Chi phí huy động vốn

Một phần của tài liệu Hoạt Động huy Động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thành phố thái bình (Trang 63 - 76)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

2.2. Thực trạng hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh thành phố Thái Bình

2.2.3. Chi phí huy động vốn

Nguồn vốn huy động hiệu quả không những đáp ứng được nhu cầu kinh doanh của ngân hàng mà còn phải là nguồn vốn có chi phí huy động thấp. Trong chi phí huy động vốn thì chi phí trả lãi tiền gửi là một yếu tố quan trọng, ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Chi phí này chiếm tỷ trọng lớn nhất và biến động manh nhất. Trong đó lãi suất trực tiếp ảnh hưởng đến sự biến động của nguồn vốn huy động cũng như tốc độ vay vốn, từ đó ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của ngân hàng. Việc tăng nguồn vốn huy động trong điều kiện chi phí lãi phải trả chi nguồn vốn huy động quá cao sẽ là nguyên nhân gây khó khăn cho việc giải quyết đầu ra của nguồn vốn hoặc làm giảm lợi nhuận của ngân hàng. Do chi phí huy động có ý nghĩa như vậy nên trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng cần tìm giải pháp nhằm giảm chi phí.

Bảng 2.8. Chi phí huy động vốn của 2020-2022

Đơn vị: Tỷ đồng, % Chỉ tiêu

Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 Giá

trị

Tỷ trọng

Giá trị

Tỷ trọng

Giá trị

Tỷ trọng Chi phí vốn huy động 149 95.1 206 94.6 230 93.2

Chi phí khác 8 4.9 12 5.4 17 6.8

Tổng chi phí huy động vốn 157 100 218 100 247 100 (Nguồn: Báo cáo tổng kết HĐKD Agribank CN thành phố Thái Bình năm 2020-2022)

Hình 2.6 : Diễn biến chi phí huy động vốn 2020-2022 Đơn vị tính: Tỷ đồng

(Nguồn: Báo cáo tổng kết HĐKD Agribank CN thành phố Thái Bình năm 2020-2022) Chi phí huy động vốn có xu hướng tăng lên trong giai đoạn 2020-2022. Tốc độ tăng trưởng chi phí lớn hơn so với tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn. Năm 2021, chi phí huy động vốn là 218 tỷ đồng, tăng 61 tỷ đồng so với năm 2020, tương ứng với tốc độ tăng là 38,85%. Năm 2022, chi phí huy động vốn là 247 tỷ đồng, tăng 29 tỷ đồng so với năm 2021, tốc độ tăng là 13,3%. Trong khi đó tốc độ tăng trưởng nguồn vốn lần lượt là 6,26% và 0,8%. Điều này cho thấy, chi nhánh phải trả chi phí nhiều hơn cho các khoản tiền gửi này. Điều này là do, thứ nhất là sự canh tranh gay gắt của các NHTM trên địa bàn, thứ hai là các khoản gửi tiết kiệm có kỳ hạn từ 12 tháng của chi nhánh có xu hướng tăng lên, thứ ba là lãi suất trong năm 2022 có sự tăng lên đáng kể.

149

206 230

8

12

17

0 50 100 150 200 250 300

Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022

Chi phí huy động vốn Chi phí khác

Hình 2.7 : Diễn biến chi phí huy động vốn bình quân 2020-2022

(Nguồn: Báo cáo tổng kết HĐKD Agribank CN thành phố Thái Bình năm 2020-2022) Có thể thấy, từ năm 2020 đến 2022 chi phí huy động vốn bình quân đều có sự gia tăng qua các năm, đặc biệt là năm 2022 đạt 18%, nguyên nhân chủ yếu là do chi phí lãi vay tăng mạnh vào giai đoạn cuối năm 2022.

Lãi suất huy động bình quân kỳ hạn trên 1 năm của các NHTM đã tạo đáy trong năm 2020-2021 và liên tục được điều chỉnh tăng từ nửa cuối năm 2022. Cuộc đua cạnh tranh lãi suất làm nóng thị trường ngân hàng diễn ra khá gay gắt vào năm 2022. Thời điểm này, để cạnh tranh thu hút tiền gửi kỳ hạn dài, các ngân hàng liên tục đẩy lãi suất huy động kỳ hạn dài lên cao. Có thể thấy trong tình hình kinh tế vĩ mô, sự cạnh tranh khốc liệt của các chi nhánh ngân hàng trên cùng địa bàn trong thời gian qua, Agribank thành phố Thái Bình vẫn đạt được sự tăng trưởng về nguồn vốn huy huy động là một thành tích rất đáng ghi nhận.

