Kết quả hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu Hoạt Động huy Động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thành phố thái bình (Trang 54 - 58)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

2.1. Tổng quan về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh thành phố Thái Bình

2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh

Trải qua nhiều năm hình thành và phát triển, kết quả huy động vốn của chi nhánh đã có những kết quả đáng khích lệ. Tình hình huy động vốn của chi nhánh được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.1: Nguồn vốn huy động của Agribank CN thành phố Thái Bình Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm

2020

Năm 2021

Năm 2022

So sánh

2021/2020 So sánh 2022/2021

+/- % +/- %

Tổng vốn huy động 1.293 1.374 1.385 81 6,26 11 0,80 Theo thành phần kinh tế

Dân cư 1.211 1.136 1.230 -75 -6,19 94 8,27

Tổ chức kinh tế 82 238 155 156 190,24 -83 -34,87

Theo kỳ hạn

Không kỳ hạn 91 173 152 82 90,11 -21 -12,14

Có kỳ hạn 1.202 1.201 1.233 -1 -0,08 32 2,66

(Ngu68 hạnhạn tếkgu68 hạnhạn tế ki Agribank CN thành ph CN t kinh Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy, nguồn vốn huy động của chi nhánh có sự tăng trưởng qua các năm, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng không cao và có sự tăng lên không đáng kể trong năm 2022. Tổng nguồn vốn huy động năm 2021 đạt 1.374 tỷ đồng, tăng 81 tỷ đồng so với năm 2020, tương ứng với tỷ lệ tăng là 6,26%. Năm 2022, tổng nguồn vốn của chi nhánh chỉ tăng 11 tỷ đồng, đạt 1.385 tỷ đồng, tương ứng với tốc độ tăng trưởng là 0,8%. Năm 2022, nguồn vốn có sự tăng lên không đáng kể là do ảnh hưởng của dịch bênh Covid 19, địa bàn các phường xã mà chi nhánh quản lý bị ảnh hưởng nặng nề. Năm 2022 là năm đầu tiên phục hồi kinh tế sau đại dịch, người dân trên địa bàn ưu tiên nguồn tiền vào khôi phục hoạt động kinh doanh hơn là gửi tiết kiệm ngân hàng, ngoài ra nhiều khách hàng có xu hướng rút tiền gửi về để đầu tư. Do đó việc khai thác nguồn vốn của chi nhánh gặp nhiều khó khăn.

Xét về thành phần kinh tế hay theo kỳ hạn, cơ cấu nguồn vốn của chi nhánh phù hợp với địa bàn tỉnh Thái Bình. Thái Bình là một tỉnh thuần nông, thành phần kinh tế chủ yếu là nông dân, hộ kinh doanh làng nghề hay các tiểu thương. Nguồn tiền gửi có kỳ hạn của dân cư chiếm chủ yếu trong cơ cấu nguồn vốn.

2.1.3.2. Hoạt động tín dụng

Cho vay là hophần kinh tế hay theo kỳ hạn, cơ cấu nguồn vốn của chi nhánh phù hợp với địa bàn tỉnh Thái Bình. Thái Bình là một tỉnh thuần nông, thành phần kinh tế chủ yếu là nông dân, hộ kinh doanh làng nghề hay các tiểu thương. Nguồn tiền gửi có kỳua bảng sau:

Bảng 2.2: Tình hình dư nợ cho vay của Agribank CN thành phố Thái Bình Đơn vành phố Thái Bì

STT Chỉ tiêu Năm

2020

Năm 2021

Năm 2022

So sánh 2021/2020

So sánh 2022/2021

+/- % +/- %

1 Tổng dư nợ tín dụng 1.873 2.541 3.526 668 35,66 985 38,76 2 Theo kỳ hạn

Cho vay ngắn hạn 1.625 2.237 2.936 612 37,66 699 31,25 Cho vay trung dài hạn 248 304 590 56 22,58 286 94,08 3 Theo loại tiền

VNĐ 1.775 2.428 3.413 653 36,79 985 40,57

Ngoại tệ quy đổi 98 113 113 15 15,31 0 0,00

4 Theo thành phần kinh tế

Khách hàng doanh nghiệp 297 414 740 117 39,39 326 78,74 Khách hàng cá nhân 1.576 2.127 2.786 551 34,96 659 30,98 5 Nợ xấu toàn chi nhánh 14 20 30 5 37,43 10 51,22

Tỷ lệ nợ xấu 0,77% 0,78% 0,85%

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Agribank CN Tp Thái Bình

Nhìn vào bảng trên ta thấy, dư nợ của chi nhánh tăng trưởng khá tốt. Năm 2021, dư nợ đạt 2.541 tỷ đồng, tăng 668 tỷ đồng so với năm 2020, tương ứng với tốc độ tăng đạt 35,66%. Năm 2022, dư nợ tăng 985 tỷ đồng, đạt mốc 3.526 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng là 38,76%.

