Định hướng, mục tiêu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Cục dự trữ Nhà nước Khu vực Bắc Thái giai đoạn 2019-2022

Một phần của tài liệu Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại cục dự trữ nhà nước khu vực bắc thái (Trang 91 - 94)

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CỤC DỰ TRỮ NHÀ NƯỚC KHU VỰC BẮC THÁI

3.1 Định hướng, mục tiêu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Cục dự trữ Nhà nước Khu vực Bắc Thái giai đoạn 2019-2022

3.1.1 Mục tiêu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Cục dự trữ Nhà nước Khu vực Bắc Thái giai đoạn 2019-2022

* Mục tiêu chung:

Mục tiêu nâng cao chất lượng NNL tại Cục dự trữ nhà nước khu vực Bắc Thái đến năm 2022 là xây dựng đội ngũ NNL chuyên nghiệp có phẩm chất đạo đức tốt, đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng và hợp lý về cơ cấu, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và trình độ lý luận chính trị cao nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội chung của cả nước và địa phương.

* Mục tiêu cụ thể:

- Tăng tỷ lệ NNL có trình độ học vấn từ năm 2019 đến năm 2022 như sau: NNL có trình độ trên đại học tăng lên 20%; có trình độ đại học lên 100%, trong đó 50%

được đào tạo đúng chuyên ngành; 100% NNL ở trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp tốt nghiệp không đúng chuyên được đào tạo bổ sung kiến thức.

- Đối với NNL đương chức và dự nguồn quy hoạch giữ các chức danh lãnh đạo chủ chốt của Cục: 70% được đào tạo đạt trình độ chuyên môn sau đại học; 100%

có trình độ cao cấp lý luận chính trị; 70% là thống kê viên chính, 30% là thống kê viên cao cấp.

- Đối với NNL đương chức và dự nguồn quy hoạch các chức danh lãnh đạo cấp phòng và tương đương của Cục: 35% đạt trình độ chuyên môn sâu sau đại học; 50%

trình độ cao cấp hoặc cử nhân lý luận chính trị - hành chính.

- Đến năm 2022 khoảng 1-2 người đạt chuẩn ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương, số NNL đạt chuẩn ngạch thống kê viên chính và tương đương chiếm 10 - 15% tổng số NNL của Cục dự trữ nhà nước khu vực Bắc Thái.

3.1.2 Định hướng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Cục dự trữ Nhà nước Khu vực Bắc Thái giai đoạn 2019-2022

Quan điểm 1: Nâng cao chất lượng đội ngũ NNL phải xuất phát từ quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Xây dựng đội ngũ NNL vững mạnh toàn diện là nhằm để thực hiện thắng lợi đường lối, chính sách của Đảng. Xuất phát từ một vấn đề có tính chất nguyên lý: căn cứ từ yêu cầu công việc để đặt tổ chức, từ yêu cầu của tổ chức để chọn và sắp xếp con người. Do đó, công tác tổ chức cán bộ nói chung và việc nâng cao chất lượng đội ngũ NNL nói riêng phải xuất phát từ quan điểm và đường lối của Đảng bao gồm đường lối chính trị, đường lối kinh tế và quan điểm, nguyên tắc về công tác tổ chức, công tác cán bộ của Đảng: Đảng thống nhất nguyên tắc lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, đi đôi với phát huy trách nhiệm của tổ chức và cá nhân người đứng đầu các tổ chức chính trị về công tác cán bộ. Nói một cách khác, đội ngũ NNL là sản phẩm của đường lối chính trị và đường lối tổ chức của Đảng. Mặt khác, đội ngũ NNL nhà nước là lực lượng nòng cốt, tiên phong thực hiện đường lối, nghị quyết của Đảng, biến đường lối, nghị quyết của Đảng thành hiện thực. Hay nói cách khác, đội ngũ NNL Cục dự trữ nhà nước khu vực Bắc Thái là lực lượng thực thi nhiệm vụ đưa nghị quyết của Đảng về lao động, người có công và xã hội vào cuộc sống, thông qua việc thực hiện chức năng quyền lực của cơ quan hành chính Nhà nước các cấp. Do vậy, việc xây dựng, phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ NNL Cục dự trữ nhà nước khu vực Bắc Thái.

Cục dự trữ nhà nước khu vực Bắc Thái xuất phát từ yêu cầu nhằm thực hiện thắng lợi đường lối của Đảng và phải lấy quan điểm, đường lối của Đảng làm cơ Cục.

