Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu Hoạt Động huy Động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thành phố thái bình (Trang 99 - 111)

Ngân hàng nhà nước với vai trò là cơ quan quản lý Nhà nước về hoạt động của các Ngân hàng thương mại, nhân danh Chính phủ để ban hành các quy định có liên quan đến hoạt động của Ngân hàng thương mại, Ngân hàng Nhà nước có thể sử dụng các công cụ của mình như lãi suất cơ bản, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất thị trưởng mở, tỷ lệ dự trữ bắt buộc và các biện pháp hành chính như áp dụng trần lãi suất huy động, trần lãi suất cho vay để điều tiết thị trường tiền tệ.

- Ngoài mục đích thực hiện chính sách tiền tệ theo chỉ đạo của Chính phủ thì quy định do Ngân hàng Nhà nước ban hành cần phù hợp với thực tế nền kinh tế, các chính sách quy định đưa ra cần gắn với việc kiểm soát chặt chẽ tính tuân thủ của các ngân hàng thương mại không để diễn ra tình trạng có quy định nhưng mức độ tuân thủ của các Ngân hàng thương mại thì khác nhau như hiện nay (quy định về trần lãi suất huy động nhưng một số ngân hàng vẫn huy động vượt trần). Ngân hàng Nhà nước cần có biện pháp mạnh mẽ để điều hành thị trường tiền tệ, đẩy mạnh công tác thông tin truyền thông để xã hội nắm bắt đầy đủ và hỗ trợ Nhà

nước thực thi chính sách.

- Kiện toàn quy định về việc sử dụng các phương tiện thanh toán điện tử, tăng cường hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt sẽ giảm lượng tiền mặt trong lưu thông và khi đó Ngân hàng Nhà nước sẽ tính toán chính xác hơn khối lượng tiền trong lưu thông để đưa ra các chính sách điều tiết thị trường tiền tệ thích hợp:

- Khuyến khích và nâng cao vai trò thẻ thanh toán, thẻ tín dụng nhằm giúp các Ngân hàng thương mại nhanh chóng triển khai các dịch vụ thanh toán thẻ có hiệu quả. Sửa đổi và hoàn thiện cơ chế thanh toán theo hướng đáp ứng yêu cầu dổi mới và có thể ứng dụng các phương tiện thanh toán hiện đại.

- Cải cách hành chính trong mối quan hệ giữa Ngân hàng nhà nước với Ngân hàng thương mại, Ngân hàng Nhà nước phải là đơn vị cung cấp dịch vụ cho các Ngân hàng thương mại thay vì quan hệ xin – cho. Mối quan hệ “bình đẳng“ giữa Ngân hàng Nhà nước với Ngân hàng thương mại sẽ là điều kiện tốt để Ngân hàng thương mại kinh doanh và Ngân hàng nhà nước thực hiện tốt hơn chức năng của mình.

- Sử dụng linh hoạt các công cụ tài chính để hỗ trợ các Ngân hàng thương mại trong những hoàn cảnh khó khăn về thanh khoản: Các Ngân hàng thương mại trong nền kinh tế (bao gồm cả Ngân hàng thương mại quốc doanh và Ngân hàng thương mại cổ phẩn) có mối liên hệ ràng buộc rất mật thiết. Khi một tổ chức tín dụng có nguy cơ mất thanh khoản có thể dẫn đến phá sản sẽ gây khó khăn cho rất nhiều ngân hàng khác đang có quan hệ. Ngân hàng Nhà nước cần có quy định đầy đủ, rõ ràng về điều kiện hoạt động đối với Ngân hàng thương mại và luôn giám sát, kiểm tra để đề phòng và ngăn ngừa tình huống xấu xảy ra sẽ ảnh hưởng liên đới đến thị trường tiền tệ quốc gia.

- Tiếp tục nghiên cứu và thực hiện tái cấu trúc ngành ngân hàng nhằm khắc phục những tồn tại, yếu kém và phát triển hệ thống ngân hàng hoạt động an toàn, lành mạnh, có hiệu quả trên cơ sở năng lực tài chính và quy mô hoạt động đủ mạnh, hệ thống quản trị và công nghệ ngân hàng tiên tiến. Ngoài ra tái cấu trúc ngân hàng cần được hiểu rằng không đồng nghĩa với sáp nhập, mà bản thân mỗi ngân hàng tự thực hiện tái cấu trúc bộ máy để nâng cao hiệu quả điều hành hoạt động kinh doanh.

