CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THANH TRA, GIÁM SÁT HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƢƠNG ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến thanh tra, giám sát hoạt động tín dụng của Ngân hàng Trung ƣơng đối với các tổ chức tín dụng
1.3.2. Nhân tố khách quan
Thể chế chính trị là loại hình chế độ, cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước mà mỗi quốc gia lựa chọn để quyết định xây dựng những quy định, luật lệ cho một chế độ xã hội mà chính phủ nước đó sử dụng để quản lý xã hội. Do đó chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, kế hoạch phát triển kinh tế sẽ chi phối đến mục tiêu, phương hướng phát triển của các ngân hàng thương mại.
Thể chế nhà nước sẽ ảnh hưởng đến mô hình quản lý nhà nước đối với hoạt động của các ngân hàng thương mại.
Một trong những nguyên tắc của hoạt động thanh tra, giám sát là tuân thủ pháp luật. Do vậy, cần thiết phải có hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng, các quy định về an toàn trong hoạt động ngân hàng, các quy định về tổ chức, chức năng và nhiệm vụ, trình tự và thủ tục thanh tra, giám sát… đồng bộ, nghiêm minh và phù hợp với thông lệ quốc tế.
Đây là cơ sở pháp lý quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng, đồng thời buộc đối tượng thanh tra, giám sát thực hiện nghiêm các yêu cầu của thanh tra, giám sát ngân hàng. Một khuôn khổ pháp lý đầy đủ, rõ ràng và phù hợp với thực tiễn sẽ tạo ra tiền đề và là công cụ sắc bén của hoạt động thanh tra. Ngược lại, với một hệ thống pháp luật và quy chế thiếu đồng bộ, không rõ ràng và không phù hợp với thực tiễn sẽ gây ra sự lãng phí nguồn lực thanh tra, làm giảm hiệu quả hoạt động thanh tra.
Mặt khác, thanh tra, giám sát ngân hàng là hoạt động mang tính quyền lực nhà nước; chính vì vậy hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng cần được Nhà nước đảm bảo để thanh tra, giám sát phát huy vai trò của mình, hệ thống pháp luật phải trao cho thanh tra, giám sát ngân hàng những quyền hạn tương
xứng với nhiệm vụ. Sự hoàn thiện của hệ thống pháp luật nói chung và về thanh tra, giám sát ngân hàng nói riêng là một trong những nhân tố không thể thiếu, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả thanh tra, giám sát.
- Mô hình tổ chức của hệ thống thanh tra, giám sát ngân hàng
Bất kỳ một cơ quan, tổ chức nào nếu có cơ cấu tổ chức khoa học, sự phối hợp giữa các bộ phận nhịp nhàng sẽ giúp hoạt động chỉ đạo, điều hành được thông suốt và đạt hiệu quả cao. Thanh tra, giám sát ngân hàng có phạm vi hoạt động rộng, trên phạm vi toàn quốc với số lượng cán bộ đông đảo, tuy nhiên chưa có sự phối hợp toàn diện, chặt chẽ giữa các cơ quan thanh tra, giám sát về ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán… trong xây dựng hành lang pháp lý, phối hợp tổ chức thanh tra, giám sát toàn diện. Do đó, tăng cường sự phối hợp giữa Cơ quan TTGSNH và Thanh tra, giám sát NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố là một trong những cách thức quan trọng, hỗ trợ cho hoạt động thanh tra tại chỗ.
Nguồn thông tin từ Thanh tra, giám sát NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố sẽ là cơ sở giúp cho Cơ quan TTGSNH xây dựng được kế hoạch thanh tra hàng năm bám sát yêu cầu, mục đích quản lý đồng thời lựa chọn đối tượng thanh tra, nội dung thanh tra được chính xác góp phần tăng cường hiệu lực, hiệu quả của công tác chỉ đạo thanh tra toàn hệ thống ngân hàng.
- Sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan đến hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng
Sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ và chia sẻ thông tin giữa các cơ quan quản lý nhà nước trên các lĩnh vực khác nhau sẽ giúp nâng cao chất lượng thanh tra của NHNN. Vì vậy, thanh tra, giám sát ngân hàng cần trao đổi thông tin và phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước trong việc triển khai công tác thanh tra, quá trình thực hiện và đưa ra kết quả.
Mặc dù NHNN được giao trách nhiệm thực hiện thanh tra chuyên ngành đối với hệ thống ngân hàng, tuy nhiên vẫn còn hiện tượng chồng chéo
trong hoạt động thanh tra và kiểm toán giữa Thanh tra NHNN, Thanh tra Chính phủ và Kiểm toán nhà nước do còn có sự chồng chéo trong chức năng, nhiệm vụ giữa các đơn vị này; Sự liên kết, phối hợp giữa các cơ quan chức năng nhà nước chưa thực sự chặt chẽ. Như vậy, việc đưa ra cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức có liên quan trong hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng sẽ giúp NHTW tận dụng được các nguồn thông tin nhiều chiều cho hoạt động thanh tra.
- Thái độ hợp tác của đối tượng thanh tra, của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan
Nhằm bảo đảm hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động thanh tra, ngoài việc quy định mục đích, nguyên tắc, những điều không được làm trong hoạt động thanh tra, pháp luật nói chung và pháp luật thanh tra nói riêng có những quy định khá cụ thể, logic, đồng bộ về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động thanh tra. Thường là quyền của chủ thể tiến hành thanh tra sẽ là nghĩa vụ của đối tượng thanh tra, của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan và ngược lại, quyền của đối tượng thanh tra, của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan sẽ là nghĩa vụ của chủ thể tiến hành thanh tra. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố không mang tính tích cực chi phối, trong đó có yếu tố nhận thức và ý thức pháp luật mà không phải lúc nào mối quan hệ giữa người tiến hành thanh tra với đối tượng thanh tra, với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan cũng thuận lợi thậm chí trong không ít trường hợp, các bên còn cố ý gây khó dễ cho nhau trong quá trình thanh tra. Đối tượng thanh tra chậm trễ trong việc cung cấp thông tin, hồ sơ, tài liệu, bố trí người làm việc không đúng thẩm quyền, báo cáo, giải trình vòng vo, gây khó khăn, cản trở hoạt động thanh tra, kiểm tra, xác minh... Những tình huống như vậy cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng, hiệu quả hoạt động thanh tra. Vì vậy, có được thái độ hợp tác, xây dựng giữa người tiến hành thanh tra với đối tượng
thanh tra, với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan là một trong những yếu tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả thanh tra.