Công tác thanh tra hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại tại Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu Thanh tra, giám sát hoạt Động tín dụng của các ngân hàng thương mại tại ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh vĩnh phúc (Trang 79 - 83)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG THANH TRA, GIÁM SÁT HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC CHI NHÁNH TỈNH VĨNH PHÚC

2.3. Thực trạng thanh tra, giám sát hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại tại Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc

2.3.2. Công tác thanh tra hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại tại Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc

a) Quy trình thanh tra hoạt động tín dụng

Quy trình tiến hành một cuộc thanh tra được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 36/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của NHNN ban hành quy định về trình tự, thủ tục thanh tra chuyên ngành Ngân hàng; Sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 10/2019/TT-NHNN ngày 31/7/2019. Trên cơ sở đó, tại NHNN chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc đã xây dựng quy trình thanh tra trong hoạt động tín dụng của các NHTM như sau:

Hình 2.6. Sơ đồ quy trình thanh tra hoạt động tín dụng tại NHNN chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc

(Nguồn: Kế hoạch, nội dung thanh tra hoạt động tín dụng tại NHNN chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc)

BƯỚC 1:

CHUẨN BỊ THANH TRA

Thu thập thông tin, tài liệu, nắm

tình hình trước khi ra QĐTT Xây dựng, phê duyệt kế hoạch tiến hành thanh tra

Phổ biến kế hoạch tiến hành thanh tra

Xây dựng đề cương yêu cầu đối tượng thanh

tra báo cáo Thông báo về việc

công bố Quyết định thanh tra

BƯỚC 2:

TIẾN HÀNH THANH TRA

Công bố Quyết định thanh tra Thu thập thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung

thanh tra Kiểm tra, xác minh thông tin, tài

liệu

Xử lý sai phạm được phát hiện khi

tiến hành thanh ta

Báo cáo tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ thanh tra

BƯỚC 3:

KẾT THÚC THANH TRA

Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ của thành viên

Đoàn thanh tra Báo cáo kết quả thanh tra của Đoàn

thanh tra

Xây dựng Dự thảo Kết luận thanh tra

Ký và ban hành Kết luận thanh tra

Công khai Kết luận thanh tra Tổng kết hoạt động của

Đoàn thanh tra

Lập, bàn giao, quản lý, sử dụng hồ sơ thanh tra

b) Nội dung thanh tra hoạt động tín dụng

Qua các tài liệu đối tƣợng thanh tra cung cấp ban đầu theo yêu cầu

của Đoàn thanh tra  Đoàn thanh tra sẽ lựa chọn khách hàng trọng tâm

 Quá trình xem xét hồ sơ, nếu xét thấy những vấn đề nào chưa rõ, đoàn sẽ tiến hành chất vấn cán bộ có liên quan. Việc chất vấn phải lập thành biên bản (biên bản chỉ lập 01 bản do Đoàn thanh tra giữ). Trong trường hợp cán bộ trả lời chất vấn không trung thực, mâu thuẫn với tài liệu, hồ sơ thu thập được hoặc còn nghi vấn, phải tiến hành xác minh để làm rõ  Xác minh khách hàng hoặc đối tƣợng có liên quan. Căn cứ vào báo cáo của các đoàn viên, trưởng đoàn quyết định xác minh trực tiếp khách hàng hoặc đối tượng có liên quan về những nội dung chưa rõ hoặc cần mở rộng thu thập hồ sơ (nếu cần thiết báo cáo người ra quyết định thanh tra xin ý kiến chỉ đạo). Kết quả xác minh phải lập thành biên bản. Biên bản phải yêu cầu các cán bộ có liên quan ký xác nhận để làm cơ sở lập kết luận thanh tra, các hồ sơ, tài liệu thu thập được phải kê danh mục yêu cầu đơn vị ký xác nhận và đóng dấu treo  Lập biên bản vi phạm hành chính. Quá trình thanh tra, nếu xét thấy đối tượng thanh tra vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng; Đoàn viên báo cáo Trưởng đoàn tiến hành các thủ tục theo quy định.

