Tổng quan về Cục dự trữ Nhà nước khu vực Bắc Thái

Một phần của tài liệu Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại cục dự trữ nhà nước khu vực bắc thái (Trang 47 - 56)

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CỤC DỮ TRỮ NHÀ NƯỚC KHU VỰC BẮC THÁI GIAI ĐOẠN

2.1 Tổng quan về Cục dự trữ Nhà nước khu vực Bắc Thái

Nhận rõ được tầm quan trọng của Dự trữ Quốc gia, ngay sau khi hòa bình lập lại, tháng 9 năm 1955, Quốc hội khóa I, tại kỳ họp thứ V đã ra chủ trương “Phải xây dựng được một lực lượng hùng hậu để đối phó với mọi tình huống bất trắc xảy ra”

Từ chủ trương này, ngày 13/01/1956, Thủ tướng chính phủ đã ban hành quyết định số 663/TTg về tổ chức lực lượng dự trữ vật tư của Quốc gia với 27 chủng loại. Theo đó, đẻ thống nhất bộ máy quản lý lực lượng dự trữ này, ngày 07/8/1956 Thủ tướng chính phủ đã ban hành tiếp Nghị định số 997/TTg về thành lập Cục quản lý vật tư Nhà nước trực thuộc Thủ tướng chính phủ để trực tiếp quản lý vật tư dự trữ, xuất hàng theo sự điều hành của chính phủ. Nghị định này đã thành lập Cục Dự trữ vật tư Nhà nước (gọi tắt là Cục dự trữ) với tư cách là cơ quan quản lý chuyên ngành, hoạt động độc lập về quản lý vật tư dự trữ của nhà nước.

Trên cơ sở những đề xuất của Cục Dự trữ vật tư Nhà nước, ngày 18/2/1984 Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Nghị định số 31/HĐBT về thành lập Cục quản lý dự

trữ nhà nước thuộc Hội đồng Bộ trưởng trên cơ sở Cục dự trữ vật tư nhà nước thuộc Bộ vật tư và sáp nhập các Cục quản lý dự trữ nhà nước ở các Bộ, Tổng cục chuyển sang. Đây là lần thứ 2 có sự chuyển đổi lớn về công tác tổ chức, một bước ngoặt, một giai đoạn mới của ngành DTQG. Theo nghị định 31/HĐBT ngày 18/2/1984, Tổng kho A20 (Bắc Thái) được ra đời theo tinh thần nghị định này.

Tiếp theo nghị định số 31/HĐBT, ngày 7/4/1984 chủ tịch hội đồng Bộ trưởng ban hành quyết định số 128/CT về việc thành lập các Tổng kho thuộc Cục quản lý Dự

trữ vật tư nhà nước, với tổng kho Bắc Thái mang mật danh A20 trên cơ sở sáp nhập BAN 51 Bắc Thái, Kho muối Hà Thượng (Thuộc Bộ Nội thương) và Cụm Kho vật tư Bắc Sơn (thuộc Bộ Vật tư).

Ngày 7/7/1984 Cục trưởng cục Quản lý dự trữ đã ra quyết định số 300/DT-QG quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy với Tổng kho A20.

Theo quyết định, Tổng kho A20 được đặt trụ sở tại thành phố Thái Nguyên, năm 1986 văn phòng A20 được xây dựng nhà cấp ba, ba tầng tại Cục Dự trữ nhà nước khu vực Bắc Thái bây giờ.

Danh mục hàng dự trữ quốc gia tại Cục bao gồm các nhóm hàng sau đây:

a) Lương thực;

b) Vật tư, thiết bị cứu hộ, cứu nạn;

c) Vật tư thông dụng động viên công nghiệp;

d) Muối trắng;

đ) Nhiên liệu;

e) Vật liệu nổ công nghiệp;

g) Hạt giống cây trồng;

h) Thuốc bảo vệ thực vật;

i) Hóa chất khử khuẩn, khử trùng làm sạch môi trường, xử lý nguồn nước sinh hoạt và trong nuôi trồng thủy sản;

k) Thuốc phòng, chống dịch bệnh cho người;

l) Thuốc phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm, cây trồng, nuôi trồng thủy sản;

m) Vật tư, thiết bị, hàng hóa phục vụ quốc phòng, an ninh.

