Thực trạng thanh tra, giám sát hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại tại Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu Thanh tra, giám sát hoạt Động tín dụng của các ngân hàng thương mại tại ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh vĩnh phúc (Trang 83 - 93)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG THANH TRA, GIÁM SÁT HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC CHI NHÁNH TỈNH VĨNH PHÚC

2.3. Thực trạng thanh tra, giám sát hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại tại Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc

2.3.3. Thực trạng thanh tra, giám sát hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại tại Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc

2.3.3.1. Hoạt động giám sát

Mỗi cán bộ giám sát được cấp một tài khoản để truy cập và duyệt báo cáo theo quy định. Cán bộ tin học sẽ thực hiện phân quyền khai thác, kiểm duyệt các biểu thống kê cho cán bộ giám sát theo đối tượng giám sát căn cứ bảng phân công nhiệm vụ được giao. Ngoài ra, do nhu cầu thông tin phục vụ giám sát hàng ngày càng nhiều để đáp ứng với sự phát triển ngày càng đa dạng của hệ thống ngân hàng nên trong từng giai đoạn, từng thời kỳ, cán bộ giám sát có thể chủ động xây dựng mẫu biểu yêu cầu chi nhánh NHTM báo cáo theo mục đích cụ thể để phục vụ cho hoạt động giám sát trình người có thẩm quyền.

Nếu phát hiện tài liệu, thông tin, dữ liệu bị thiếu, lỗi, sai hoặc không phù hợp, đơn vị thực hiện giám sát ngân hàng yêu cầu đối tượng giám sát ngân hàng có báo cáo giải trình kịp thời và gửi lại thông tin chính xác theo các hình thức tiếp xúc đối tượng giám sát ngân hàng như trao đổi ngay với ngân hàng thông qua email, điện thoại hoặc văn bản chính thức. Thông qua phản hồi từ ngân hàng, cán bộ giám sát yêu cầu gửi lại dữ liệu (nếu có sai sót)

hoặc hiểu rõ nguyên nhân của sự tăng hoặc giảm bất thường này. Tuy nhiên, rà soát thông tin chủ yếu thực hiện thủ công, chỉ dựa trên sự biến động bất thường của số liệu, đồng thời cán bộ giám sát ngoài công tác giám sát còn phải thực hiện các công tác khác như thanh tra tại chỗ, giám định tư pháp, … gây áp lực công việc lớn nên đôi khi các sai sót, đặc biệt là các gian lận vẫn chưa được cán bộ giám sát phát hiện hoặc phát hiện kịp thời.

Căn cứ nhiệm vụ được phân công của từng cán bộ phụ trách giám sát NHTM, định kỳ hàng quý mỗi cán bộ sẽ có một báo cáo giám sát an toàn vi mô với hoạt động của từng ngân hàng thương mại, tuy nhiên trên báo cáo mới chỉ thống kê số liệu được một số chỉ tiêu chính như tổng nguồn vốn, dư nợ, huy động, chất lượng tín dụng, kết quả kinh doanh, các vấn đề cần lưu ý trong kỳ đối với hoạt động của NHTM, chưa đánh giá được chỉ tiêu về tỷ lệ đảm bảo an toàn hoạt động như tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn sử dụng để cho vay trung dài hạn, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, tỷ lệ tổng dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng… do các chỉ tiêu này chỉ áp dụng cho Hội sở các NHTM;

Bên cạnh đó, kênh thông tin phục vụ cho công tác giám sát còn thiếu, do đó hoạt động giám sát mới dừng lại ở việc nhận xét chung, mang tính báo cáo chưa thực sự làm được chức năng cảnh báo sớm đối với các NHTM trên địa bàn.

Từ báo cáo giám sát vi mô của từng NHTM, NHNN chi nhánh sẽ có báo cáo kết quả giám sát ngân hàng trên địa bàn gửi CQTTGS. Qua việc giám sát an toàn vi mô, NHNN đã có những biện pháp chấn chỉnh kịp thời những sai phạm trong hoạt động của các NHTM. Hoạt động giám sát từ xa bước đầu đã đưa ra các cảnh báo giúp các NHTM trên địa bàn ngăn ngừa được các rủi ro trong hoạt động tín dụng. Thanh tra, giám sát chi nhánh đã ban hành 27 văn bản cảnh báo liên quan đến hoạt động tín dụng gửi đến các chi nhánh ngân hàng trên địa bàn, cụ thể:

