Cơ cấu nghề khai thác thủy sản của 10 tỉnh khu vực vịnh Bắc Bộ năm 2010 được trình bày trong bảng 1.7 phần phụ lục. Trong toàn vùng có hơn 24 loại nghề khai thác thuỷ sản được sắp xếp vào trong 7 họ nghề chủ yếu. Trong đó có 5 họ nghề tham gia khai thác ở vùng đánh cá chung là: lưới kéo, lưới vây, lưới rê, nghề câu, chụp. Tuy
nhiên quy mô đội tàu của các họ nghề có sự khác nhau giữa các địa phương.[9] - Họ nghề lưới kéo:
Có 5.667 tàu chiếm 13,4% tổng số tàu, trong đó có 3 loại nghề chính là lưới kéo
đôi cá, lưới kéo đơn cá và lưới kéo đơn tôm. Nghề lưới kéo đơn tôm có công suất dưới 90cv là chủ yếu. Hoạt động ở vùng ven bờ, không tham gia khai thác ở vùng đánh cá
chung. Tỉnh có tỷ lệ tàu làm nghề lưới kéo cao nhất vùng là Quảng Ninh có 1.639 tàu, Thanh Hóa 1.232 tàu nhưng chủ yếu là nghề lưới kéo tôm.
Các tàu làm nghề lưới kéo cá đều có công suất lớn, từ 250 cv trở lên. Hiện nay các tàu lưới kéo đôi của Thái Bình, Thanh Hóa sử dụng mẫu lưới kéo mắt lưới miệng lớn, độ mở miệng cao du nhập từ Trung Quốc, thường đánh bắt được cả cá tầng đáy và
cá nổi nhỏ, năng suất cao, chất lượng sản phẩm thấp. Hoạt động chủ yếu ở vùng lộng, thời gian hoạt động ở vùng đánh cá chung rất ít. Do trình độ công nghệ và tốc độ dắt
lưới không cạnh tranh được với tàu lưới kéo của Trung Quốc. - Họ lưới vây:
Họ lưới vây có 526 tàu chiếm 1,25% tổng số tàu, có 3 nghề: vây ánh sáng đánh
bắt cá cơm, vây ánh sáng đánh bắt cá nổi nhỏ, mực và vây ngày. Nghề vây ngày đánh
bắt các đàn cá nổi đi tập trung. Trong số 10 tỉnh ven biển vịnh Bắc Bộ thì Thanh Hóa là tỉnh có nghề lưới vây nhiều nhất, 257 tàu. Tiếp đến là các tỉnh Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị. Nghề vây là nghề hoạt động chủ yếu trong vùng đánh cá chung, có
năng suất cao. Nghề vây ánh sáng kết hợp với chà 1-2 năm trước phát triển mạnh ở Thanh Hoá, nhưng gần đây do làm ăn thua lỗ nhiều tàu đã chuyền nghề khác, bán tàu sang các tỉnh Nghệ An, Nam Định chuyển sang làm nghề lưới rê. Họ lưới vây còn có
nghề lưới rùng. Tuy nhiên nghề lưới rùng là nghề chỉ chuyên hoạt động ở vùng ven bờ
hiện nay còn rất ít.
- Họ lưới vó, mành, chụp:
Họ lưới vó mành, chụp có 3.599 tàu chiếm 8,55% tổng số tàu, trong đó nghề vó ánh sáng phát triển mạnh và tập trung chủ yếu ở Quảng Bình. Nghề lưới mành phát triển mạnh ở các tỉnh từ Thanh Hoá trở vào và số lượng nhiều nhất là tỉnh Thanh Hóa.