2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ

Cục dự trữ nhà nước khu vực Bắc Thái là đơn vị hành chính trực thuộc Tổng Cục Dự trữ Nhà nước, Bộ Tài chính thực hiện chức năng là: Quản lý xuất, nhập, bảo quản hàng hóa dự trữ trên địa bàn được phân công, phục vụ công tác cứu hộ, cứu trợ, cứu nạn, tham gia bình ổn thị trường góp phần đảm bảo an sinh xã hội hoặc sử dụng mục đích khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Nhiệm vụ quyền hạn của đơn vị dự trữ quốc gia:

- Trực tiếp quản lý, bảo vệ hàng dự trữ quốc gia đảm bảo đủ số lượng, đúng chất lượng, chủng loại và tại các địa điểm theo đúng yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

- Bảo đảm đáp ứng kịp thời yêu cầu huy động và sử dụng hàng dự trữ quốc gia trong mọi tình huống.

- Nhập, xuất, mua bán hàng dự trữ quốc gia theo đúng quy định của cấp có thẩm quyền.

- Tổ chức theo dõi nhập, xuất, mua, bán, luân phiên đổi hàng dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật.

2.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý

Hình 2.1. Tổ chức bộ máy tại Cục Dự trữ nhà nước khu vực Bắc Thái

(Nguồn: Phòng Tổ chức - Hành chính tại Cục) Cục Dự trữ nhà nước khu vực Bắc Thái có Cục trưởng lãnh đạo các công việc chung của đơn vị. Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ: Phòng Kế hoạch, Phòng Kế toán tài chính, Phòng kỹ thuật bảo quản và XDCB, phòng tổ chức hành chính, tổ xe.

Các cụm kho và kho như sau:

Cụm kho lương thực Đại Từ mật danh C201 Cụm kho lương thực Phú Bình mật danh C202 Cụm kho lương thực Phổ Yên mật danh C203 Cụm kho lương thực Đồng Hỷ mật danh C204 Kho muối Hà Thượng mật danh K205

Cụm kho vật tư Bắc Sơn (Lạng Sơn) mật danh K206.

Cục trưởng

Phòng Kế hoạch

Phòng Kế toán tài chính

Phòng Kỹ thuật bảo quản

và XDCB

Phòng Tổ chức

Hành chính

Tổ xe

2.1.4 Thực trạng nguồn nhân lực của Cục dữ trữ Nhà nước Khu vực Bắc Thái 2.1.4.1 Cơ cấu nguồn nhân lực về tuổi và giới tính

Năm 2018, Tổng cục Dự trữ Nhà nước giao chỉ tiêu biên chế công chức cho Cục Dự

trữ nhà nước khu vực Bắc Thái là 78 người.

- Về cơ cấu giới tính, do kết quả tuyển dụng cũng như đặc điểm ngành nghề nên tỷ lệ nam giới trong ngành có xu hướng ngày càng cao hơn nữ giới. Tỷ lệ nam chiếm 51,35% năm 2016, 51,32% vào năm 2017, 51,28% vào năm 2018. Tỷ lệ nữ chiếm 48,65% năm 2015, 48,68% vào năm 2017, 48,72% vào năm 2018.

Bảng 2.1: Cơ cấu NNL theo giới tính tại Cục dự trữ khu vực Bắc Thái giai đoạn 2016- 2018

Tên chỉ tiêu

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Số lượng (Người)

Cơ cấu (%)

Số lượng (Người)

Cơ cấu (%)

Số lượng (Người)

Cơ cấu (%)

Tổng số 74 100 76 100 78 100

Nam 38 51,35 39 51,32 40 51,28

Nữ 36 48,65 37 48,68 38 48,72

(Nguồn: Phòng Tổ chức - Hành chính tại Cục và tính toán của tác giả)

Sự chênh lệch và biến động về số lượng giữa lao động nam và lao động nữ không lớn, tỷ lệ lao động nam và lao động nữ không chênh nhau nhiều. Chứng tỏ Cục luôn tạo điều kiện, cơ hội như nhau cho cả lao động nam và lao động nữ để họ phát huy tốt nhất hiệu quả làm việc.

- Về cơ cấu độ tuổi, đội ngũ công chức của Cục ngày càng trẻ hóa. Đây là tác động tích cực đối với chất lượng công chức của đơn vị hiện nay.