Tuy nhiên kèm theo với sự tăng lên của nguồn vốn huy động năm 2022 cũng kéo theo chi phí trả lãi tăng theo. Lãi suất huy động bình quân năm 2022 của chi nhánh tăng lên 1.48% so với năm 2021.

157

218 247

12%

15%

18%

0 50 100 150 200 250 300

0%

2%

4%

6%

8%

10%

12%

14%

16%

18%

20%

Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022

Chi phí huy động vốn Chi phí vốn BQ

Bảng 2.9: Cơ cấu nguồn vốn theo lãi suất

Đơn vị tính: tỷ đông, %

Nguồn vốn theo lãi suất

2020 Tỷ trọng

2020

2021 Tỷ trọng

2021

2022 Tỷ

trọng 2022 Tỷ

đồng

Tỷ

đồng Tỷ đồng

Lãi suất 0% 3,9 0,3 8,1 0,6 4,2 0,3

Lãi suất dưới 5% 456,4 35,3 436,4 32,4 213,3 15,4

Lãi suất từ 5% đến

dưới 6% 234,0 18,1 898,4 66,7 736,8 53,2

Lãi suất từ 6% đến

dưới 7% 580,6 44,9 4,0 0,3 119,1 8,6

Lãi suất từ 7% đến

dưới 8% 18,1 1,4 - - 159,3 11,5 Lãi suất từ 8% trở lên - - - - 152,4 11,0

1.293 100 1.347 100 1.385 100

(Nguồn: Báo cáo tổng kết HĐKD Agribank CN thành phố Thái Bình năm 2020-2022) Hình 2.7 : Lãi suất huy động bình quân Agribank TP Thái Bình 2020-2022

Đơn vị tính: %

(Nguồn: Báo cáo tổng kết HĐKD Agribank CN thành phố Thái Bình năm 2020-2022) Xét về cơ cấu chi phí huy động vốn thì chi phí về chi trả lãi chiếm đa số, tuy nhiên tỷ trọng chi phí khác có xu hướng tăng lên. Các chi phí khác ở đây là các khoản chi quà

4.13

3.42

4.9

0 1 2 3 4 5 6

Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022

Lãi suất huy động bình quân

tặng, khuyến mại, chi quảng cáo.... Dưới sự cạnh tranh gay gắt của hệ thống ngân hàng thì việc chăm sóc khách hàng hiện hữu nhất là các khách hàng ưu tiên càng được chú trọng hơn. Ngân hàng quan tâm tới khách hàng nhân dịp sinh nhật, lễ tết để tăng sự gắn kết của khách hàng và ngân hàng. Đồng thời, để thu hút thêm được những khách hàng mới, chi nhánh tích cực chạy các chương trình khuyến mại cho khách hàng gửi tiền mới, quảng cáo trên các kênh phương tiện thông tin đại chúng trên địa bàn tỉnh như đài truyền hình, báo chí...Do đó mà chi phí khác ngoài chi phí trả lãi tiền gửi của chi nhánh có xu hướng tăng lên qua các năm.

2.2.4. Sự phù hợp giữa huy động và sử dụng vốn

Ngoài sự tăng trưởng về quy mô vốn huy động thì việc ngân hàng sử dụng vốn như thế nào cũng là một yếu tố để đánh giá chất lượng công tác huy động vốn có hợp lý và đáp ứng được nhu cầu kinh doanh của chi nhánh hay không. Chi nhánh cần có sự kết hợp hài hòa giữa huy động và cho vay để hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao. Dưới đây tác giả sẽ đưa ra những thực trạng giữa việc huy đông và cho vay tại Agribank CN thành phố Thái Bình.

Sự phù hợp về quy mô

Hoạt động tín dụng là một trong những nghiệp vụ có thế mạnh của Ngân hàng Agribank nói chung và Agribank CN thành phố Thái Bình nói riêng. Cụ thể tình hình huy động và sử dụng vốn qua các năm tại Agribank CN thành phố Thái Bình qua các năm như sau:

Bảng 2.10. Tình hình huy động vốn và sử dụng vốn của Agribank CN thành phố Thái Bình giai đoạn 2020-2022