Xét theo cơ cấu cho vay theo thời hạn, cho vay ngắn hạn chiếm chủ yếu trong cơ cấu tín dụng, chiếm trên 80% cơ cấu dư nợ. Các khoản vay này có thời hạn dưới 12 tháng, nguy cơ rủi ro thấp hơn so với các khoản vay có thời hạn trên 12 tháng. Trong tình hình dịch bênh diễn biến phức tạp thì các khoản vay ngắn hạn mang lại tính an toàn cao hơn cho hoạt động kinh doanh của chi nhánh.

Xét cơ cấu dư nợ theo loại tiền: Tại chi nhánh phát sinh của dư nợ bằng nội tệ và ngoại tệ. Tỷ trọng dư nợ ngoại tệ chiếm khoảng 5% cơ cấu dư nợ. Đây thường là các khoản vay thanh toán nước ngoài của một số doanh nghiệp có hoạt động nhập khẩu. Tuy nhiên, các khoản vay này không nhiều do điều kiện đối với các khoản vay này là doanh nghiệp phải có nguồn thu bằng ngoại tệ, thêm vào đó là cán bộ tín dụng tại chi nhánh cũng khá ngần ngại với các khoản vay này do hồ sơ yêu cầu và các điều kiện đáp ứng đối với khách hàng cũng khá nhiều. Chi nhánh cần xem xét đào tạo cán bộ và có chủ trương phát triển cho vay bằng ngoại tệ để tăng thu nhập cho chi nhánh.

Xét cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế: Dư nợ của chi nhánh chủ yếu là dư nợ của khách hàng cá nhân. Tỷ trọng dư nợ khách hàng cá nhân chiếm khoảng 80% dư nợ của chi nhánh tuy nhiên có xu hướng giảm dần, từ 84,14% vào năm 2020 giảm còn 79,01% vào năm 2022. Cả dư nợ KHCN và KHDN đều có sự tăng trưởng tốt. Tốc độ tăng trưởng trên 30%, đặc biệt dư nợ KHDN năm 2022 tốc độ tăng trưởng đạt 78,74%. Theo định hướng của BLĐ chi nhánh đẩy mạnh dư nợ đối với các KHDN, khai thác tối đa nhu cầu và phát triển hệ sinh thái chi lương, các phòng khách hàng đã thực hiện đẩy mạnh khai thác tín dụng của các KHDN, áp dụng các chính sách lãi suất linh hoạt, hỗ trợ khách hàng sau đại dịch để hồi phục kinh tế. Dưới sự cố gắng của chi nhánh, dư nợ KHDN tăng trưởng mạnh mẽ, đạt 740 tỷ đồng trong năm 2022.

Về nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh: Nợ xấu của chi nhánh có xu hướng gia tăng theo sự gia tăng của dư nợ. Tuy nhiên tỷ lệ nợ xấu năm 2021 gần như không thay đổi do áp dụng nhiều chính sách hỗ trợ khách hàng, chính sách cơ cấu nợ covid. Năm 2022, tỷ lệ nợ xấu có xu hướng tăng lên do kết thúc chính sách cơ cấu nợ. Tuy nhiên xét trong cả giai đoạn, tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh duy trì khá tốt, dưới 1%, đạt mức hội sở chính giao.

2.1.3.3. Kết quả hoạt động kinh doanh

Ngân hàng là tổ chức kinh doanh hàng hóa đặc biệt, đó là tiền tệ nên muốn hoạt động kinh doanh của Ngân hàng có hiệu quả thì phải biết sử dụng cơ cấu nguồn vốn sao cho hợp lý, đem lại lợi nhuận cho Ngân hàng. Lợi nhuận là một trong những yếu tố quan trọng nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động của Ngân hàng.

Bảng 2.3: Kết quả HĐKD Agribank CN thành phố Thái Bình giai 2020-2022 Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu

Năm So sánh

2020 2021 2022 2021/2020 2022/2021

+/- % +/- %

Tổng thu nhập 396 531 594 135 34.09 63 11.80 Tổng Chi phí 325 444 482 119 36.48 38 8.56

Lợi nhuận 71 87 112 16 23.11 25 28.35

Nguồn: Báo cáo KQKD các năm 2020 – 2022 Agribank CN thành phố Thái Bình.

Hình 2.2 : Lợi nhuận Agribank CN thành phố Thái Bình 2020-2022 Đơn vị tính: Tỷ đồng

(Nguồn: Báo cáo tổng kết HĐKD Agribank CN thành phố Thái Bình)

Qua bảng số liệu và biểu đồ trên ta thấy lợi nhuận của chi nhánh có sự tăng trưởng tốt qua các năm. Lợi nhuận năm 2022 đạt 112 tỷ đồng, tăng 25 tỷ đồng tương ứng với tốc độ tăng trưởng là 28,35% so với năm 2021. Lợi nhuận năm 2021 đạt 87 tỷ đồng, tăng 16 tỷ đồng so với năm 2020, tốc độ tăng là 23,11%. Với tốc độ

71

87

112

0 20 40 60 80 100 120

Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022

Lợi nhuận

Một phần của tài liệu Hoạt Động huy Động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thành phố thái bình (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)