Bảng 2.2: Cơ cấu nguồn nhân lực theo độ tuổi tại Cục dự trữ khu vực Bắc Thái giai đoạn 2016-2018

Tên chỉ tiêu

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Số lượng (Người)

Cơ cấu (%)

Số lượng (Người)

Cơ cấu (%)

Số lượng (Người)

Cơ cấu (%)

Tổng số lao động 74 100 76 100 78 100

Dưới 30 tuổi 20 27,03 21 27,63 22 28,21

Từ 30 - 39 tuổi 34 45,95 34 44,74 35 44,87

Từ 40 - 49 tuổi 13 17,57 14 18,42 15 19,23

Từ 50 tuổi trở lên 7 9,46 7 9,21 6 7,69

(Nguồn: Phòng Tổ chức- Hành chính tại Cục và tính toán của tác giả)

NNL tại Cục Dực trữ nhà nước khu vực Bắc Thái có xu hướng trẻ hoá. Nhóm tuổi dưới 30 tuổi và từ 30 - dưới 40 tuổi cơ cấu tăng lên theo từng năm trong khi nhóm tuổi từ 40 - dưới 50 tuổi và từ 50 tuổi trở lên có xu hướng giảm theo từng năm. Ưu điểm của nhóm công chức trẻ là có trình độ chuyên môn, được đào tạo bài bản, nhanh nhẹn, ham học hỏi và đặc biệt có trình độ tin học, ngoại ngữ đây là một lợi thế của ngành do hầu hết các phần việc của ngành như công nghiệp, xây dựng, vốn đầu tư, dân số, văn xã, thương mại vận tải…đều được thực hiện bằng các phần mềm tin học từ khâu chọn mẫu đến thiết kế phiếu điều tra, tổng hợp nhập tin và cho số liệu đầu ra đều được thực hiện trên máy vi tính. Nhóm lao động từ 40 tuổi trở lên có xu hướng tăng, một phần trong số họ là những người có kinh nghiệm, hiểu biết rộng có thể nói họ là những chuyên gia của ngành là tấm gương để cho thế hệ trẻ học hỏi và noi theo. Ở bất kỳ độ tuổi nào cũng có ưu điểm và hạn chế. Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức là nâng cao các ưu điểm của công chức và hạn chế các khuyết điểm của họ tại Cục.

Công chức ở nhóm tuổi từ 30 đến dưới 40 tuổi luôn ở mức cao hơn các nhóm tuổi khác. Đây là nhóm lao động trẻ, khỏe, năng động, giàu nhiệt huyết, có sức khỏe

tốt và kinh nghiệm chuyên môn. Nhìn chung, với tính chất và đặc thù của ngành thì cơ cấu lao động của Cục là một lợi thế trong thực thi nhiệm vụ và phát triển ngành. Nhóm công chức trong độ tuổi dưới 30 tuổi và nhóm tuổi từ 30 - 39 chiếm tỷ lệ cao nhất so với các nhóm tuổi còn lại chứng tỏ nguồn nhân lực ngành đang ở giai đoạn sung sức nhất. Ở nhóm tuổi này người lao động có sức trẻ có niềm say mê nghề nghiệp và ý chí phấn đấu cao. Những người trong độ tuổi này sẽ luôn cố gắng để khẳng định bản thân với đồng nghiệp và khẳng định mình trong ngành vì họ luôn cầu mong có sự thăng tiến trong công việc. Vì vậy, họ sẽ luôn hết mình với công việc, chan hoà và đoàn kết, cạnh tranh nhưng bình đẳng với nhau khi cùng làm việc trong tổ chức. Nhóm tuổi từ 40 đến 49 và từ 50 tuổi trở lên chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng ở các nhóm tuổi này hầu hết người lao động đều có độ chín về chuyên môn nghiệp vụ và các kỹ năng nghề nghiệp. Họ hầu hết đã khẳng định được bản thân và sẽ là tấm gương tốt cho thế hệ sau. Tuy nhiên trong số họ sẽ có một số ít làm việc với tinh thần mệt mỏi, giảm sức chiến đấu do thời điểm họ về hưu đang gần cận kề và họ trông đợi nhiều ở lớp trẻ trong thực thi công vụ.

Bảng 2.3: Cơ cấu cán bộ quản lý tại Cục dự trữ khu vực Bắc Thái giai đoạn 2016-2018

Tên chỉ tiêu

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Số lượng (Người)

Cơ cấu (%)

Số lượng (Người)

Cơ cấu (%)

Số lượng (Người)

Cơ cấu (%)

Tổng số 74 100 76 100 78 100

Ban LĐ cục 2 2,7 2 2,63 3 3,85

LĐ cấp phòng 32 43,24 30 39,47 30 38,46

Chuyên viên 40 54,05 44 57,89 45 57,69

(Nguồn: Phòng Tổ chức- Hành chính tại Cục và tính toán của tác giả)

Ban lãnh đạo Cục Dự trữ nhà nước khu vực Bắc Thái có 1 Cục trưởng và 2 Cục phó.