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2020 2021 2022

Nguồn vốn huy động 1.293 1.374 1.385

Cho vay và đầu tư 1.873 2.541 3.526

Hệ số sử dụng vốn 144,9% 184.9% 254,6%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết HĐKD Agribank CN thành phố Thái Bình năm 2020-2022) Hệ số sử dụng vốn của chi nhánh luôn ở mức cao và vượt mức 100%, thêm

vào đó là hệ số sử dụng vốn năm sau cao hơn năm trước. Năm 2022, hệ số sử dụng vốn lên đến 254,6%. Nguồn vốn chi nhánh huy động không đủ để phục vụ hoạt động cho vay và đầu tư. Chi nhánh thường xuyên phải vay vốn từ hội sở để bù đắp nhu cầu. Lãi suất bán vốn của hội sở chính thường cao hơn so với lãi suất hội sở mua vốn từ các chi nhánh. Chính vì vậy mà chi phí điều vốn của chi nhánh khá lớn, chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí của ngân hàng. Trong những năm tiếp theo, chi nhánh cần nỗ lực hơn nữa trong công tác huy động vốn để đáp ưng được cơ bản hoạt động cho vay và đầu tư của chi nhánh.

Sự phù hợp về kỳ hạn

Các hoạt động sử dụng vốn có những đặc thù về cơ cấu vốn đòi hỏi công tác huy động vốn phải tạo ra một cơ cầu vốn tương ứng. Sự cân đối về kỳ hạn giữa nguồn vốn và sử dụng vốn là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên hiệu quả huy động vốn của Chi nhánh. Cân đối này thể hiện thông qua việc Chi nhánh sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay ngắn hạn, sử dụng nguồn vốn trung dài hạn để cho vay trung dài hạn. Sự cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn của Chi nhánh về kỳ hạn thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.9. Tình hình huy động vốn và sử dụng vốn theo kỳ hạn tại Agribank CN thành phố Thái Bình năm 2020-2022

Đơn vị: Tỷ đồng, % Năm

2020 2021 2022

Số tiền Tỷ

trọng Số tiền Tỷ

trọng Số tiền Tỷ trọng I. Huy động vốn

Ngắn hạn 750 58,00 784 57,06 740 53,43

Trung dài hạn 543 42,00 590 42,94 645 46,57 II. Sử dụng vốn

Ngắn hạn 1.625 86,76 2.237 88,04 2.936 83,27 Trung dài hạn 248 13,24 304 11,96 590 16,73 (Nguồn: Báo cáo tổng kết HĐKD Agribank CN thành phố Thái Bình năm 2020-2022)

Nhìn vào bảng trên ta thấy, chi nhánh đang bị mất cân đối trong việc sử dụng vốn. Nguồn vốn ngắn hạn không đủ để phục vụ nhu cầu cho vay ngắn hạn. Chi nhánh đang sử dụng một phần tiền gửi dài hạn để cho vay ngắn hạn. Điều này làm tăng thêm chi phí sử dụng vốn. Có được nguồn vốn huy động trung dài hạn lớn giúp chi nhánh hoạt động an toàn nhưng kém hiệu quả, chưa tận dụng hết khả năng sinh lời của lượng vốn nhàn rỗi. Ngân hàng đang phải đối mặt với vấn đề mấy cân đối về mặt kỳ hạn giữa huy động vốn và sử dụng vốn. Nhận thấy vốn huy động trung dài hạn tiếp tục tăng cả về số lượng và tỷ trọng qua các năm, Chi nhánh đang cố gắng cân bằng trạng thái này bằng cách tích cực đẩy tỷ trọng cho vay trung dài hạn lên, giảm tỷ trọng cho vay ngắn hạn trong cơ cấu tín dụng để hệ số vốn huy động và sử dụng vốn phù hợp hơn.

Sự phù hợp về ngoại tệ

Bảng 2.10. Tình hình huy động vốn và sử dụng vốn theo ngoại tệ của Agribank CN thành phố Thái Bình 2020-2022

Đơn vị: Tỷ đồng, %

Năm 2020 2021 2022

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng I. Huy động vốn

VND 1.289 99,69 1.358 98,84 1.368 98,77

Ngoại tệ 4 0,31 16 1,16 17 1,23

II. Sử dụng vốn

VND 1.775 94,77 2.428 95,55 3.413 96,80

Ngoại tệ 98 5,23 113 4,45 113 3,20

(Nguồn: Báo cáo tổng kết HĐKD Agribank CN thành phố Thái Bình năm 2020-2022) Theo bảng số liệu trên ta thấy nguồn vốn huy động bằng nội tệ luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động và có xu hướng ổn định. Ngân hàng có huy động ngoại tệ nhưng tỷ trọng vốn huy động ngoại tệ rất thấp (khoảng từ 0.31%

đến 1,23% trong tổng nguồn vốn). Điều này là phù hợp theo định hướng của ngân hàng nhà nước khi không khuyến khích gửi ngoại tệ, chống tình trạng đô- la hóa.

Xét theo huy động và cho vay bằng nội tệ: nguồn vốn huy động bằng nội tệ không đáp ứng đủ yêu cầu cho vay bằng nội tệ.