Bảng 2.8. Số lượng văn bản cảnh báo các NHTM trên địa bàn giai đoạn 2018 - 2022

STT Chỉ tiêu/Năm 2018 2019 2020 2021 2022 1 Số lượng văn bản cảnh

báo, khuyến nghị 04 03 05 06 09

2

Số lượng chi nhánh ngân hàng nhận văn

bản

04 27 28 28 29

(Nguồn: Báo cáo giám sát vi mô ngân hàng trên địa bàn năm 2018 - 2022) Số lượng văn bản cảnh báo, khuyến nghị qua các năm không nhiều, chủ yếu là cảnh báo và yêu cầu một số chi nhánh có tỷ lệ nợ xấu trên 3% có phương án, lộ trình giảm tỷ lệ nợ xấu. Một số văn bản khuyến nghị, cảnh báo trong hoạt động đối với cấp tín dụng một số lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như bất động sản, chứng khoán hay một số vấn đề đang được dư luận quan tâm…

Mặc dù vậy, hoạt động cảnh báo mới chỉ dừng lại ở nhận định tăng giảm số liệu theo dữ liệu lịch sử mà chưa thực sự phát triển công cụ cảnh báo sớm.

Trong giai đoạn 2018 - 2022, Thanh tra, giám sát chi nhánh không lập biên bản và xử phạt vi phạm hành chính đối với những vi phạm được phát hiện qua công tác giám sát. Thực tế, việc xử phạt vi phạm hành chính các NHTM tại Thanh tra, giám sát chi nhánh chủ yếu được thực hiện qua công tác thanh tra tại chỗ và biện pháp này được sử dụng khá hạn chế.

Tại chi nhánh Vĩnh Phúc, việc giám sát, theo dõi việc thực hiện kết luận thanh tra, kiểm tra của các chi nhánh ngân hàng được phân công cho 02 thanh tra viên phụ trách (02 thanh tra viên này không phải là cán bộ giám sát).

Tuy vậy, công tác phối hợp giữa cán bộ giám sát và cán bộ theo dõi thực hiện kết luận thanh tra, kiểm tra khá thuận lợi, thông tin được trao đổi đầy đủ, kịp thời. Việc thực hiện giám sát, theo dõi này được thực hiện định kỳ hàng quý.

2.3.3.2. Hoạt động thanh tra

Căn cứ vào Kế hoạch thanh tra của Cơ quan Thanh tra, giám sát Ngân hàng và yêu cầu công tác quản lý của NHNN chi nhánh, hàng năm Giám đốc NHNN chi nhánh sẽ phê duyệt Kế hoạch thanh tra và báo cáo cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng. Nội dung thanh tra hoạt động tín dụng đã giúp các ngân hàng trên địa bàn thấy được ưu điểm cũng như phát hiện được những mặt còn tồn tại, yếu kém, từ đó đưa ra các cảnh báo rủi ro về hoạt động tín dụng giúp các ngân hàng trên địa bàn hoạt động an toàn và hiệu quả hơn.

Bảng 2.9. Thống kê các cuộc thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động tín dụng của các NHTM trên địa bàn giai đoạn 2028 - 2022

STT Chỉ tiêu/ Năm 2018 2019 2020 2021 2022

I Số cuộc thanh tra, kiểm

tra về hoạt động tín dụng 4 3 3 5 6

II

Số lƣợng nhân sự tham gia thanh tra trực tiếp (người)

16 14 13 18 18

II

Tồn tại, sai phạm đƣợc phát hiện về hoạt động cấp tín dụng

1 Vi phạm về thẩm định, xét duyệt cho vay

Số món 75 41 56 166 119

Số tiền (triệu đồng) 58.616 301.634 130.725 511.574 402.746 2 Vi phạm về hồ sơ vay vốn,

điều kiện vay vốn

Số món 55 58 34 115 36

Số tiền (triệu đồng) 40.346 54.922 27.830 139.750 133.770 3 Vi phạm về tài sản đảm

bảo

Số món 10 12 11 35 59

Số tiền (triệu đồng) 24.193 3.921 32.412 46.846 480.231

4 Vi phạm về kiểm tra, giám sát sử dụng vốn vay

Số món 61 61 32 132 39

Số tiền (triệu đồng) 36.736 88.614 61.791 264.786 39.745 5 Khách hàng sử dụng vốn