Cơ cấu Ban lãnh đạo Cục cơ bản ổn định trong suốt giai đoạn 2016-2018. Bình quân

giai đoạn 2016- 2018 lãnh đạo cấp Phòng và cấp Chi cục ổn định tăng không đáng kể, số lượng đội ngũ lãnh đạo cấp Phòng ổn định chứng tỏ công tác quản lý có hiệu quả và phát triển. Đội ngũ chuyên viên bình quân giai đoạn 2016-2018 tăng, năm 2016 chiếm 54,05%, năm 2017 hiếm 57,89% và năm 2018 chiếm 57,69%. Nguyên nhân chủ yếu là do về hưu và một công chức trẻ do điều kiện công tác không phù hợp nên xin thôi việc hoặc chuyển công tác khác. Cục Dự trữ nhà nước khu vực Bắc Thái là cơ quan ngành dọc trực thuộc Tổng Cục Dự trữ thuộc biên chế nhà nước. Hàng năm ngành tài chính tỉnh Thái Nguyên được giao chỉ tiêu biên chế và định mức lương tương ứng. Trên cơ sở định mức biên chế đó nên số lượng nhân lực ngành tương đối ổn định qua các năm.

Do số lượng nhân lực của ngành có biến động không đáng kể qua các năm, nên việc bố trí cơ cấu hợp lý về số lượng và chất lượng của đội ngũ sẽ tạo ra sức mạnh cho tổ chức.

2.1.4.2 Trình độ chuyên môn nghiệp vụ

Trình độ chuyên môn nghiệp vụ là điều kiện quan trọng và có tính quyết định trong thực hiện các nhiệm vụ và tạo ra sản phẩm công việc. Trình độ là mức độ về sự hiểu biết, về kỹ năng được xác định hoặc đánh giá theo tiêu chuẩn nhất định nào đó thể hiện ở văn bằng chứng chỉ mà mỗi người lao động nhận được thông qua quá trình học tập. Tiêu chuẩn về trình độ thường được sử dụng để xếp nhân viên vào hệ thống ngạch, bậc.

Bảng 2.4: Trình độ học vấn của nguồn nhân lực tại Cục dự trữ khu vực Bắc Thái giai đoạn 2016-2018

Tên chỉ tiêu

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Số lượng (Người)

Cơ cấu (%)

Số lượng (Người)

Cơ cấu (%)

Số lượng (Người)

Cơ cấu (%)

Tổng số công chức 74 100 76 100 78 100

Thạc sỹ 0 0 1 1,32 3 3,85

Đại học 70 94,59 71 93,42 74 94,87

Cao đẳng 2 2,7 1 1,32 1 1,28

Trung cấp 2 2,7 1 1,32 0 0

Chưa qua đào tạo 0 0 0 0 0 0

(Nguồn: Phòng Tổ chức- Hành chính tại Cục và tính toán của tác giả)

Công chức tại Cục ngày được cải thiện về trình độ học vấn. Tỷ lệ công chức có trình độ đại học ngày càng tăng qua các năm, cụ thể năm 2016 có 94,49 %, năm 2017 có 93,42%, năm 2018 có 94,87%. Hầu hết công chức trong ngành đều có chuyên ngành đào tạo về kinh tế. Đây là lực lượng lao động có trình độ đào tạo cơ bản có thể đáp ứng, tiếp cận và đảm nhiệm được các nghiệp vụ của ngành. Tuy nhiên, công chức có trình độ trên đại học có xu hướng tăng, năm 2016 chiếm 0%, năm 2017 chiếm 1,32% và năm 2018 chiếm 3,85%.

2.1.4.3 Trình độ ngoại ngữ công chức

Cục Dự trữ nhà nước khu vực Bắc Thái theo chức năng nhiệm vụ là một cơ quan chuyên môn, cán bộ làm nhiệm vụ thường theo kế hoạch công tác Tổng cục Dự trữ quốc gia và UBND tỉnh giao, do đó ít khi sử dụng tiếng Anh trong triển khai công việc và làm việc với các chuyên gia nước ngoài, nên ngoại ngữ thường bị mai một. Tuy nhiên, trong điều kiện tuyển dụng công chức của ngành, các thí sinh thi dự tuyển cần phải biết ít nhất là một ngoại ngữ, thường là tiếng Anh, nên trong những năm gần đây trình độ tiếng Anh của các NNL cũng ngày được nâng cao theo yêu cầu tuyển dụng và xu hướng hội nhập phát triển.

