L. kéo vây rê Câu Chụp mực Tổng
3.5. Tuổi đời và kinh nghiệm nghề nghiệp của thuyền viên tàu khai thác tại vùng đánh cá chung
4 Nam Định 34.8 39.4 37.7 5 Thanh Hóa 45.7 45 48.8 42.6 44.7 6 Nghệ An 43.3 35.8 39.4 40.1 7 Quảng Bình 36.7 34 40.6 40.8 39.1 8 Quảng Trị 39.4 35.6 37.5 9 Đà Nẵng 44 38.8 44.4 42.4 10 Quảng Ngãi 44.3 46.7 46.6 11 Bình Định 41 42.5 42.3 12 Khánh Hoà 39.2 39.2 Trung bình 45.3 41.6 42.2 42.4 41.2 42.1
Từ bảng 3.19 nhận thấy: tuổi đời trung bình thuyền trưởng các tàu tham gia vùng
đánh cá chung tương đối trẻ (trung bình 42.1 tuổi) và tương đối đồng đều. Có sự chênh
lệch khơng lớn giữa tuổi trung bình các thuyền trưởng làm nghề lưới kéo 45.3 tuổi và thuyền trưởng nghề chụp 41.2 tuổi. So sánh tuổi trung bình của thuyền trưởng các tỉnh thì chênh lệch khoảng 10 tuổi. Tỉnh Quảng Trị tuổi trung bình của thuyền trưởng là trẻ nhất 37.5 tuổi, tỉnh Quảng Ngãi tuổi trung bình thuyền trưởng lớn nhất 46.6 tuổi.
Nhận xét: Tuổi đời, kinh nghiệm nghề nghiệp, trình độ văn hóa của thuyền viên
trên tàu, nhất là của thuyền trưởng có liên quan mật thiết đến hiệu quả sản xuất của tàu. Những thuyền trưởng tham gia vùng đánh cá chung hiện nay đang ở tuổi sung sức nhất, họ đã có kinh nghiệm tương đối tốt về nghề nghiệp. Tuy nhiên, trình độ học vấn thấp là trở ngại lớn cho việc tiếp thu kiến thức khoa học, kỹ thuật ngày càng tiến bộ hiện
nay. Như việc ghi chép nhật ký đánh cá, sử dụng máy móc hàng hải, cập nhật dự báo
thời tiết, ngư trường, nguồn lợi, giá cả tiêu thụ sản phẩm trên tàu hiện nay các thuyền
trưởng ít quan tâm. Mặc dù Uỷ ban liên hợp nghề cá vịnh Bắc Bộ đã qui định không
ghi nhật ký khai thác thì khơng cấp phép khai thác ở vùng đánh cá chung nhưng qui định này cũng chưa được chấp hành đầy đủ.
3.6. Nhận xét chung về hoạt động khai thác và quản lý khai thác trong vùng đánh cá chung vịnh Bắc Bộ đánh cá chung vịnh Bắc Bộ
Kết quả nghiên cứu trên cho thấy, việc cấp giấy phép và quản lý hoạt động khai
thác đội tàu tham gia khai thác ở vùng đánh cá chung chưa hợp lý, thể hiện:
- Việc cấp giấy phép chưa căn cứ vào khoảng cách địa lý giữa các tỉnh với vùng
đánh cá chung và khả năng di chuyển ngư trường của các đội tàu.
- Về số lượng tàu được cấp phép và số tàu có khả năng tham gia của các tỉnh cịn có sự chênh lệch rất lớn, không cân đối giữa lực lượng khai thác của các địa
phương. Tỉnh Quảng Bình đạt tỷ lệ 49% số tàu có khả năng tham gia của tỉnh, nhưng
có tỉnh khơng có giấy phép ( Thái Bình, Ninh Bình, Hà Tĩnh ... )
3.6.2. Về cơ cấu nghề, các nghề chủ động, năng suất cao cịn ít được quan tâm cấp phép. tâm cấp phép.
- Các nghề hoạt động theo nguyên lý chủ động như lưói kéo, vây được cấp phép rất ít 14,8%. Nghề lưới kéo có 11 tàu bằng 0,71%.
- Các nghề khai thác thụ động, năng suất thấp như câu, rê thì chiếm ưu thế 79%. Riêng nghề câu chiếm 48,3%.