sai mục đích

Số món 13 2 4 12 -

Số tiền (triệu đồng) 13.614 8.730 10.925 7.910 -

6 Vi phạm về khác về hoạt động tín dụng

Số món 20 27 58 69 113

Số tiền (triệu đồng) 26.089 124.951 74.673 214.864 243.541 7 Vi phạm về PLN

Phân loại sai nhóm nợ (số

tiền) - 14.595 502 - -

Trích lập DPRR thiếu (số

tiền) - 838 0 - -

III Số sai phạm đƣợc xử lý vi

phạm hành chính

Số sai phạm xử lý 0 0 - 0 1 Số tiền xử phạt (triệu

đồng) 0 0 - 0 19 IV Số kiến nghị yêu cầu

chỉnh sửa 47 53 83 47 59 IV Kết quả chỉnh sửa sau

thanh tra

1 Đã chỉnh sửa 47 53 79 35 20

2 Đang chỉnh sửa - - 4 12 29

(Nguồn: Báo cáo công tác thanh tra ngân hàng trên địa bàn năm 2018 - 2022) Số cuộc thanh tra, số tồn tại, sai phạm được phát hiện về hoạt động cấp tín dụng năm sau cao hơn năm trước thời gian thanh tra được rút ngắn, số khách hàng, dư nợ chọn mẫu được tăng lên trong khi số lượng thành viên

đoàn thanh tra của một cuộc thanh tra được giảm bớt (thời điểm 2020 trở về trước, thành viên đoàn thanh tra thường từ 5 - 6 người/một cuộc thanh tra NHTM, với thời gian thanh tra trung bình 25 - 30 ngày làm việc/cuộc nhưng từ 2021, thành viên đoàn thanh tra chỉ từ 3 - 4 người/một cuộc thanh tra NHTM, thời gian trung bình từ 18 - 23 ngày làm việc/cuộc thanh tra). Do các đoàn thanh tra đã có nhiều đổi mới trong công tác thanh tra; phương pháp thanh tra, phương pháp tiếp cận đối tượng thanh tra, cách thu thập hồ sơ… đã được nâng cao.

Kết quả thanh tra cho thấy, về cơ bản các chi nhánh ngân hàng được thanh tra chấp hành các quy định của pháp luật về hoạt động ngân hàng. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được còn một số tồn tại, vi phạm về hoạt động ngân hàng theo quy định hiện hành. Các vi phạm chính được phát hiện qua thanh tra về hoạt động cấp tín dụng như:

- Vi phạm về thẩm định, xét duyệt cho vay:

+ Báo cáo thẩm định sơ sài, hầu hết chỉ thu thập các thông tin điền vào mẫu chung mà không nêu rõ hoạt động kinh doanh cũng như địa chỉ kinh doanh của khách hàng, một số trường hợp việc thẩm định cho vay còn mang tính hình thức: đánh giá tăng quy mô kinh doanh, chi phí mua sắm, xây dựng, nguồn trả nợ so với thực tế; Chưa đánh giá đúng hoạt động kinh doanh của khách hàng; Báo cáo đề xuất cho vay không đúng/ vượt quy mô thực tế, hợp thức việc giải ngân nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng.

+ Cho vay đối với nhóm khách hàng liên quan vượt thẩm quyền phán quyết tín dụng; Một số trường hợp vừa vay cá nhân vừa vay doanh nghiệp thì báo cáo thẩm định đề xuất cho vay chưa tra cứu đầy đủ CIC và chưa đánh giá đầy đủ về quan hệ tín dụng của cả khoản vay cá nhân và doanh nghiệp tại TCTD khác, do đó người kiểm soát, phê duyệt khó có cách nhìn đầy đủ,

khách quan về khách hàng; có hồ sơ thẩm định còn đánh giá chưa đúng thực tế hoạt động kinh doanh cũng như tình hình tài chính của khách hàng.

- Vi phạm về hồ sơ vay vốn, điều kiện vay vốn:

+ Hồ sơ pháp lý, hồ sơ tài chính của khách hàng doanh nghiệp chưa đảm bảo như: chưa đồng nhất giữa các Hợp đồng mua bán, giữa các quyết định nhân sự; Báo cáo tài chính độ tin cậy không cao do hầu hết đều là báo cáo nội bộ, chưa được kiểm toán; Một số trường hợp khi thay đổi chủ sở hữu của công ty nhưng ngân hàng chưa kịp thời thu thập các tài liệu pháp lý liên quan…