3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Hoàn thiện và phát triển các sản phẩm huy động vốn phù hợp với đặc điểm từng đối tượng khách hàng

Phát triển sản phầm theo đặc điểm tính chất khách hàng: Khách hàng Tổ chức kinh tế và định chế tài chính thường có tính ổn định tương đối về chính sách, lãi suất, kỳ hạn và số tiền gửi, khách hàng là tổ chức Nhà nước thường quan tâm đến tính minh bạch (trong sổ sách kế toán) hơn là lợi nhuận nhưng đối với Doanh nghiệp tư nhân lại quan tâm đến thu nhập, lợi nhuận. Các sản phẩm tiền gửi cũng cần có tính linh hoạt về lãi suất và phương thức điều chỉnh lãi suất để phù hợp với nhu cầu của nhiều đối tượng.

Phát triển sản phẩm theo lứa tuổi: Theo quy luật 20/80 thì khoảng 20% dân số chỉ tiêu 80% giá trị hàng hóa sản phẩm trên thị trường, qua phân tích mối quan hệ giữa người có thu nhập cao và độ tuổi cho thấy người có thu nhập cao thường ở độ tuổi trên 40, giá trị tiền tích lũy trong của các gia đình này là rất lớn. Đây là cơ hội để Agribank đưa ra các sản phẩm huy động vốn đặc thù theo lứa tuổi nhằm huy động tối đa các khoản tiền gửi dài hạn và ổn định của các gia đình giàu có (cha mẹ, ông bà) muốn gửi tiết kiệm cho bản thân hoặc gửi tiền gửi cho con cái có điều kiện chi tiêu sau này.

Phát triển sản phẩm tiền gửi phù hợp với đặc điểm vùng miền: Đất nước Việt Nam có chiều dài trên 2.000 km, dân số trên 86 triệu dân, gồm gần 60 dân tộc. Do vậy, văn hóa, thói quen, trình độ nhận thức của từng vùng miền là khác nhau, để tận dụng nguồn vốn nhàn rỗi Agribank cần nghiên cứu đưa ra các sản phẩm phù hợp từng khu vực, vùng miền có kết hợp các điểm mạnh của các sản phẩm đã triển khai để nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn.

Phát triển sản phẩm theo cấp độ phục vụ: Tùy đặc điểm của nhóm Khách hàng, Agribank cung cấp các sản phẩm tiền gửi theo loại dịch vụ như: Dịch vụ phổ thông, gói dịch vụ cao cấp, gói dịch vụ hoàn hảo … từng loại dịch vụ sẽ có tiện ích, tính năng riêng gắn với các mức chi phí dịch vụ khác nhau.

Phát triển sản phẩm có tính ưu tiên: Là các sản phẩm có ghi nhân mức độ ưu

tiên, ưu đãi như đối với khách hàng truyền thống để tăng gắn bó lâu dài giữa khách hàng truyền thống với Agribank, khách hàng ưu tiên được ghi nhận bằng việc cấp thẻ và tích điểm, thẻ này sẽ được ưu tiên, được trừ tiền lãi khi vay vốn hoặc được trừ phí khi sử dụng dịch vụ có phí của ngân hàng bằng số điểm tích được quy đổi sang giá trị.

Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng

Để ngân hàng giữ vai trò quan trọng, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội thì cần đa dạng hóa, nâng cao chất lượng dịch vụ và hiện đại hóa công nghệ ngân hàng.

Công nghệ Ngân hàng không chỉ đơn thuần là hệ thống máy vi tính, máy sử dụng thẻ thanh toán, máy rút tiền tự động mà còn là cơ chế thanh toán trong nội bộ Ngân hàng hay sử dụng tin học để quản lý các mặt nghiệp vụ, đặc biệt là kế toán và thanh toán. Trước mắt cần ưu tiên phát triển công nghệ thanh toán không dùng tiền mặt, hạn chế lượng tiền mặt trong lưu thông.

Agribank cần tiến hành trang bị thêm máy móc thiết bị hiện đại và nâng cấp các chương trình cài đặt, cần nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới. Đưa chương trình thanh toán tập trung trong toàn hệ thống tới các Ngân hàng cơ sở, mở rộng ứng dụng công nghệ Ngân hàng tại nhà tới các doanh nghiệp lớn. Xây dựng hệ thống thông tin như xây dựng trang Web và thường xuyên cập nhật thông tin, tuyên truyền giới thiệu rộng rãi đến khách hàng, xây dựng các chương trình giao dịch, chương trình thông tin báo cáo, chương trình quản lý phục vụ cho công tác quản trị điều hành.