- Việc cấp phép mới chú trọng về số lượng tàu mà không quan tâm về công suất. Tàu có cơng suất từ 90 - <150 cv chiếm tỷ lệ lớn (41,2%) cịn tàu cơng suất từ 250 - 400cv thì số lượng rất ít (8,2%). Không phát huy năng lực các tàu lớn, công suất cao
tham gia đánh cá chung.
3.6.3. Về sự tương quan giữa đội tàu cá nước ta với đội tàu cá Trung Quốc
- Về số lượng và chất lượng tàu: Việc cấp phép của ta mới quan tâm về số lượng
tàu theo qui định chưa quan tâm về chất lượng là huy động tàu lớn tham gia vùng đánh
cá chung. Về phia Trung Quốc làm ngược lại là quan tâm cấp phép hết hạn ngạch về cơng suất. Cơng suất trung bình của Việt Nam bằng 50% Trung Quốc. Nên khả năng hoạt động bám biển của đội tàu Việt Nam sẽ thấp hơn Trung Quốc, sản lượng khai thác thấp hơn và ảnh hưởng đến an ninh vùng biển.
- Về cơ cấu nghề nghiệp: Trung Quốc ưu tiên cấp phép cho nghề khai thác mang tính chủ động, năng suất cao (lưới kéo, vây) chiếm 72,4% có thể hoạt động tốt trong
điều kiện ngoại cảnh không thuận lợi khai thác cá đáy và gần tầng đáy. Không ưu tiên
cấp giấy phép cho nghề khai thác bị động như nghề câu, lưới rê hoạt động phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết và dòng chảy trên biển, khai thác các đối tượng chọn lọc và sản lượng không cao. Việt Nam cấp phép theo chiều hướng ngược lại Trung Quốc về cơ cấu nghề. Nghề câu cấp 751 tàu gấp 10 lần Trung Quốc 72 tàu. Nghề lưới kéo cấp 12 tàu bằng 3% Trung Quốc 416 tàu.
3.7. Đề xuất các giải pháp.
Các giải pháp đề xuất dựa trên quan điểm:
- Huy động các tàu có chất lượng tốt, cơng suất lớn, có thời gian hoạt động nhiều
ngày/năm trong vùng đánh cá chung.
- Số tàu được cấp phép tuân theo qui định của Uỷ ban liên hợp nghề cá Vịnh Bắc Bộ Việt Nam - Trung Quốc công bố từng năm.
- Số tàu được cấp giấy phép vào vùng đánh cá chung của các tỉnh dựa trên
nguyên tắc bình đẳng, tỷ lệ với số tàu có đủ tiêu chuẩn tham gia đánh cá chung của các tỉnh.
- Cơ cấu nghề khai thác phù hợp với đặc điểm ngư trường - nguồn lợi vùng đánh cá chung
Các giải pháp đề tài đề xuất dựa vào các tiêu chí:
- Tuân thủ các luật pháp và quy định của quốc tế về khai thác và sử dụng bền vững nguồn lợi thủy sản ở vùng biển quốc tế cũng như vùng biển giữa các quốc gia có vùng đánh cá chung;
- Đáp ứng các quy định của Hiệp định Phân định vịnh Bắc Bộ và Hiệp định Hợp tác nghề cá ở vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc;
- Tuân thủ Nghị định số: 33/2010/NĐ-CP, ngày 31/3/2010 của Chính phủ về quản lý hoạt động khai thác thủy sản của tổ chức, cá nhân Việt Nam trên các vùng biển;
- Kết quả điều tra với các nội dung trình bày trong mục 3.1 đến 3.7 - Ưu tiên cho các tỉnh có vị trí địa lý đối diện vùng đánh cá chung:
+ Hai tỉnh Quảng Ninh và Hải Phòng: ngư trường gồm vùng dàn xếp quá độ,
vùng khơi phía Bắc vịnh Bắc Bộ. Vùng đánh cá chung chỉ chiếm 50% ngư trường xa
bờ của ngư dân 2 tỉnh. Vì vậy chỉ tính cho 50% số tàu có đủ tiêu chuẩn tham gia khai thác ở vùng đánh cá chung.