Quan điểm 2: Nâng cao chất lượng đội ngũ NNL Cục dự trữ nhà nước khu vực Bắc Thái theo hướng chuyên nghiệp hoá

Nâng cao chất lượng đội ngũ NNL Cục dự trữ nhà nước khu vực Bắc Thái phải được thực hiện theo hướng chuyên nghiệp hoá, phải xây dựng được đội ngũ NNL Cục dự trữ nhà nước khu vực Bắc Thái có tính chuyên nghiệp cao, có đủ kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng, kỹ xảo để thực thi công vụ. Cũng giống như một công việc

bất kỳ, công việc của NNL Cục dự trữ nhà nước khu vực Bắc Thái trước hết đòi hỏi người thực hiện nó phải có được những hiểu biết, kỹ năng và năng lực nhất định.

Đó là những tiêu chuẩn cần thiết phải có để có thể thực hiện thành công công việc, nói cách khác là NNL phải đạt được năng lực tương xứng để làm việc. Vì vậy, muốn nâng cao chất lượng của đội ngũ NNL phải căn cứ vào những yêu cầu của công việc để tuyển dụng NNL, đào tạo và bồi dưỡng NNL; chứ không phải vì những con người cụ thể mà bố trí sử dụng vào công việc; mà phải xuất phát từ yêu cầu, từ đòi hỏi của công việc để tuyển chọn, sắp xếp con người đủ các điều kiện thực thi nhiệm vụ đó.

Nâng cao chất lượng NNL Cục dự trữ nhà nước khu vực Bắc Thái phải được thực hiện trên cơ Cục của phân tích công việc, lấy mục tiêu đủ năng lực để hoàn thành công việc làm mục tiêu nâng cao chất lượng NNL Cục.

Quan điểm 3: Nâng cao chất lượng NNL phải đảm bảo sự gắn kết chặt chẽ giữa chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp.

Trình độ chuyên môn là điều kiện vô cùng quan trọng để có thể thực hiện thành công công việc, đạt được mục tiêu của tổ chức là yêu cầu bắt buộc phải có đối với đội ngũ cán bộ NNL. Tuy nhiên lao động của NNL là một loại lao động đặc biệt, một quyết định do cơ quan hành chính nhà nước ban hành, có tác dụng rất lớn đến hoạt động khác nhau của đời sống xã hội. Do vậy, hoạt động của họ không chỉ ảnh hưởng đến việc thực hiện công việc của cơ quan đó mà còn ảnh hưởng đến chất lượng của nền hành chính nhà nước, đến phát triển kinh tế - xã hội và thể diện quốc gia. Chính vì vậy, cùng với chuyên môn nghiệp vụ cao, tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp đối với đội ngũ NNL Cục dự trữ nhà nước khu vực Bắc Thái được đặt ra một cách mạnh mẽ và đòi hỏi phải được đáp ứng với những nỗ lực cao nhất.

Quan điểm 4: Nâng cao chất lượng của đội ngũ NNL là một quá trình liên tục được thực hiện đồng bộ từ khâu tuyển dụng, quy hoạch, đào tạo và sử dụng.

Chất lượng đội ngũ NNL phụ thuộc không chỉ vào một yếu tố hay một giai đoạn nào trong thời gian công tác của họ, mặt khác chất lượng của đội ngũ cán bộ NNL phải luôn gắn với việc thực hiện các công việc của Cục. Chính vì thế việc nâng cao

chất lượng của đội ngũ cán bộ NNL phải luôn được quan tâm thực hiện ngay từ khi họ bắt đầu làm việc tại Cục và cả trong suốt thời gian làm việc trong Cục. Việc nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ NNL có thể được thực hiện thông qua nhiều hình thức, biện pháp sát thực. Phải được tiến hành ngay từ khâu tuyển dụng với những hình thức thi tuyển nghiêm túc theo quy trình thống nhất trên cơ Cục tiêu chuẩn hợp lý. Tiếp theo đó là cả quá trình đào tạo sau công vụ, để tiếp tục trang bị những kỹ năng, những kiến thức mới; đồng thời làm tốt việc sắp xếp, sử dụng đúng có hiệu quả đội ngũ NNL.

Quan điểm 5: Nâng cao chất lượng NNL là trách nhiệm của mọi phòng nghiệp vụ và của từng cá nhân NNL.

Trong đó, Lãnh đạo Cục phải có trách nhiệm thường xuyên chăm lo xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ NNL. Đồng thời phải huy động trách nhiệm và sức mạnh của mọi phòng ban đóng góp ý kiến với mọi hoạt động của Cục nói chung và hoạt động của NNL nói riêng. Nâng cao chất lượng NNL còn là trách nhiệm của bản thân từng NNL, từng NNL phải xác định trách nhiệm và quyết tâm học tập, rèn luyện để nâng cao năng lực chuyên môn, rèn luyện tác phong làm việc và đạo đức nghề nghiệp của chính bản thân.

Một phần của tài liệu Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại cục dự trữ nhà nước khu vực bắc thái (Trang 91 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)