KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1 Kết luận:

Một phần của tài liệu Giải pháp cấp giấy phép cho tàu cá việt nam khai thác tại vùng đánh cá chung vịnh bắc bộ (Trang 82)

C là giá trị trung bình của i được tính theo biểu thức (3 4)

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1 Kết luận:

1. Kết luận:

Đề tài “Giải pháp cấp giấy phép cho tàu cá Việt Nam khai thác tại vùng đánh cá

chung vịnh Bắc Bộ” trên cơ sở các vấn đề có liên quan xác định các căn cứ khoa học,

thực tiễn đề xuất các giải pháp cấp giấy phép cho tàu cá Việt Nam khai thác tại vùng

đánh cá chung vịnh Bắc Bộ phù hợp với điều kiện nghề cá nước ta và đặc điểm ngư trường, nguồn lợi. Đảm bảo thực hiện đúng các qui định của nhà nước cũng như của

Hiệp định. Giữ vững chủ quyền trên biển và phát triển nghề khai thác bền vững.

Về việc xác định các căn cứ khoa học và thực tiễn: Đề tài đã xác định được,

trong vùng đánh cá chung có tàu cá của 16 tỉnh có tàu tham gia khai thác. Tổng số tàu cá của 16 tỉnh là 75.278 tàu. Trong đó có 9.153 tàu có đủ điều kiện tham gia đánh cá

chung, công suất trung bình là 148cv/tàu. Chủ yếu là tàu nhỏ trong nhóm công suất 60

- 90cv chiếm 42%. Nhóm công suất lớn 250 - 400 cv có 11%. Nghề câu có số tàu lớn

nhất là 2.587 tàu chiếm 28,3%. Nghề lưới kéo có 2.005 tàu chiếm 21,9%. Tuổi đời

trung bình các thuyền trưởng tham gia vùng đánh cá chung là 42,1 tuổi và tương đối đồng đều giữa các nghề và các tỉnh.

Việc cấp phép vào vùng đánh cá chung: Từ năm 2004-2010 Việt Nam cấp phép đã cho tàu cá vào vùng đánh cá chung hết hạn ngạch về số lượng qui định. Nhưng chỉ đạt 84,33% hạn ngạch về công suất. Công suất trung bình 118,5cv/tàu bằng 86,4% qui định của Hiệp định.

Năm 2010 cấp phép vào vùng đánh cá chung cho 1.543 tàu của 11 tỉnh bằng 16,9 % số tàu có đủ điều kiện tham gia đánh cá chung của 16 tỉnh. Công suất trung bình 132,6cv/tàu. Chiếm tỷ lệ lớn là tàu công suất 90-<150 cv (41,2%) nhóm công suất

250-400cv (8,2%). Tỉnh Quảng Bình được cấp nhiều nhất 541 tàu, Thanh Hóa 414 tàu. Còn lại 9 tỉnh khác cấp cho 486 tàu bằng 31%. Các nghề khai thác chủ động như lưới kéo, vây được cấp phép ít 14,8%. Các nghề thụ động, như câu, rê cấp nhiều 1.097 tàu bằng 79%.

Trung Quốc không cấp hết hạn ngạch về số lượng tàu (52%), nhưng cấp hết hạn

ngạch về công suất là 221.391cv. Công suất trung bình là 266cv/tàu bằng 190%. so với qui định, không có tàu dưới 90 cv. Nghề lưới kéo 416 tàu chiếm 52,4%, Nghề lưới vây

Việc cấp phép vào vùng đánh cá chung Việt Nam và Trung Quốc trái ngược

nhau về số lượng tàu và tổng công suất cũng như cơ cấu nghề. Nghề lưới kéo Trung

Quốc có 416 tàu trong khi Việt Nam có 12 tàu, nghề câu Trung Quốc có 72 tàu trong khi Việt Nam có 751 tàu, Công suất trung bình Việt Nam bằng 0,50% Trung Quốc

(133 cv /266 cv).