+ Các tỉnh Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh,
Quảng Bình, Quảng Trị chủ yếu đánh bắt tại vùng đánh cá chung, ít di chuyển ngư
trường, nên 100% số tàu có đủ tiêu chuẩn tham gia đánh cá chung được đưa vào tính
+ Các tỉnh Thừa Thiên - Huế trở vào thường di chuyển ngư trường cả nước, nên chỉ tính đối với 25% số tàu đủ tiêu chuẩn tham gia đánh cá chung.
Bảng 3.20: Tàu các tỉnh có đủ tiêu chuẩn tham gia đánh cá chung và số tàu được tính ( ĐVT: tàu). TT Tỉnh 60-<90 cv 90-<150 cv <250 cv 150 - 250 -400 cv Cộng Hệ số vị trí địa lý Số tàu được tính N 1 Quảng Ninh 128 75 21 8 232 0.50 116 2 Hải Phòng 110 239 63 20 432 0.50 216 3 Thái Bình 59 84 0 32 175 1.00 175 4 Nam Định 153 149 39 45 386 1.00 386 5 Ninh Bình 0 0 0 2 2 1.00 2 6 Thanh Hóa 358 263 216 134 971 1.00 971 7 Nghệ An 126 375 169 173 843 1.00 843 8 Hà Tĩnh 34 2 0 30 66 1.00 66 9 Quảng Bình 396 433 259 16 1104 1.00 1104 10 Quảng Trị 26 39 11 0 76 1.00 76 11 TTHuế 55 72 2 0 129 0.25 32 12 Đà Nẵng 96 84 49 64 293 0.25 73 13 Quảng Nam 43 42 53 26 164 0.25 41 14 Quảng Ngãi 494 270 141 336 1241 0.25 310 15 Bình Định 1392 506 111 9 2018 0.25 505 16 Khánh Hoà 365 380 182 76 1003 0.25 251 Cộng 1390 1659 778 460 9135 5167
Sau khi tính theo hệ số vị trí địa lý thì tổng số tàu của 16 tỉnh cịn 5.167 tàu được
đưa vào tính tốn cấp phép. Trong đó:
- Tỉnh Quảng Bình nhiều nhất 1104 tàu; - Tỉnh Thanh Hóa có 971 tàu;
- Tỉnh Nghệ An có 843 tàu; - Tỉnh Quảng Nam có 41 tàu ; - Tỉnh Thừa Thiên - Huế là 32;
- Tỉnh Ninh Bình có số tàu ít nhất: 2 tàu.
Theo các quan điểm và tiêu chí trên đưa các giải pháp sau:
- Tên giải pháp: Điều chuyển giấy phép từ các tỉnh có các tàu ít hoạt động trong
vùng đánh cá chung sang các tỉnh có tàu tích cực hoạt động.
- Mục đích của giải pháp:
+ Nâng hệ số hoạt động của đội tàu tại vùng đánh cá chung; + Nâng sản lượng khai thác được tại vùng đánh cá chung;
+ Tăng cường sự có mặt của tàu nước ta, góp phần bảo vệ chủ quyền trên biển. - Căn cứ để đề xuất giải pháp:
+ Căn cứ vào kết quả nghiên cứu ở mục 3.4.1 về thời gian hoạt động thực tế của đội tàu;
+ Căn cứ đặc điểm ngư trường, nguồn lợi vùng đánh cá chung vịnh Bắc Bộ được trình bày ở Chương I;
+ Kết quả nghiên cứu về sản lượng, năng suất khai thác thực tế ở mục 3.4.2 ;
+ Căn cứ số tàu các tỉnh có đủ tiêu chuẩn tham gia đánh cá chung và số tàu được
tính theo hệ số vị trí địa lý (bảng 3.20); - Nội dung giải pháp:
Phân bổ giấy phép tỷ lệ với hệ số hoạt động tích cực của đội tàu các tỉnh (tỷ lệ ngày khai thác trong vùng đánh cá chung và số ngày trong 1 năm ).
Hệ số k1 đặc trưng cho yếu tố hoạt động tích cực của đội tàu các tỉnh.
Thiết lập cơng thức tính hệ số k1
k1i = Ti / T Trong đó:
k1i là hệ số hoạt động tích cực của đội tàu tỉnh thứ i theo giải pháp 1
Ti là tỷ số giữa số ngày khai thác trung bình trong vùng đánh cá chung và số
ngày trong 1 năm của đội tàu tỉnh thứ i (theo số liệu điều tra thời gian khai thác Mục
3.4.1, Bảng 3.16)