CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC
2.3 Một số nghiên cứu có liên quan đến công tác tạo động làm việc
Nghiên cứu của Simons & Enz(1995) nghiên cứu các nhân tố tác động đến động lực của nhân viên khách sạn. Mục đích nghiên cứu :1) Điều tra về các nhân tố nào tác động đến động lực làm việc của nhân viên khách sạn tại Mỹ và Canada. 2) Phát hiện những khác biệt giữa động lực của nhân viên khách sạn với các nhân viên làm trong ngành khác. 3) Xem có sự khác nhau trong động lực dựa trên giới tính và tuổi. 4) Có sự khác biệt trong động lực làm việc dựa vào các bộ phận khác nhau trong khách sạn. Nghiên cứu sử dụng 10 nhân tố công việc động viên của Kovach để làm công cụ điều tra ban đầu, nghiên cứu tiến hành khảo sát trên 278 nhân viên của mười khách sạn khác nhau tại Mỹ và Canada. Người trả lời xếp hạng những gì nhân viên thấy tác động nhất đến động lực làm việc của họ theo thứ tự từ 1 đến 10. Với 1 là quan
trọng nhất và 10 là ít quan trọng nhất. Đồng thời thu nhập thêm thông tin cá nhân : giới tính, độ tuổi , bộ phận công tác để so sánh. Kết quả nghiên cứu các nhân tố tác động đến động lực làm việc của nhân viên khách sạn như sau:
Bảng 2.2 : Kết quả nghiên cứu Simons & ENZ (1995) STT Nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc
1 Lương cao
2 Công việc ổn định
3 Sự thăng tiến và phát triển nghề nghiệp 4 Điều kiện làm việc tốt
5 Công việc thú vị
6 Được công nhận đầy đủ thành tích công việc 7 Sự gắn bó của cấp trên với nhân viên
8 Cảm giác được tham gia 9 Xử lý kỷ luật khéo léo, tế nhị
10 Sự hỗ trợ của quản lý trực tiếp trong công việc giải quyết các vấn đề cá nhân
2.3.2 Nghiên cứu của Wong , Siu, Tsang (1999)
Wong , Siu, Tsang (1999) thực hiện nghiên cứu các nhân tố tác động đến động lực của nhân viên khách sạn tại Hồng Kông. Mục đích của nghiên cứu: 1) Có mối quan hệ giữa các nhân tố cá nhân và mười nhân tố công việc liên quan đến nhân viên khách sạn Hồng Kông. 2) Đề xuất phương án tác động đến động lực làm việc của nhân viên dựa trên những đặc điểm cá nhân khác nhau. Nghiên cứu cũng sử dụng mười nhân tố công việc động viên của Kovach (1987) làm công cụ và cũng yêu cầu người trả lời sắp xếp các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc từ 1 đến 10. Kết quả nghiên cứ như sau:
Bảng 2.3 : Kết quả nghiên cứu Simons & ENZ (1995) STT Nhân tố ảnh hưởng động lực làm việc
1 Sự thăng tiến và phát triển nghề nghiệp 2 Sự gắn bó của cấp trên với nhân viên 3 Lương cao
4 Công việc ổn định 5 Điều kiện làm việc tốt
6 Được công nhận đầy đủ thành tích trong công việc 7 Công việc thú vị
8 Cảm giác được tham gia
9 Xử lý , kỷ luật khéo léo, tế nhị
10 Sự hỗ trợ của quản lý trực tiếp trong công việc giải quyết các vấn đề cá nhân
2.3.3 Nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Lan Vy (2010)
Thực hiện đề tài nghiên cứu Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ động viên nhân viên trong các công việc tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Mục tiêu của nghiên cứu (1)Xác định và kiểm đinh thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ động viên nhân viên, (2) Đánh giá mức độ quan trọng của các nhân tố động viên, qua đó đề nghị những chính sách nhằm nâng cao mức độ động viên tại các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu dựa mười nhân tố công việc của Kovach. Thang đo động lực hiệu chỉnh gồm 5 thành phần (1) Chính sách đãi ngộ; (2) Lãnh đạo; (3) Sự phù hợp của công việc; (4) Thương hiệu và văn hóa của công ty, (5) Đồng nghiệp. Nhân tố Thương hiệu và văn hóa công ty được bổ sung vào thành phân thang đo động lực làm việc.
Bảng 2.4 : Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Lan Vy (2010) STT Nhân tố ảnh hưởng động lực làm việc
1 Chính sách đãi ngộ 2 Lãnh đạo
3 Sự phù hợp của công việc
4 Thương hiệu và văn hóa của công ty 5 Đồng nghiệp
2.3.4 Công trình nghiên cứu của Lê Quang Hùng và công sự ( 2014)
Lê Quang Hùng và công sự (2014) Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng động lực làm việc của nhân viên văn phòng và thư ký khoa tại Trường Đại học Công Nghệ Thành phố Hồ Chí Minh
Mục tiêu của nghiên cứu: (1) Xác đinh các nhân tố ảnh hưởng động lực làm việc của nhân viên văn phòng và thư ký khoa tại trường HUTECH; (2) Kiểm tra có sự khác biệt về độc lực làm việc giữa nhân viên văn phòng và thư ký khoa trường HUTECH; (3) Từ kết quả nghiên cứu đề xuất định hướng một số hàm ý quản trị để nâng cao động lực làm việc của nhân viên văn phòng và thư ký khoa tại Trường HUTECH
Nghiên cứu dựa trên 10 nhân tố công việc của Kovach. Thang đo động lực điều chỉnh gồm 8 nhân tố chính như sau:
Bảng 2.5 : Kết quả nghiên cứu của Lê Quang Hùng và Cộng sự (2010) STT Nhân tố ảnh hưởng động lực làm việc
1 Lãnh đạo trực tiếp 2 Thu nhập
3 Phúc lợi
4 Môi trường làm việc
5 Công việc áp lực và thách thức
6 Chính sách khen thưởng và công nhận 7 Đánh giá thực hiện công việc
8 Thương hiệu