Xét theo huy động và cho vay bằng ngoại tệ: nguồn vốn ngoại tệ cũng không đủ đáp ứng cho vay bằng ngoại tệ

Như vậy, xét theo sự phù hợp về ngoại tệ, chi nhánh cũng không có sự phù hợp về loại tiền giữa huy động và cho vay theo loại ngoại tệ. Tuy nhiên, việc cho vay bằng ngoại tệ cần có những điều kiện khá khó khăn với các doanh nghiệp nhưng lại mang lại lợi nhuận lớn hơn cho ngân hàng do lợi nhuận đến từ nhiều nguồn như lãi suất, lợi nhuận từ kinh doanh ngoại tệ, phí chuyển tiền ngoại tệ. Do vậy về cơ bản, chi nhánh không có sự phù hợp theo loại tiền tệ nhưng Agribank CN thành phố Thái Bình vẫn đang phát triển việc cho vay bằng ngoại tệ ở mức cho phép.

Nhìn chung, Agribank CN thành phố Thái Bình đang bị mất cân đối trong trong việc huy động và sử dụng vốn. Chi nhánh cần có những biện pháp để khắc phục tình trạng này nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.

2.2.5. Thị phần huy động vốn trên địa bàn thành phố Thái Bình

Thị phần huy động vốn thể hiện mức độ chiếm lĩnh thị trường của ngân hàng và là yếu tố cần thiết để đánh giá hoạt động huy động vốn của chi nhánh có hiệu quả hay không. Thị phần huy động vốn tại Agribank CN thành phố Thái Bình trên địa bàn thành phố được thể hiện như sau:

Bảng 2.13: Thị phần huy động vốn của Agribank CN thành phố Thái Bình trên địa bàn thành phố 2020-2022

Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 1. Tổng vốn huy động trên địa bàn 7.548 8.121 8.283

2. Nguồn VHĐ của Chi nhánh 1.293 1.374 1.385

3. Thị phần VHĐ của Chi nhánh trên

địa bàn (%) 17.13 16.92 16.72

(Nguồn: Báo cáo tổng kết HĐKD Agribank CN thành phố Thái Bình năm 2020-2022)

Hình 2.8 : Thị phần huy động vốn của Agribank CN thành phố Thái Bình 2020-2022

Đơn vị tính:%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết HĐKD Agribank CN thành phố Thái Bình năm 2020-2022) Qua bảng và hình vẽ trên, ta thấy thị phần vốn huy động của Agribank CN thành phố Thái Bình so với tổng nguồn vốn huy động các NHTM trên địa bàn thành phố Thái Bình có xu hướng giảm nhẹ trong giai đoạn 2020-2022. Điều này là do sự cạnh tranh để thu hút khách hàng và chiếm lĩnh thị phần trên địa bàn rất gay gắt.

Các ngân hàng TMCP có lãi suất huy động vốn cao hơn so với lãi suất huy động vốn của Agribank, số lượng sản phẩm huy động vốn đa dạng, đồng thời thủ tục giấy tờ đơn giản hơn nên làm cho thị phần của Agribank CN thành phố Thái Bình bị ảnh hưởng. Tuy nhiên xét về số lượng các NHTM trên địa bàn thành phố có khoảng 15 NHTM thì Agribank CN thành phố Thái Bình cũng có 1 thị phần huy động vốn khá lớn.

2.2.6. Danh mục và sự đa dạng hoạt động huy động vốn

Hiện nay Agribank CN thành phố Thái Bình đang triển khai tất cả các sản phẩm huy động vốn của hệ thống Agribank.

- Tiền gửi: Agribank CN thành phố Thái Bình cung cấp đa dạng kỳ hạn gửi và hình thức tính lãi cho khách hàng lựa chọn với thủ tục gửi tiền đơn giản.

+ Tài khoản thanh toán: Agribank CN TP Thái Bình miễn phí mở tài khoản

17.13 16.92 16.72

82.87 83.08 83.28

0 20 40 60 80 100 120

Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022

Agribank CN TP Thái Bình NHTM khác

cho khách hàng, không giới hạn số lần gửi, rút tiền tại bất kỳ thời điểm nào. Các tiện ích cung cấp cho khách hàng như thanh toán, chuyển khoản, thực hiện giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt và dịch vụ tiện ích khác.

+ Tiền gửi trực tuyến: Đối với sản phẩm này, khách hàng được chủ động thời gian giao dịch các ngày trong tuần. Sản phẩm có thao tác đơn giản, tính bảo mật cao, thực hiện giao dịch trên giao diện thân thiện, dễ sử dụng. Đa dạng về kỳ hạn, tạo điều kiện cho khách hàng lựa chọn phù hợp với kế hoạch tài chính.

