Phân tích mô hình hồi quy đa biến

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động tại công ty cổ phần dịch vụ và xây dựng địa ốc Đất xanh (Trang 87 - 91)

CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.3 Kết quả nghiên cứu

4.3.3 Kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu

4.3.3.1 Phân tích mô hình hồi quy đa biến

Từ kết quả phân tích EFA và Cronbach Anpha như trên mô hình nghiên cứu lý thuyết chính thức gồm 5 nhân tố tác động đến động lực làm việc của người lao động tai công ty CPDVVXD Địa ốc Đất Xanh, Cụ thể trong mô hình này có 5 biến thành phần trong đó có 5 biến độc lập: Điều kiện và môi trường làm việc, tiền lương thưởng và phúc lợi, lãnh đạo trực tiếp, đào tạo , thăng tiến và phát triển nghề nghiệp và 1 biến phụ thuộc là động lực làm việc của người lao động tại công ty CPDVVXD Địa ốc Đất Xanh.

Bảng 4.16 : Bảng phân nhóm các nhân tố

STT TÊN NHÓM NHÂN TỐ BIẾN

1 Điều kiện và môi trường làm việc DKMT1, DKMT2 ,DKMT3, DKMT4, DKMT5,

2 Tiền lương thưởng và phúc lợi TLPL1, TLPL2, TLPL3, TLPL4, TLPL5,

3 Lãnh đạo trực tiếp LDTT1, LDTT2 ,LDTT3 , LDTT4,

LDTT5

4 Đào tạo DT1, DT2, DT3, DT4, DT5,

5 Thăng tiến và phát triển nghề nghiệp TTPT1, TTPT2, TTPT3, TTPT4, TTPT5,

Vì vậy mô hình lý thuyết hiệu chỉnh về động lực làm việc của người lao động tại công ty CPDVVXD Địa ốc Đất Xanh được điều chỉnh lại như hình dưới đây

Hình 4.3: Mô hình lý thuyết hiệu cỉnh về động lực làm việc của người lao động tại công ty CPDVVXD Địa ốc Đất Xanh

Các giả thuyết cho mô hình nghiên cứu chính thức như sau

(1) H1’ : Điều kiện và môi trường làm việc ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động

(2) H2’ : Tiền lương thưởng và phúc lợi ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động

(3) H3’ : Lãnh đạo trực tiếp ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động (4) H4’ : Đào tạo ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động

(5) H5’ : Thăng tiến là phát triển trong nghề nghiệp ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động

Trước khi kiểm định kết quả nghiên cứu từ phép phân tích hồi qui đa biến, mối quan hệ lẫn nhau giữa các biến trong mô hình cũng cần được xem xét.

Điều kiện môi trường làm việc

Tiền lương thưởng và phúc lợi

Lãnh đạo trực tiếp

Đào tạo

Thăng tiến và phát triển nghề

Các nhân tố tạo động lực

cho nhân

viên

Để xem xét mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập trong mô hình ta sử dụng hệ số tương quan để xem xét. Hệ số tương quan khác 0 và mức ý nghĩa Sig của kiểm định 2 phía nhỏ hơn 0,05 thì các khái niệm có quan hệ với nhau.

Hệ số tương quan dương biểu hiện mối quan hệ cùng chiều, hệ số tương quan âm biểu hiện mối quan hệ ngược chiều, hệ số tương quan giữa các nhân tố càng lớn thể hiện mối quan hệ giữa chúng càng chặt chẽ.

Với giả thuyết ban đầu cho mô hình lý thuyết , phương trình hồi quy đa tuyến tính biểu diễn mối quan hệ các nhân tố tác động và động lực làm việc của người lao động tại Công ty CPDVVXD Địa ốc Đất Xanh có dạng như sau:

Y = β0+β1*X1+β2*X2+β3*X3+β4*X4+β5*X5 Hay theo mô hình thực hiện là:

LTT = β0+β1*ĐKMT+β2*TLPL+ β3*LDTT+β4*DT+β5*TTPT Trong đó:

+ Y: là Động lực làm việc chung

+ β1, X1: là giá trị và hệ số hồi quy của yếu tố điều kiện và môi trường làm việc + β2, X2: là giá trị và hệ số hồi quy của tiền lương thưởng và phúc lợi

+ β3, X3: là giá trị và hệ số hồi quy của yếu tố lãnh đạo trực tiếp + β4, X4: là giá trị và hệ số hồi quy của yếu tố đào tạo

+ β5, X5: là giá trị và hệ số hồi quy của thăng tiến và phát triển nghề nghiệp + β: hằng số tự do

kiểm định mô hình hồi quy tuyến tính đa biến lần 1

Tác giả tiến hành kiểm tra mô hình lý thuyết với phương pháp đưa vào một lượt ( Enter ) theo phương pháp này gồm biến độc lập và 1 biến phụ thuộc vào mô hình cùng một lúc ta được kết quả như sau :

Bảng 4.17 : Kết quả phân tích hệ số tương quan bằng phương pháp Enter lần 1

Mô hình

Hệ số chưa chuẩn hóa

Hệ số chuẩn

hóa t Sig.

Thống kê đa cộng tuyến

B Sai số

chuẩn Beta Hệ số

Tolerance

Hệ số VIF Hằng số -,0.58 ,216 -2,351 ,003 ,532 1,881

DKMT ,217 ,056 ,206 3.869 ,000 ,705 1,418 TLPL ,0.94 ,048 ,089 1,933 ,001 ,597 2,014 LDTT ,200 ,048 ,023 4,174 ,002 ,508 2,449

DT ,141 ,0.61 ,040 2,303 ,000 ,769 1,300

TTPT ,203 ,0.44 ,226 5,101 ,004 ,418 2,394 Biến phụ thuộc

DONGLUC

Kết quả phân tích trong bảng đã chỉ ra rằng các hệ số tương quan giữa các biến đều có ý nghĩa thống kê (Sig. < 0,05). Ngoài ra, hệ số VIF của các hệ số Beta đều nhỏ hơn 3 (lớn nhất là 2.26) và hệ số Tolerance đều > 0.5 Như vậy, tất cả các biến sẽ được sử dụng trong kiểm định hồi quy. Giữ lại để phân tích mô hình

Như vậy mô hình hồi quy tuyến tính được xây dựng dựa trên phương trình trên không vi phạm các giả định cần thiết trong hồi quy tuyến tính , do đó chúng ta có thể kết luận rằng các giả thuyết H1’, H2’,H3’,H4’,H5’,

Bảng 4.18:Tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết

Giả thuyết Kết quả kiểm định

H1’: Điều kiện và môi trường Được chấp nhận, Sig. (1) = 0,000 < 0,05 H2’: Tiền lương thưởng và phúc lợi Được chấp nhận, Sig. (2) = 0,001 < 0,05 H3’: Lãnh đạo trực tiếp Được chấp nhận, Sig. (3) = 0,002< 0,05 H4’: Đào tạo Được chấp nhận, Sig. (4) = 0,000 < 0,05 H5’: Thăng tiến và phát triển Được chấp nhận, Sig. (5) = 0,004< 0,05

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động tại công ty cổ phần dịch vụ và xây dựng địa ốc Đất xanh (Trang 87 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)