Tổ chức đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ Chi nhánh

Ngoài các kiến thức được trang bị khi mới bắt đầu làm việc do Agribank tổ chức, Ngân hàng cần thường xuyên tổ chức đào tạo về kỹ năng căn bản trong bán hàng, kỹ năng căn bản trong giao tiếp, hội thảo các sản phẩm để cán bộ Agribank CN thành phố Thái Bình có cơ hội cập nhật kiến thức, nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn, học hỏi, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong khi tác nghiệp.

Thường xuyên cung cấp các thông tin về thị trường quốc tế, trong nước, diễn biến lãi suất các loại ngoại tệ chính để Agribank CN thành phố Thái Bình có thể

nhận định chính xác những biến động lãi suất trên thị trường để đưa ra quyết sách huy động phù hợp từng thời kỳ.

Cải cách chính sách tiền lương để động viên khuyến khích người lao động ổn định tâm lý làm việc, theo hướng thu nhập người lao động sẽ được trả theo năng suất và hiệu quả kinh doanh đem lại.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

“Hiện nay, các ngân hàng thương mại có sự cạnh tranh gay gắt với nhiều hình thức huy động tiền gửi khác nhau, nhiều chương trình khuyến mại, phong phú về lãi suất để thu hút khách hàng. Chính vì vậy, Chi nhánh cần quan tâm hơn nữa đến công tác huy động vốn và các sản phẩm dịch vụ nhằm thực hiện mục tiêu tăng trưởng nguồn vốn, đảm bảo cân đối vốn an toàn, hiệu quả và nâng cao vị thế của ngân hàng trên thị trường. Công tác huy động vốn, đặc biệt là huy động vốn tiền gửi từ khách hàng là các cá nhân và tổ chức kinh tế là một khâu quan trọng trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại, tại nguồn lực để ngân hàng mở rộng kinh doanh, đầu tư sinh lời. Tuy nhiên, khả năng huy động vốn của các ngân hàng hiện nay nói chung và Agribank CN thành phố Thái Bình nói riêng vẫn còn nhiều hạn chế và gặp khó khăn do sự biến động của nền kinh tế trong và ngoài nước, tâm lý của khách hàng và những nguyên nhân chủ quan từ phía Ngân hàng. Trong Chương 3 đã đưa ra một số giải pháp đối với ngân hàng nhằm khắc phục các hạn chế và hoàn thiện hoạt động huy động vốn của ngân hàng. Bên cạnh đó, đưa ra những kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước, Agribank Việt Nam nhằm hoàn thiện hơn môi trường kinh doanh để Agribank CN thành phố Thái Bình thành công hơn nữa trong năm tới”.

KẾT LUẬN

Vốn có vai trò to lớn trong việc tạo ra của cải vật chất, đẩy nhanh nhịp độ tăng trưởng kinh tế. Huy động vốn có hiệu quả, cung ứng đầy đủ kịp thời vốn cho nền kinh tế là một trong những tiền đề quan trọng có ý nghĩa quyết định để thực hiện công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước.

Hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của ngân hàng. Nguồn vốn quy định quy mô, cơ cấu tài sản sinh lời của ngân hàng và qua đó ảnh hưởng tới chất lượng tài sản, sự phát triển và an toàn của ngân hàng.

Đứng trước thực trạng cạnh tranh gay gắt trong công tác huy động vốn, Agribank CN thành phố Thái Bình không chỉ phải cạnh tranh với các ngân hàng TMCP với các chính sách linh hoạt và năng động, các NHTM còn phải cạnh tranh với các chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh. Trong khi người dân có nhiều kênh đầu tư hấp dẫn như chứng khoán, bất động sản, vàng, ngoại tệ…

Như vậy, làm thế nào để nâng cao hiệu quả huy động vốn là vấn đề cấp thiết đặt ra cần được nghiên cứu để có phương án cụ thể, hiệu quả thực hiện mục tiêu trên. Do đó, việc nghiên cứu thực trạng hiệu quả huy động vốn tại chi nhánh Agribank CN thành phố Thái Bình để từ đó đưa ra các giải nâng cao hiệu quả huy động vốn tại thời điểm này đặc biệt có ý nghĩa.

Qua nghiên cứu đề tài, luận văn đã hoàn thành công việc sau đây:

Luận văn đã hệ thống hoá được cơ sở lý luận về huy động vốn và hiệu quả huy động vốn của NHTM (các chỉ tiêu đánh giá, các nhân tố ảnh hưởng và vai trò của nó với hoạt động của NHTM).

Luận văn đã đi sâu phân tích và đánh giá thực trạng hiệu quả huy động vốn tại Agribank CN thành phố Thái Bình, qua đó đánh giá những kết quả đạt được và những mặt hạn chế cần khắc phục cũng như nguyên nhân của những hạn chế này.

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, luận văn đã đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm khắc phục hạn chế, nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Agribank CN thành phố Thái Bình.