- Tiền gửi tiết kiệm:

+ Tiết kiệm có kỳ hạn: Khách hàng có thể giao dịch tại bất kỳ chi nhánh/phòng giao dịch nào của Agribank. Khách hàng được chủ động lựa chọn kỳ hạn gửi tiền và hình thức lĩnh lãi. Xác nhận số dư để chứng minh tài chính cho mục đích cá nhân; sử dụng số dư để cầm cố vay vốn.

+ Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn lãi suất thả nổi: Lãi suất thả nổi linh hoạt theo lãi suất thị trường. Khách hàng có thể giao dịch tại bất kỳ chi nhánh, phòng giao dịch nào của Agribank. Khách hàng được hưởng các chính sách ưu đãi lãi suất theo quy định của Agribank từng thời kỳ.

+ Tiền gửi góp theo định kỳ: Tích lũy tiền theo định kỳ hàng tháng qua nhiều hình thức. Xác nhận số dư để chứng minh khả năng tài chính. Khách hàng được thực hiện các giao dịch gửi, rút tiền tại bất kỳ chi nhánh/phòng giao dịch nào của Agribank.

+ Tiết kiệm gửi góp không theo định kỳ: Khách hàng được chủ động gửi thêm tiền không giới hạn số lần và số tiền tích lũy dưới nhiều hình thức. Xác nhận số dư để chứng minh khả năng tài chính. Giao dịch gửi, rút tiền tại bất kỳ chi nhánh/phòng giao dịch nào của Agribank.

+ Tiết kiệm an sinh: Khách hàng được chủ động gửi thêm tiền không giới hạn số lần và số tiền tích lũy dưới nhiều hình thức. Được nhận lãi suất cao và được điều chỉnh tăng/giảm ngay khi thị trường thay đổi lãi suất. Giao dịch gửi, rút tiền tại bất kỳ chi nhánh/phòng giao dịch nào của Agribank.

+ Tiết kiệm học đường: Gửi tiền háng tháng qua nhiều hình thức. Lãi suất thả nổi điều chỉnh phù hợp với lãi suất thị trường và gia tăng theo kỳ hạn gửi. Khách

hàng có thể sử dụng số dư tài khoản để xác nhận khả năng tài chính cho khách hàng hoặc người thân.

+ Tiết kiệm hưu trí: Lãi suất cao, được điều chỉnh tăng/giảm ngay khi thị trường thay đổi lãi suất. Khách hàng được hưởng các chính sách ưu đãi theo quy định tại Chi nhánh Agribank nơi khách hàng mở tài khoản. Có thể sử dụng số dư tài khoản để xác nhận khả năng tài chính cho khách hàng hoặc người thân.

+ Tiết kiệm tích lũy kiều hối: Tích lũy thêm tiền, không giới hạn số lần gửi bằng nhiều hình thức tại bất kỳ thời điểm nào. Sử dụng số dư để xác nhận khả năng tài chính. Được hưởng các chính sách ưu đãi tỷ giá khi mua bán, chuyển đổi ngoại tệ gửi tiết kiệm.

Nhìn chung, các sản phẩm huy động vốn chi nhánh đang triển khai đáp ứng được nhu cầu đa dạng của khách hàng.

2.2.7. Khảo sát sự hài lòng của khách hàng về hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam- chi nhánh thành phố Thái Bình

Để có thêm một góc nhìn về thực trạng huy động vốn tại Agribank CN thành phố Thái Bình, tác giả đã thực hiện điều tra ý kiến đánh giá của khách hàng về một số vấn đề liên quan đến hoạt động huy động vốn của ngân hàng. Theo đó, các tiêu chí đưa ra được khảo sát bao gồm: Lãi suất; Tiện ích đi kèm; Sự đa dạng sản phẩm huy động vốn; Chính sách khách hàng; Cơ sở vật chất hạ tầng; Phong cách phục vụ của nhân viên; Uy tín của chi nhánh

Phiếu điều tra khảo sát được gửi đi thông qua các Giao dịch viên tại quầy giao dịch trực tiếp với khách hàng.

* Thời gian thực hiện khảo sát: 15/09/2023 -30/09/2023

* Phiếu khảo sát được thiết kế theo thang do 5 cấp độ:

Mức 1: - Rất không tốt Mức 2: - Không tốt Mức 3: - Khá Mức 4: - Tốt Mức 5: - Rất tốt

Một phần của tài liệu Hoạt Động huy Động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thành phố thái bình (Trang 63 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)