Trong đó nghề mành đèn phát triển hơn. Nghề này chủ yếu đánh bắt các loại cá nổi nhỏ như cá Trích, cá Cơm. Họ nghề này thường sử dụng tàu có công suất nhỏ. Nghề
chụp mực chiếm tỷ lệ khá lớn 1995 tàu chiếm 4,7% số tàu thuyền trong vùng. Nghề này trước đây đánh bắt các đối tượng có giá trị kinh tế cao như mực ống, cá hố. Hiện nay sản lượng khai thác chính của nghề này là cá nổi nhỏ hướng sáng, sản lượng mực chiếm tỷ lệ nhỏ. Theo nguyên lý đánh bắt có thể xếp nghề chụp mực cùng họ nghề vó mành ánh sáng. Nghề chụp mực hiện nay phát triển mạnh ở Hải Phòng, Quảng Ninh, Nghệ An, Quảng Bình hoạt động chủ yếu ở vùng đánh cá chung.
- Họ lưới rê:
Họ lưới rê ở các tỉnh ven biển vịnh Bắc Bộ rất đa dạng về chủng loại nghề. Tổng số 13.791 tàu chiếm 32,76% tổng số tàu thuyền trong toàn vùng bao gồm rất nhiều loại nghề được đặt tên theo đối tượng đánh bắt như: Rê thu ngừ, Rê cá chim, Rê chuồn, Rê trích, Rê bạc má, Rê 3 lớp mực, Rê ghẹ... Ở đây ta phân loại theo hình thức hoạt động của lưới như rê tầng mặt, rê tầng đáy, rê cố định và rê trôi, rê 1 lớp, rê 3 lớp. Gần đây, phát triển lưới rê hỗn hợp gồm 2 - 3 loại kích thước mắt lưới và độ thô chỉ lưới khác nhau theo chiều cao tấm lưới để đánh bắt các đối tượng khác nhau phân bốở
nhiều tầng nước.
Trong họ lưới rê thì nghề Rê thu ngừ (nilon), Rê chuồn, Rê Bạc má, Rê 3 lớp khai thác mực thường đánh bắt ở vùng đánh cá chung. Nghề rê 3 lớp đánh mực và rê hỗn hợp hiện nay phát triển mạnh ở Hải Phòng, Nam Định.
- Họ nghề câu:
Họ nghề câu có 5.824 tàu chiếm 13,8 % tổng số tàu, trong đó chia ra 3 loại chủ
yếu gồm: Câu cá, Câu mực, Câu vàng. Nghề câu chủ yếu đánh bắt ở vùng đánh cá
chung, nhưng đa số sử dụng tàu thuyền có công suất nhỏ, không an toàn trong quá trình khai thác. Nghề câu phát triển nhất ở Quảng Bình với nghề câu cá chiếm tỷ lệ lớn,
nghề câu tỉnh Thanh Hoá chủ yếu là nghề câu mực hoạt động kiêm nghề. Nghề câu mực cũng phát triển mạnh ở tỉnh Quảng Bình, Hà Tĩnh.
- Họ nghề cố định:
Họ nghề này chiếm 2,8 % tổng số tàu của toàn vùng. Chủ yếu là nghề đăng, đáy,
lờ mực, bóng cá. Trong họ nghề này thì chỉ có nghề bẫy ghẹ, bẫy mực nang có thể hoạt
động ở vùng biển khơi trong 3 - 4 tháng/năm kiêm với các nghề chính khác. Nghề đăng, đáy hoạt động ven bờ, bãi triều, vùng cửa sông.
- Họ nghề khác:
Họ nghề này rất đa dạng như pha xúc, lặn, te xiệp…là những nghề nhỏ lẻ, nằm trong danh mục cấm hoặc hạn chế phát triển. [9]
Nhận xét:
Những họ nghề tham gia khai thác tại vùng đánh cá chung nhiều nhất là nghề
vây, câu, rê, chụp mực trong đó nghề vây, chụp kết hợp ánh sáng khai thác cá nổi nhỏ
là thành phần lớn của nguồn lợi vùng đánh cá chung. Nghề rê đáy, câu vàng, lưới kéo khai thác nguồn lợi tầng đáy ở vùng đánh cá chung. Tuy nhiên, cơ cấu đội tàu nhỏ và
năng suất khai thác không bằng các nghề khai thác cá nổi.