+ Hồ sơ chứng minh nguồn trả nợ của khách hàng cá nhân chưa đảm bảo: các khách hàng vay vốn kinh doanh/ nguồn trả nợ từ hoạt động kinh doanh đều chưa theo dõi đầy đủ tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh bằng sổ sách; Với các khách hàng có nguồn trả nợ từ lương đều nêu có nguồn thu nhập rất cao từ các công ty TNHH và nguồn thu nhập cao khác từ cho thuê xe ô tô, cho thuê nhà, độ tin cậy chưa cao; Một số trường hợp khác có nguồn trả nợ là từ bán tài sản, tuy nhiên việc giao bán tài sản trong thời gian ngắn với mức giá mong muốn sẽ khó thực hiện, do vậy tính khả thi của phương án vay vốn không cao; Chứng từ giải ngân các món vay bù đắp đều là giấy biên nhận vay tiền của anh/em họ hàng, người thân, nên không xác thực được việc vay mượn đó có thực tế hay không, khó kiểm soát được việc sử dụng vốn của khách hàng.

+ Chứng từ giải ngân chưa phản ánh đúng thực tế hoạt động kinh doanh của khách hàng: Chứng từ giải ngân của các khoản vay bổ sung vốn kinh doanh chủ yếu là các hợp đồng mua bán hàng hóa, Biên bản nghiệm thu hàng hóa, Biên bản đối chiếu công nợ và hợp đồng mua bán ký giữa khách hàng với các cửa hàng trên địa bàn (Đại diện bên bán hàng chỉ ghi họ tên, địa chỉ ghi chung chung là ở phường/xã, không có số điện thoại hoặc sưu tầm hóa

đơn của cửa hàng đó, nên chưa phản ánh đúng hoạt động kinh doanh của khách hàng).

Cán bộ quản lý khách hàng chưa sát sao trong việc kiểm tra hóa đơn, chứng từ làm căn cứ giải ngân phù hợp với mục đích sử dụng vốn vay đã được phê duyệt và các hạng mục trong quyết định đầu tư; không đánh dấu trên hóa đơn, chứng từ gốc do khách hàng cung cấp dẫn đến tình trạng giải ngân trùng lắp, giải ngân thiếu chứng từ, hóa đơn không đảm bảo,… khó khăn trong việc kiểm soát sử dụng vốn của khách hàng.

+ Xác định thời hạn cho vay chưa phù hợp: Việc xác định vòng quay vốn lưu động và thời hạn cho vay không đồng nhất.

- Vi phạm về Tài sản đảm bảo:

+ Tài sản bảo đảm là bất động sản tại nhiều khu vực còn hạn chế trong việc định giá do không có phát sinh giao dịch làm cơ sở xác định giá trị thị trường; nhiều trường hợp chưa thực hiện định giá lại tài sản bảo đảm hoặc việc định giá mang tính hình thức: vẫn sử dụng hình ảnh tài sản từ lần thẩm định đầu tiên khi định giá lại, chỉ tăng giá trị định giá khi khách hàng có nhu cầu tăng hạn mức.

- Về định giá lại giá trị TSBĐ: với TSBĐ là bất động sản, hầu hết đều giữ nguyên giá trị QSDĐ và tài sản gắn liền với đất trong trường hợp khách hàng không phát sinh tăng nghĩa vụ bảo đảm, với TSBĐ là máy móc, thiết bị (khách hàng doanh nghiệp) căn cứ định giá ban đầu và căn cứ khi định giá lại không đồng nhất; Nhiều trường hợp có TSBĐ của bên thứ ba nhưng Báo cáo đề xuất cho vay không nêu mối quan hệ giữa chủ tài sản với người vay vốn, còn trường hợp cán bộ QLKH không nắm được mối quan hệ của chủ TSBĐ với người vay vốn

- Vi phạm về kiểm tra, giám sát sử dụng vốn vay:

+ Khách hàng không thực hiện việc kiểm tra định kỳ hoạt động theo quy định; Biên bản kiểm tra chung chung theo mẫu; Việc lập biên bản kiểm tra của một số trường hợp còn mang tính hình thức như biên bản kiểm tra lập

cùng ngày giải ngân hay nội dung kiểm tra trong biên bản không đúng với mục đích vay vốn, hoàn thiện cho đủ hồ sơ… do vậy không đánh giá đúng thực trạng hoạt động cũng như hiện trạng kinh doanh của khách hàng

+ Một số khoản nợ quá hạn đều không có thông báo nợ đến hạn, quá hạn; không có biên bản kiểm tra xác định nguyên nhân quá hạn và đề xuất biện pháp để thu hồi nợ quá hạn. Một số trường hợp không thực hiện cam kết theo thỏa thuận của HĐTD như bổ sung đăng ký kinh doanh hay sang tên chính chủ với trường hợp nhận chuyển nhượng bất động sản, phương tiện thủy nội địa,… khó khăn trong việc kiểm soát vốn vay.

