CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CỤC DỮ TRỮ NHÀ NƯỚC KHU VỰC BẮC THÁI GIAI ĐOẠN
2.2 Thực trạng các yếu tố cấu thành chất lượng nguồn nhân lực tại Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Bắc Thái
2.2.1 Thực trạng các yếu tố thể chất của nguồn nhân lực
Định kì hàng năm, Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Bắc Thái đều tổ chức khám sức khỏe toàn thể NNL để cán bộ yên tâm công tác. Ngoài ra, đội ngũ lãnh đạo chủ
chốt của Đơn vị (từ Phó trưởng phòng trở lên) còn được Ban bảo vệ sức khỏe cán bộ của Tổng Cục cho thăm khám định kỳ thêm 1 lần/năm. Kết quả khám sức khỏe được thể hiện qua biểu sau:
Bảng 2.8: Kết quả khám sức khỏe của nguồn nhân lực tại Cục dự trữ khu vực Bắc Thái giai đoạn 2016-2018
Tên chỉ tiêu
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Số lượng Cơ cấu Số lượng Cơ cấu Số lượng Cơ cấu (Người) (%) (Người) (%) (Người) (%)
A 5 6 7 8 9 10
Tổng số 74 100 76 100 78 100
Rất khoẻ 57 77,03 58 76,32 60 76,92
Khoẻ 16 21,62 17 22,37 17 21,79
Trung bình 1 1,35 1 1,32 1 1,28
Yếu 0 0 0 0 0 0
Rất yếu 0 0 0 0 0 0
Kém 0 0 0 0 0 0
(Nguồn: Phòng Tổ chức- Hành chính tại Cục và tính toán của tác giả)
Sức khỏe và thể lực của đội ngũ NNL tại Cục ngày càng được cải thiện rõ rệt. Với sức khỏe tốt như vậy, NNL của Cục ngày càng hoàn thành tốt công việc và nhiệm vụ được giao. Phong trào văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao trong cán bộ, công chức phát triển mạnh với nhiều hình thức phong phú, đa dạng. Các hoạt động này được tổ chức gắn liền với các ngày kỷ niệm, ngày lễ lớn của quê hương, đất nước, của ngành nên diễn ra thường xuyên, liên tục, tạo không khí vui chơi, lành mạnh trong cán bộ, công chức. Qua đó đã góp phần nâng cao thể lực, trí lực, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ và sáng tạo nghệ thuật của NNL, đồng thời thúc đẩy khí thế thi đua
lao động, sản xuất, công tác, xây dựng văn hoá lành mạnh, đẩy lùi các tệ nạn xã hội trong cơ quan, đơn vị. Trong khuôn viên Cục đều có nhà thi đâu, sân bãi tập luyện, đây là điều kiện thuận lợi, đáp ứng nhu cầu tập luyện thể dục thể thao, nâng cao thể lực cho cán bộ, công chức.
2.2.2 Thực trạng các yếu tố năng lực hoạt động
NNL tại Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Bắc Thái là những người chịu trách nhiệm tham mưu, giúp việc cho Ban lãnh đạo Cục trong việc thực hiện chức năng quản lý đồng thời trực tiếp thực hiện tác nghiệp chuyên môn giải quyết những yêu cầu nhiệm vụ mà ngành quy định, do đó những kỹ năng trong việc là rất quan trọng. Kết quả đánh giá kỹ năng của NNL tại Cục thể hiện tại bảng:
Bảng 2.9: Kỹ năng nghề nghiệp của nguồn nhân lực tại Cục dự trữ khu vực Bắc Thái
ĐVT: % Kỹ năng
Rất thành
thạo
Thành thạo
Chưa thành thạo
Kém Yếu
Soạn thảo văn bản 24,29 42,86 17,14 15,71 0
Phối hợp và làm việc nhóm 21,43 30 30 18,57 0
Lập kế hoạch công việc cá nhân 14,29 40 30 12,86 2,86 Giao tiếp, tiếp nhận và xử lý thông tin 21,43 30 27,14 18,57 2,86 Khả năng áp dụng pháp luật trong
giải quyết vấn đề 11,43 18,57 24,29 34,29 11,43
Kỹ năng thuyết trình 5,71 11,43 15,71 41,43 25,71 Kỹ năng sử dụng tin học 37,14 30 17,14 11,43 4,29
Sử dụng ngoại ngữ 5,71 17,14 28,57 30 18,57
Trung bình 17,68 27,5 23,75 22,86 8,23
(Nguồn: Tác giả khảo sát)
Qua khảo sát cho thấy các kỹ năng mà NNL tại đơn vị đạt mức trung bình các kỹ năng, cho rằng thạo các kỹ năng cần thiết trong tác nghiệp chuyên môn, thực thi công vụ; có một số nghiệp vụ còn một số công chức chưa thành thạo như khả năng áp dụng pháp luật trong giải quyết vấn đề; phối hợp làm việc nhóm, lập kế hoạch làm việc cá nhân, kỹ năng thuyết trình. Một số kỹ năng còn tồn tại nhiều hạn chế khác là: kỹ năng sử dụng ngoại ngữ; thuyết trình, tin học là những kỹ năng rất quan trọng trong quản lý hành chính và chuyên môn. Như vậy NNL thuộc Cục mới chỉ đáp ứng những yêu cầu căn bản, còn kỹ năng để hỗ trợ thêm cho hoàn thành nhiệm vụ công việc chưa được sử dụng bài bản, chuyên nghiệp.
