện khuyến nghị.

Một phần của tài liệu Thanh tra, giám sát hoạt Động tín dụng của các ngân hàng thương mại tại ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh vĩnh phúc (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)