Các hình thức huy động vốn của Ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu Hoạt Động huy Động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thành phố thái bình (Trang 24 - 28)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.2. Hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại

1.2.3. Các hình thức huy động vốn của Ngân hàng thương mại

Các NHTM làm nhiệm vụ vay tiền (hầu hết từ những người gửi tiền) cho vay với mục đích hưởng lợi qua lãi suất. Đây là một công việc của một trung gian tài chính đóng vai trò trung gian giữa người cần vốn và người có vốn. Quá trình tạo vốn của NHTM được thể hiện dưới các hình thức sau

1.2.3.1. Huy động vốn tiền gửi

Là huy động vốn qua tài khoản tiền gửi của khách hàng tại ngân hàng.

a) Tài khoản tiền gửi thanh toán (tài khoản tiền gửi không kỳ hạn)

Với loại tiền gửi này khách hàng có thể gửi tiền vào và rút tiền ra bất cứ lúc nào có nhu cầu. Mục đích chính của người gửi tiền nhằm đảm bảo an toàn về tài sản và thực hiện các khoản thanh toán qua ngân hàng. Tuy nhiên hiện nay tại Việt

Nam tỷ trọng thanh toán không dùng tiền mặt còn thấp, nên để khuyến khích việc thanh toán qua ngân hàng các NHTM Việt Nam đã tiến hành trả lãi cho khoản tiền này, trong khi các ngân hàng ở các nước kinh tế phát triển không trả lãi cho khoản tiền này.

b) Tài khoản tiền gửi có kỳ hạn

Đây là loại tiền gửi mà khách hàng chỉ được rút tiền khi thời hạn ấn định kết thúc. Nếu khách hàng có nhu cầu rút trước thời hạn thì ngân hàng sẽ không trả lãi cho khách hàng. Tuy nhiên ở Việt Nam để khuyến khích khách hàng gửi tiền, ngân hàng vẫn trả lãi cho khách hàng với mức lãi suất của tiền gửi không kỳ hạn.

Đây là nguồn vốn tương đối ổn định do thời gian gửi tiền đã được ấn định trước nên ngân hàng thường trả lãi cao. Nó phù hợp với những người có khoản tiền tạm thời nhàn rỗi hoặc những người đang tìm cách quay vòng vốn trong một thời gian để đạt hiệu quả cao nhất. Hiện tại các NHTM có các loại tiền gửi có kỳ hạn 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 1 năm và 2 năm... Với mỗi kỳ hạn khác nhau thì ngân hàng áp dụng một loại lãi suất khác nhau, thường kỳ hạn càng dài lãi suất càng cao.

c) Tài khoản tiền gửi tiết kiệm của dân cư

Là loại tiền gửi mà khi khách hàng gửi tiền, họ được trao một cuốn sổ tiết kiệm như một giấy chứng nhận gửi tiền vào ngân hàng. Tiền gửi tiết kiệm bao gồm:

- Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn

Thực chất đây là loại tiền gửi thông thường, người gửi tiền có thể rút ra một phần hoặc toàn bộ số tiền gửi bất cứ lúc nào mà không thông báo trước nhưng khác với loại tiền gửi thanh toán, người gửi tiền không được sử dụng các công cụ thanh toán để chi trả cho người khác, bên cạnh đó số dư của loại này thường không lớn và có ưu điểm hơn tiền gửi thanh toán là số dư này ít biến động nên lãi suất tiền gửi tiết kiệm thường cao hơn so với tiền gửi thanh toán và phần lớn những người gửi tiền tiết kiệm là do chưa xác định được nhu cầu chi tiêu cụ thể trong tương lai nhưng lại muốn hưởng lãi trong thời gian khoản tiền nhàn rỗi.

- Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn

Là loại tiền gửi dành cho khách hàng có nhu cầu gửi tiền vì mục tiêu an toàn, sinh lợi và thiết lập được kế hoạch sử dụng tiền trong tương lai. Loại này tương đối ổn định vì ngân hàng xác định được thời gian rút tiền của khách hàng. Đối với loại tiền gửi này ngân hàng có nhiều loại thời hạn với lãi suất cao hơn loại tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn.

1.2.3.2. Huy động vốn thông qua phát hành giấy tờ có giá

Giấy tờ có giá là chứng nhận của TCTD phát hành để huy động vốn trong đó xác nhận nghĩa vụ trả nợ một khoản tiền trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều khoản cam kết khác giữa TCTD và người mua.

Đặc điểm của loại vốn này là lãi suất cao hơn lãi suất tiền gửi tiết kiệm, mục đích huy động dùng để đáp ứng cho các dự án đầu tư lớn, được huy động theo nhiều thời hạn khác nhau như ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Hiện nay ở các NHTM Việt Nam thường huy động nguồn vốn này dưới hình thức phát hành kỳ phiếu có mục đích và trái phiếu trung, dài hạn.