2.2.3 Thực trạng các yếu tố khí chất NNL
Cục dự trữ tỉnh Bắc Thái là đơn vị đã luôn tăng cường đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và tự rèn luyện nâng cao phẩm chất đạo đức, chính trị đối với mỗi CBNV. Đơn vị thường xuyên triển khai học tập Nghị quyết của Đảng, tự kiểm điểm và kiểm điểm đơn vị và cá nhân người lao động đã góp phần phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là phát huy tinh thần hăng say lao động, năng suất lao động và hiệu quả trong hoạt động kinh doanh.
Công tác phát triển Đảng luôn được Đảng bộ Đơn vị quan tâm, giáo dục, bồi dưỡng và giới thiệu quần chúng ưu tú kết nạp vào Đảng, đặc biệt là lực lượng cán bộ, nhân viên trẻ có chí hướng tu dưỡng phẩm chất đạo đức và phấn đấu tốt. Đảng viên của đơn vị được phát triển và tăng dần hàng năm; hiện nay có 63 Đảng viên chiếm 80,77% lực lượng CBNV của đơn vị. Đơn vị luôn bám sát các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng để triển khai thực hiện các chương trình, nhiệm vụ trong đơn vị, đặc biệt là phong trào thi đua “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Qua đó, tạo cho đội ngũ CBNV có tác phong làm việc năng động, sang tạo, say mê với công việc và có kỷ luật cao.
Đơn vị đã thực hiện ký kết văn bản nội quy làm việc, Thỏa ước lao động tập thể, ban hành các Quy định quản lý tài chính… nhằm điều chỉnh ý thức, trách nhiệm lao động của người lao động. Thông qua những giấy khen, bằng khen được trao cho cá nhân, tập thể xuất sắc là những bằng chứng thể hiện rõ phẩm chất đạo đức tốt và thái độ làm việc nghiêm túc, nhiệt tình của người lao động trong Đơn vị. Trong thời
gian qua, đã áp dụng nhiều biện pháp để nâng cao phẩm chất cá nhân của người lao động đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.
Để đánh giá chính xác hơn chỉ tiêu phẩm chất người lao động qua thái độ, tinh thần làm việc của các bộ phận trong Đơn vị, tác giả đã tiến hành khảo sát điều tra thông qua bảng hỏi cán bộ nhân viên trong Đơn vị và thu được một số kết quả sau đây:
Bảng 2.10: Kết quả điều tra về ý thức kỷ luật, tác phong của CBNV Đơn vị ĐVT: Người, %
STT Nội dung
Năm 2018 Số lượng
(phiếu)
Tỷ lệ (%) I Ý thức tuân thủ nội quy, quy chế
1 Hoàn toàn không cần thiết 0 0
2 Không cần thiết 0 0
3 Cần thiết bình thường 16 20,51
4 Khá cần thiết 24 30,77
5 Rất cần thiết 38 48,72
Tổng 78 100
II Ý thức trách nhiệm, tác phong trong công việc
1 Hoàn toàn không cần thiết 0 0
2 Không cần thiết 0 0
3 Cần thiết bình thường 6 7,70
4 Khá cần thiết 21 26,92
5 Rất cần thiết 51 65,38
Tổng số phiếu 78 100
(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát của tác giả)
Theo kết quả điều tra 78 phiếu tại Đơn vị cho thấy mức độ khá cần thiết và rất cần thiết của ý thức tuân thủ nội quy, quy chế đối với công việc lần lượt đạt 30,77% (24
% cho rằng cần thiết bình thường và không có ý kiến cho là không cần thiết và hoàn toàn không cần thiết. Như vậy có thể đánh giá được ý thức tuân thủ nội quy, quy chế của lao động trong Đơn vị tương đối tốt, phần đa số NNL được khảo sát cho rằng việc tuân thủ nội quy, quy chế đối với công việc là cần thiết.
Đối với mức độ cần thiết của tác phong công việc, ý thức trách nhiệm đối với công việc đạt 92,3% cho mức độ khá cần thiết (26,92%) và rất cần thiết (65,38%); bên cạnh đó vẫn còn đến 7,7% số phiếu cho rằng chỉ tiêu này ở cần thiết bình thường, không có ý kiến là không cần thiết và hoàn toàn không cần thiết.