* Các nội dung, chỉ tiêu cần đánh giá qua thanh tra hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại:

- Chấp hành các quy định của pháp luật về cấp tín dụng: Đánh giá được những tồn tại chung trong hoạt động của chi nhánh NHTM như Vi phạm về thẩm định và quyết định cho vay; Vi phạm về kiểm tra, giám sát vốn vay (kiểm tra trước, trong và sau khi giải ngân); Vi phạm về hồ sơ vay vốn; Vi phạm về TSĐB; Các dạng tồn tại khách liên quan đến hoạt động cấp tín dụng;

Đánh giá một số trường hợp cụ thể, điển hình (cả khách hàng trong hạn, quá hạn và XLRR)

- Hoạt động bảo lãnh: Đánh giá tỷ lệ bảo lãnh của từng loại bảo lãnh;

Đánh giá việc chấp hành quy định về bảo lãnh; Có phát sinh món nào phải trả thay không? Đánh giá nguyên nhân? Trách nhiệm nếu có.

- Cho vay với các chương trình, chính sách tín dụng: Việc triển khai thực hiện các chương trình, chính sách tín dụng đối với một số đối tượng đặc thù, đối tượng chính sách theo quy định từng thời kỳ.

- Chấp hành quy định của pháp luật về phân loại nợ, trích lập dự phòng; cơ cấu lại nợ, miễn giảm lãi vay: Chấp hành quy định của pháp luật về phân loại nợ, trích lập dự phòng; Việc thực hiện Phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu; Mua bán nợ; Cơ cấu lại nợ, miễn giảm lãi vay…

- Chấp hành quy định liên quan đến hoạt động tín dụng như về thu phí, lãi suất cho vay và giải ngân bằng tiền mặt.

* Lập báo cáo kết quả thanh tra

Báo cáo kết quả thanh tra phải đảm bảo đầy đủ nội dung trên và đạt các yêu cầu tối thiểu sau:

- Xác định chính xác số liệu đối với từng khách hàng được kiểm tra, so sánh với số liệu báo cáo của ngân hàng; Xác định chính xác nhóm nợ của từng khách hàng được kiểm tra;

- Xác định rõ dư nợ được thanh tra với dư nợ của chi nhánh, dư nợ có sai phạm với dư nợ được thanh tra; phân nhóm các dạng sai phạm.

- Đánh giá việc tuân thủ các quy định của Nhà nước trong hoạt động cho vay, các nghiệp vụ ngoại bảng; việc tuân thủ chính sách, quy trình, thủ tục, hạn mức, hướng dẫn nghiệp vụ, quy định nội bộ; Đánh giá việc thực hiện các chính sách theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước…

- Các phát hiện và đánh giá tổng thể về chất lượng tín dụng (Có thay đổi lớn trong các thông lệ cho vay không, các yếu tố chủ quan và khách quan có thể ảnh hưởng đến chất lượng dư nợ cho vay,…);

- Xác định mức độ, tính chất, nguyên nhân, trách nhiệm của tập thể, cá nhân đối với từng vi phạm (nếu có) các vi phạm được phát hiện (nếu có) phải nêu rõ vi phạm Điều, Khoản nào của văn bản quy phạm pháp luật (trích rõ điều, khoản đó).

- Tính hệ thống và hiệu quả của công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ trong hoạt động cấp tín dụng; bảo lãnh; phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro

- Phân loại nợ lại theo kết quả thanh tra; Xác định mức độ rủi ro và tổn thất.

- Kết luận, kiến nghị xử lý đối với tập thể, cá nhân có vi phạm.

Một phần của tài liệu Thanh tra, giám sát hoạt Động tín dụng của các ngân hàng thương mại tại ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh vĩnh phúc (Trang 79 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)