- Trái phiếu ngân hàng: Là một cam kết xác nhận nghĩa vụ trả nợ (cả gốc và lãi) của ngân hàng phát hành đối với người chủ sở hữu trái phiếu với mục đích là nhằm huy động vốn trung và dài hạn, lãi suất của trái phiếu thường cao hơn lãi suất của tiền gửi tiết kiệm, kỳ phiếu. Việc phát hành trái phiếu của các NHTM chịu sự quản lý của ngân hàng trung ương, của các cơ quan quản lý trên thị trường chứng khoán và có thể bị chi phối bởi uy tín của ngân hàng.

- Kỳ phiếu ngân hàng: Đây là loại giấy tờ có giá ngắn hạn, người sở hữu có thể chuyển nhượng cho người khác qua chứng nhận của ngân hàng vì trên sổ kỳ phiếu có ghi tên người hưởng.

- Chứng chỉ tiền gửi: Là những giấy tờ xác nhận tiền gửi định kỳ ở một ngân hàng, người sở hữu giấy này sẽ được thanh toán tiền lãi theo kỳ và nhận đủ vốn khi đến hạn. Chứng chỉ sau khi phát hành được lưu thông trên thị trường.

1.2.3.3. Huy động vốn vay

Vay từ các tổ chức tài chính, TCTD và các NHTM khác: Thực hiện vay thông qua thị trường liên ngân hàng, giúp các NHTM giải quyết sự mất cân đối giữa việc

huy động và sử dụng vốn gây thiếu vốn đột xuất.

Vay từ ngân hàng trung ương: Khi ngân hàng đã vay vốn từ các NHTM khác mà vẫn thiếu vốn hoặc mất khả năng thanh toán thì ngân hàng trung ương là người cho vay cuối cùng nhằm bổ sung nguồn vốn kinh doanh đảm bảo cho hệ thống NHTM hoạt động bình thường. Các hình thức chủ yếu mà ngân hàng trung ương sử dụng để cấp tín dụng cho các NHTM là cho vay, mua bán, chiết khấu, tái chiết khấu các giấy tờ có giá.

1.2.3.4. Hình thức huy động vốn khác

Vay vốn hoặc nhận ủy thác từ các tổ chức tài chính quốc tế, các tổ chức tài trợ ODA. Đây là nguồn vốn lớn, có thời hạn tương đối dài từ 5 đến 50 năm với lãi suất tương đối ưu đãi, tuy nhiên nó có các điều kiện kèm theo rất chặt chẽ và việc cấp phát phải đúng nội dung chương trình của các dự án tài trợ.

Vốn vay từ công ty mẹ: Tại các nước đã phát triển, một công ty hoặc một tập đoàn kinh doanh có thể là chủ của từ 1 đến rất nhiều NHTM. Thay vì NH phát hành trái phiếu hoặc giấy nợ để vay, có thể chịu nhiều sự quản lý và ràng buộc của NHTW về dự trữ, lãi suất và kể cả thủ tục, các công ty mẹ của NH có thể thay thế làm việc đó dưới hình thức phát hành trái phiếu hoặc cổ phiếu công ty hoặc các loại thương phiếu, rồi chuyển vốn đã huy động được về cho NH hoạt động.

Các NHTM chỉ thuộc sở hữu của các công ty mẹ, chứ không bị công ty mẹ chi phối sâu vào hoạt động, hơn nữa NHTM vẫn phải trả gốc, lãi lại cho công ty mẹ vì thế nguồn vay từ công ty mẹ cũng có thể coi là nguồn huy động từ bên ngoài.

Ngoài ra, trong quá trình làm trung gian thanh toán, ngân hàng cũng tạo được một khoản vốn trong thanh toán như vốn ký quỹ cho việc phát hành thư tín dụng, bảo lãnh, tài khoản tiền gửi séc bảo chi, các khoản tiền mà ngân hàng phong tỏa để đảm bảo thực hiện các nghĩa vụ tài chính của khách hàng… Thông qua nghiệp vụ đại lý, NHTM cũng thu hút được một lượng vốn đáng kể trong quá trình thu hộ hoặc chi hộ khách hàng, làm đại lý cho TCTD khác, nhận và chuyển vốn cho khách hàng khác hay dự án đầu tư. Các khoản vốn này được giải ngân theo tiến độ công việc, nên ngân hàng có thể sử dụng tạm thời khoản tiền đó vào kinh doanh khi chưa

đến tiến độ giải ngân.

Một phần của tài liệu Hoạt Động huy Động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thành phố thái bình (Trang 24 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)