Bên cạnh những mặt đạt được thì việc chấp hành nội quy quy chế của tổ chức, kỷ luật lao động của CBNV vẫn còn một số hạn chế như: Trong giờ làm việc vẫn còn làm việc riêng như lướt internet, facebook, zalo... tâm lý làm việc đối phó, không chủ động và chịu khó tìm tòi, phát huy sáng tạo trong công việc, một số CBNC còn tồn tại tâm lý làm việc mong muốn hết giờ khiến cho chất lượng công việc không được đảm bảo, công việc vào cuối giờ phải giải quyết thường để tồn đến hôm sau. Dù Đơn vị đã lắp đặt máy chấm công bằng vân tay, song vẫn có một số cán bộ đến chấm công rồi đi ra ngoài giải quyết công việc riêng ảnh hưởng đến chất lượng công việc của Đơn vị.
Đơn vị đã quan tâm đến nâng cao phẩm chất đạo đức cá nhân, tập thể trong công việc là: Nâng cao ý thức hướng thiện, có lối sống lành mạnh, nếp sống văn minh;
nâng cao tinh thần lao động chăm chỉ, nhiệt tình; nâng cao ý thức tập thể, đoàn kết;
nâng cao tinh thần trách nhiệm với bản thân, với công việc và với doanh nghiệp;
nâng cao ý thức bảo vệ và cải thiện môi trường.
Nâng cao thái độ của một người lao động thể hiện qua: Nâng cao thái độ với cấp trên, tôn trọng, lịch sự với cấp trên, nghiêm túc tuân thủ nội quy làm việc, tiếp thu ý kiến đóng góp xây dựng để nâng cao hiệu quả công việc cá nhân. Nâng cao thái độ với đồng nghiệp như: lịch sự, hòa đồng, thân ái với đồng nghiệp; sẵn sàng hợp tác, giúp đỡ đồng nghiệp trong phạm vi chức trách của mình. Nâng cao thái độ với khách hàng như: tôn trọng, lịch sự, nhiệt tình, tận tâm, săn sóc; lắng nghe góp ý của khách hàng, có tinh thần hợp tác nhằm cung cấp tới khách hàng dịch vụ, sản phẩm tốt nhất.
Lãnh đạo Đơn vị luôn hiểu rằng quá trình thực hiện công việc không chỉ cần sức khỏe, trí tuệ, sự khéo léo mà còn cần tính kỷ luật, sự tự giác, tinh thần hợp tác, tác phong chuyên nghiệp và mọi con người Việt Nam được thừa hưởng từ cha ông tinh thần làm việc hăng say, sự chịu thương, chịu khó, cần cù chăm chỉ, yêu lao động, mềm dẻo, linh hoạt trong ứng xử… Chính vì vậy Đơn vị luôn tạo môi trường thuận lợi nhất để cán bộ công nhân viên được giáo dục và nâng cao đạo đức nghề nghiệp.
Qua điều tra ý kiến của 78 CBCNV về mức độ quan tâm đến nguyện vọng gắn bó lâu dài với Đơn vị tác giả đã thu kết quả như sau:
Bảng 2.11. Mức độ quan tâm đến nguyện vọng gắn bó lâu dài với Đơn vị ĐVT: Người
STT Mức độ quan tâm đến nguyện vọng gắn bó lâu dài với Đơn vị
Số trả lời (người)
Tỷ lệ
%
1 Không quan tâm 5 6,41
2 Ít quan tâm 11 14,10
3 Quan tâm bình thường 13 16,67
4 Khá quan tâm 32 41,03
5 Rất quan tâm 17 21,79
Tổng 78 100
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
Vậy qua điều tra cho thấy, có đa số ý kiến của CBCNV ở Đơn vị cho rằng có xác định sẽ gắn bó làm việc lâu dài, ổn định tại Đơn vị, cụ thể: có 62,82% trong tổng số CBCNV được hỏi rất quan tâm (21,79%) và khá quan tâm (41,03%) đến nguyện vọng gắn bó lâu dài với Đơn vị. Và chỉ khi nào người lao động xác định sẽ chọn Đơn vị là nơi làm việc lâu dài, ổn định thì họ sẽ có ý thức tổ chức kỷ luật tốt hơn, có tinh thần phấn đấu, cố gắng và nỗ lực hết mình trong công việc hơn. Một trong những nội dung then chốt của công tác quản lý và sử dụng lâu dài đó là phải làm cho người lao động muốn gắn bó lâu dài với Đơn vị, phải biết quan tâm đến tâm tư, nguyện vọng gắn bó của người lao động.
Bên cạnh đó, tác phong làm việc của nhân viên cũng luôn được chú trọng qua quá trình sử dụng lao động của doanh nghiệp, qua điều tra có 67,95% số CBCNV tại Đơn vị được hỏi cho biết họ rất quan tâm (34,62%) và khá quan tâm (33,33%) đến tác phong làm việc của nhân viên.
Bảng 2.12. Mức độ quan tâm đến tác phong làm việc của người lao động tại Đơn vị
ĐVT: Người STT Mức độ quan tâm đến tác phong
làm việc của người lao động
Số trả lời
(người) Tỷ lệ %
1 Không quan tâm 3 3,85
2 Ít quan tâm 7 8,97
3 Quan tâm bình thường 15 19,23
4 Khá quan tâm 26 33,33
5 Rất quan tâm 27 34,62
Tổng 78 100
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)