- Khách hàng sử dụng vốn sai mục đích: mục đích sử dụng vốn thực tế không phù hợp với mục đích vay vốn trên hồ sơ cho vay; Cho vay vượt quy mô dẫn đến khách hàng sử dụng số tiền vay vượt vào mục đích khác mà ngân hàng không nắm bắt được; Một số khách hàng trong thời gian vay vốn có chuyển đổi mục đích nhưng NHTM chưa sát sao trong việc giám sát khoản vay dẫn đến không đánh giá trên biên bản kiểm tra sử dụng vốn vay hay thay đổi mục đích vay vốn cho phù hợp với khách hàng.

- Vi phạm khác về hoạt động tín dụng:

+ Tăng trưởng tín dụng nóng, tăng trưởng tín dụng ngoài địa bàn, tập trung cho vay vào vào một đối tượng với quy mô lớn; tập trung cho vay nhóm khách hàng doanh nghiệp với TSĐB là quyền đòi nợ tiềm ẩn rủi ro; trong quá trình cho vay đã thay đổi điều kiện vay vốn, điều kiện giải ngân, định giá TSĐB, chưa chú trọng kiểm tra giám sát sử dụng vốn vay.

+ Phương thức giải ngân chưa đúng quy định: thực hiện giải ngân bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản vào tài khoản của khách hàng vay hoặc chuyển khoản mang tính hình thức, chuyển khoản cho vợ/chồng/con/anh/em khách hàng hay bên thụ hưởng chuyển trả lại cho khách hàng sau khi nhận giải ngân

+ Hoạt động kinh doanh không rõ ràng: Báo cáo đề xuất tín dụng đánh giá khách hàng kinh doanh theo hình thức bán buôn, không ghi địa chỉ kinh doanh cụ thể,…qua kiểm tra, việc nộp gốc/ lãi hàng tháng do người khác chuyển; khách hàng có hoạt động kinh doanh lĩnh vực bất động sản;… khó khăn trong việc kiểm soát vốn vay, tiềm ẩn rủi ro trong việc sử dụng vốn cũng như việc khách hàng vay hộ.

+ Khách hàng là cá nhân vay vốn cũng đồng thời là chủ doanh nghiệp đang vay vốn tại NHTM với cùng địa chỉ kinh doanh, lĩnh vực hoạt động dẫn đến khó khăn trong việc xác định nhu cầu vốn cũng như việc giải ngân và kiểm soát vốn vay.

+ Do sự suy thoái và biến chất của một số cán bộ nhân viên tín dụng, ngân hàng trong qua trình thẩm định, xét duyệt cho vay, lợi dụng sơ hở của pháp luật, quy định, quy trình nội bộ của các ngân hàng về cho vay, cấu kết với khách hàng trục lợi riêng như: cố ý làm sai các quy định, quy trình nhằm hợp pháp hóa thủ tục vay vốn và cho vay vốn, cho vay tín chấp không đủ điều kiện vay vốn, vay hộ, vay ké để sử dụng vào mục đích cá nhân…

+ Thông tin thể hiện trên CIC không khớp đúng trên hồ sơ: thông tin TSĐB trên CIC khác với hồ sơ vay vốn, TSTC của bên thứ ba nhưng thông tin tài sản trên CIC lại là chính chủ; khách hàng không thể hiện dư nợ trên CIC, nhiều món vay không thực hiện tra cứu CIC của người đồng nghĩa vụ trả nợ hoặc các cá nhân có liên quan đến quản lý, điều hành doanh nghiệp.

- Vi phạm về phân loại nợ:

+ Chưa chấp hành quy định về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro. Một số trường hợp khách hàng đã quá hạn gốc lãi trong thời gian dài nhưng vẫn được phân loại vào nợ nhóm 2 hoặc một số trường hợp quá hạn gốc, lãi nhưng chưa được phân loại nợ đầy đủ, kịp thời theo quy định;

Một phần của tài liệu Thanh tra, giám sát hoạt Động tín dụng của các ngân hàng thương mại tại ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh vĩnh phúc (Trang 83 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)