Như vậy việc cấp phép cho tàu tham gia vùng đánh cá chung thời gian qua của ta

mới quan tâm về số lượng tàu. Chưa quan tâm về chất lượng tàu và cơ cấu nghề. Bất

hợp lý về số tàu được cấp phép và khả năng, nhu cầu của các tỉnh.

Thời gian khai thác trung bình của đội tàu nước ta ở vịnh Bắc Bộ là 207,8

ngày/năm. Ở vùng đánh cá chung 144,6 ngày/năm. Nghề lưới kéo có thời gian khai

thác trung bình trong vùng đánh cá chung ít nhất 123 ngày/tàu/năm, nghề câu cao nhất đạt 209 ngày/tàu/năm. Các tàu tỉnh Khánh Hoà và Nghệ An là các tàu khai thác tích cực nhất trong vùng đánh cá chung.

Sản lượng khai thác trung bình/tàu/năm trong vùng đánh cá chung cao hơn khai thác ngoài vùng đánh cá chung. Sản lượng của nghề câu là thấp nhất 14,8 tấn/tàu/năm,

nghề lưới vây là cao nhất 160,4 tấn/tàu/năm. Sản lượng khai thác trung bình/ tàu của

tỉnh Quảng Bình và Tp Hải Phòng là thấp nhất. Các giải pháp mà đề tài đề xuất:

Trên quan điểm huy động các tàu có chất lượng tốt, công suất lớn, có thời gian

hoạt động nhiều ngày/năm trong vùng đánh cá chung để cấp phép. Cơ cấu nghề khai

thác phù hợp với đặc điểm ngư trường - nguồn lợi vùng đánh cá chung. Tạo sự bình

đẳng giữa các tỉnh.

Do vị trí địa lý của từng tỉnh so với vùng đánh cá chung, đề tài đưa ra hệ số vị trí địa lý cho từng tỉnh và tính tổng số tàu của 16 tỉnh được đưa vào tính toán để cấp phép

là 5.167 tàu.

Giải pháp thứ nhất: Điều chuyển giấy phép từ các tỉnh có các tàu ít hoạt động trong vùng đánh cá chung sang các tỉnh có tàu tích cực hoạt động. Theo tính toán đề

xuất năm thứ 7 sẽ điều chuyển 539 giấy phép từ các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Thanh Hóa, Quảng Bình, Quảng Ngãi cho các tỉnh còn lại. Tăng thêm nhiều nhất là

Giải pháp thứ hai: Điều chuyển giấy phép từ các tàu nhỏ công suất thấp sang tàu có công suất lớn. Từ năm thứ 7 sẽ điều chuyển 577 giấy phép từ các tỉnh Quảng Ninh,

Hải Phòng, Thanh Hóa, Quảng Bình, cho các tỉnh còn lại. Tăng thêm nhiều nhất là Nghệ An 261 giấy.

Giải pháp thứ ba: Điều chỉnh giấy phép theo sản lượng khai thác trung bình

tàu/năm của đội tàu các tỉnh. Năm thứ 7 sẽ điều chuyển 660 giấy phép từ các tỉnh

Quảng Ninh, Hải Phòng, Thanh Hóa, Quảng Bình cho các tỉnh còn lại. Nhiều nhất là Bình Định 151 giấy.

Các giải pháp còn đưa ra các công thức tính để tính toán phân bổ giấy phép cho các tỉnh trong các năm tới. Theo tổng số giấy phép (hạn ngạch) mà Uỷ ban liên hợp

nghề cá Vịnh Bắc Bộ công bố từng năm và theo sự biến động về số lượng tàu, cơ cấu

nghề của các tỉnh trong năm.

Do điều kiện về kinh phí và thời gian còn hạn chế, các nghiên cứu của đề tài và giải pháp đưa ra đã phần nào đạt được mục tiêu mà đề tài đặt ra. Tuy nhiên còn chưa đề cập hết tất cả các vấn đề liên quan, một số vấn đề nghiên cứu chưa được sâu và toàn diện.

Một phần của tài liệu Giải pháp cấp giấy phép cho tàu cá việt nam khai thác tại vùng đánh cá chung vịnh bắc bộ (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)