Bảng 2.5: Trình độ Tiếng Anh của nguồn nhân lực tại Cục dữ trữ khu vực Bắc Thái giai đoạn 2016-2018

Tên chỉ tiêu

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Số lượng Cơ cấu Số lượng Cơ cấu Số lượng Cơ cấu (Người) (%) (Người) (%) (Người) (%)

Tổng số 74 100 76 100 78 100

Cử nhân 0 0 0 0 0 0

Trình độ C 2 2,7 2 2,63 2 2,56

Trình độ B 68 91,89 70 92,11 72 92,31

Trình độ A 4 5,41 4 5,26 4 5,13

(Nguồn: Phòng Tổ chức- Hành chính tại Cục và tính toán của tác giả)

Qua bảng trên chúng ta có thể thấy hơn 100% công chức của Cục đều có trình độ tiếng Anh từ A trở lên, chủ yếu tập trung trình độ B, năm 2016 chiếm 91,89%, năm 2017 chiếm 92,11% và năm 2018 chiếm 92,31%. Tuy nhiên do đây là yêu cầu bắt buộc khi tuyển dụng vào công chức cho nên khả năng sử dụng vào giao tiếp hoặc nghiên cứu tài liệu nước ngoài thì chưa đáp ứng được và tỷ lệ ngày càng cao qua các năm.

2.1.4.4 Trình độ tin học của công chức

Trong những năm gần đây, đơn vị đã ứng dụng phần mềm để có thể quản lý các tài sản của dự trữ quốc gia. Các phần mềm sử dung thường xuyên như: phần mềm kế toán (MISA), phần mềm quản lý cán bộ công chức, thi đua khen thưởng, phần mềm quản lý danh mục và chủng loại các hàng dự trữ quốc gia... Vì vậy, đòi hỏi NNL có trình độ tin học nhất định. Trình độ tin học là một trong những điều kiện bắt buộc khi tuyển dụng vào ngành. Do đó, nhân lực công tác tại Cục hầu hết đều có trình độ tin học, sử dụng được máy vi tính và các phần mềm trong phạm vi công việc chuyên môn của mình.

Năm 2016-2018, trong số công chức công tác tại Cục, có 100% người có chứng chỉ hoặc bằng tin. Trong đó, số người có chứng chỉ B trở lên chiếm tỷ trọng cao nhất, trên 95% nhân lực có trình độ tin học. Tỷ lệ NNL có chứng chỉ B ngày càng tăng qua các năm, năm 2016 là 90,54% đến năm 2018 tăng lên 94,87%.

Bảng 2.6. Trình độ Tin học của nguồn nhân lực tại Cục dữ trữ khu vực Bắc Thái giai đoạn 2016-2018

Tên chỉ tiêu

Năm 2015 Năm 2017 Năm 2018

Số lượng Cơ cấu Số lượng Cơ cấu Số lượng Cơ cấu (Người) (%) (Người) (%) (Người) (%)

Tổng số 74 100 76 100 78 100

Kỹ sư 2 2,7 2 2,63 2 2,56

Trình độ C 3 4,05 2 2,63 3 3,85

Trình độ B 67 90,54 71 93,42 74 94,87

Trình độ A 2 2,7 1 1,32 1 1,28

(Nguồn: Phòng Tổ chức- Hành chính tại Cục và tính toán của tác giả)

2.1.4.5 Trình độ lý luận chính trị của công chức

Trình độ chính trị cũng là tiêu chí đánh giá chất lượng nguồn nhân lực. Đây là tiêu chí quan trọng, có tính quyết định đến bản lĩnh chính trị và lập trường tư tưởng của NNL trước nhiệm vụ được giao của bản thân và toàn Ngành. Vì vậy, việc nghiên cứu, phân tích tiêu chí này là rất cần thiết.

Bảng 2.7: Chất lượng nguồn nhân lực theo trình độ lý luận chính trị tại Cục dự trữ khu vực Bắc Thái giai đoạn 2016-2018

Tên chỉ tiêu

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Số lượng Cơ cấu Số lượng Cơ cấu Số lượng Cơ cấu (Người) (%) (Người) (%) (Người) (%)

Tổng số 67 100 72 100 70 100

Cử nhân 0 0 0 0 0 0

Cao cấp 3 4,05 3 3,95 4 5,13

Trung cấp 23 31,08 24 31,58 25 32,05

Sơ cấp trở xuống 48 64,86 49 64,47 49 62,82

(Nguồn: Phòng Tổ chức - Hành chính tại Cục và tính toán của tác giả)

Hầu hết NNL đương nhiệm cũng như trong quy hoạch chức danh lãnh đạo chủ chốt của Cục đều đã theo học các khóa học lý luận chính trị, tính đến thời điểm 31/11/2018 đã có 27 người có trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên, chiếm 38,6%. Đây là những nhân tố và là nòng cốt quan trọng trong quá trình điều hành hoạt động thực hiện các nhiệm vụ của cơ quan.

Một phần của tài liệu Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại cục dự trữ nhà nước khu vực bắc thái (Trang 47 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)