Những nội dung nghiên cứu và những giải pháp đưa ra trong luận văn có thể góp phần tháo gỡ những hạn chế, khó khăn nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng, góp phần khẳng định vị thế của Ngân hàng, giữ vững và gia tăng thị phần ở địa bàn thành phố Thái Bình.

Với mong muốn của mình, hy vọng luận văn này sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thông Việt Nam- chi nhánh thành phố Thái Bình. Tuy nhiên, với thời gian nghiên cứu và kinh nghiệm thực tế của bản thân còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả mong có được góp ý của các thầy cô giáo để luận văn được hoàn thiện hơn, có ý nghĩa thực tiễn trong việc nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thông Việt Nam- chi nhánh thành phố Thái Bình.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – CN thành phố Thái Bình năm 2020 – 2022.

2. Lại Thị Mai Dung (2022), Hoạt động huy động vốn tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam- CN Tỉnh Hà Nam, Luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, Học viện ngân hàng

3. Nguyễn Ngọc Anh (2021), thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn của các ngân hàng thương mại, Tạp chí Công thương số 17- Tháng 7/2021

4. Đoàn Văn Định (2020), Hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Ý Yên, Luận văn thạc sĩ kinh tế

5. F. Redecric S.Myshkin, Tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính, NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

6. Trần Văn Hùng (2020), Giải pháp tăng cường công tác huy động vốn tại NH Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam- CN tỉnh Đồng Nai, Luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng

7. Nguyễn Huyền Trang (2020), Đẩy mạnh huy động vốn tại NHTM CP Đầu tư và Phát triển Việt Nam- CN Vĩnh Phúc, Luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng

8. Khưu Gia Hỷ (2019), Giải pháp tăng cường huy động vốn tại NHTM CP Á Châu- CN Lạc Long Quân, Khóa luận tốt nghiệp tài chính ngân hàng 9. Nguyễn Văn Tân (2017), Huy động vốn dân cư tại NHTM CP Đầu tư và

Phát triển Việt Nam- CN Hà Thành, Luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, Đại học Kinh tế- Đại học Quốc Gia Hà Nội Các báo tạp chí khác như Thời báo kinh tế, tạp chí thị trường tài chính Tiền tệ

10. Luật Ngân hàng Nhà nước, các Quyết định và Nghị định có liên quan của Chính phủ và Ngân hàng Nhà Nước.

11. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2002), Quyết định 1287/2002/ QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành quy chế phát hành giấy tờ có

giá trị của Tổ chức tín dụng để huy động vốn trong nước.

12. Website: http://www.sbv.gov.vn https://www.agribank.com.vn/

PHỤ LỤC 1: Mẫu khảo sát chất lượng dịch vụ huy động vốn tại Agribank CN Thành phố Thái Bình

Tên tôi là Vũ Thị Hằng, học viên cao học hiện đang thực hiện đề tài: “Huy động vốn tại Agribank Chi nhánh TP Thái Bình”. Để có thông tin phục vụ cho đề tài, tôi mong muốn nhận được một số thông tin đánh giá của Quý khách hàng đối với dịch vụ huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam- Chi nhánh TP Thái Bình. Tôi xin cam kết mọi thông tin Quý khách cung cấp sẽ được dùng với mục đích nghiên cứu đề tài và được giữ bí mật. Rất mong nhận được sự giúp đỡ của Quý khách! Xin chân thành cảm ơn!

PHẦN 1: THÔNG TIN CHUNG 1. Quý khách vui lòng cho biết giới tính của bản thân

 Nam  Nữ 2. Quý khách vui lòng cho biết độ tuổi

 18- 30 tuổi  31- 45 tuổi

 46 -60 tuổi  61 tuổi trở lên

PHẦN 2: THÔNG TIN VỀ SẢN PHẨM CỦA AGRIBANK TP THÁI BÌNH Đánh giá của Ông/Bà về hoạt động gửi tiền tại Agribank TP Thái Bình.

Mỗi một tiêu chí, Ông/Bà vui lòng trả lời trên 5 mức độ sau:

1 2 3 4 5

Rất không tốt Không Tốt Khá Tốt Rất tốt

3. Các tiêu chí đánh giá

Tiêu chí

Điểm

1 2 3 4 5

Tính cạnh tranh của lãi suất

Tiện ích đi kèm các sản phẩm huy động

nhiều và thiết thực

Sự đa dạng của sản phẩm huy động vốn Sự quan tâm đến lợi ích của khách hàng

Một phần của tài liệu Hoạt Động huy Động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thành phố thái bình (Trang 99 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)