Nguồn lợi thuỷ sản ở vùng đánh cá chung.

Một phần của tài liệu Giải pháp cấp giấy phép cho tàu cá việt nam khai thác tại vùng đánh cá chung vịnh bắc bộ (Trang 25)

Trong Hiệp định Hợp tác Nghề cá ở vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc,

Điều 6 đã qui định: “... căn cứ vào sản lượng được phép đánh bắt được xác định trên

cơ sở kết quả điều tra định kỳ về nguồn lợi thủy sản và những ảnh hưởng đối với hoạt

động nghề cá của mỗi Bên ký kết cũng như nhu cầu của sự phát triển bền vững, …

hàng năm xác định số lượng tàu cá của mỗi Bên ký kết vào hoạt động trong vùng đánh

cá chung. Ủy ban Liên hợp nghề cá Vịnh Bắc Bộ Việt - Trung điều chỉnh số tàu hoạt

động ở vùng đánh cá chung”. [13 ]

Kết quả giai đoạn 1 (2005 - 2007) của Dự án “Điều tra Liên hợp Việt Nam - Trung Quốc đánh giá nguồn lợi hải sản trong Vùng đánh cá chung vịnh Bắc Bộ” đánh

giá thành phần loài và trữ lượng nguồn lợi tại vùng đánh cá chung, vịnh Bắc Bộ như

sau:

1.2.3.1. Thành phần loài .

Số lượng loài/nhóm loài hải sản bắt gặp trong các chuyến điều tra ở Vùng

đánh cá chung trong giai đoạn 2006-2007 là tương đối lớn. (Xem bảng 1.3 phần phụ lục). Điều này cho thấy nguồn lợi hải sản ở vùng đánh cá chung khá phong phú.

Đã bắt gặp 385 loài/nhóm loài hải sản, thuôc 178 giống và 102 họ.

Các chuyến điều tra đã bắt gặp 23 loài chiếm ưu thế, có tỷ lệ sản lượng >1,0% tổng sản lượng. Mười loài chiếm ưu thế nhất về sản lượng bao gồm: Acropoma japonicum (17,7%), Trichiurus lepturus (15,9%), Trachurus japonicus (11,7%), Leiognathus sp. (6,6%), Sphyraena jello (6,2%), Pennahia macrocephalus (5,7%), Leiognathus bindus (4.,5%), Evynnis cardinalis (4,0%), Leiognathus splendens (3,8%), và Apogon amboinensis (3,6%).

Phần lớn các loài cá có dạng đồng sinh trưởng về chiều dài và khối lượng, có tốc

độ sinh trưởng khá lớn, có vòng đời tương đối ngắn. Điều này phản ánh nguồn lợi này

đã bị khai thác quá mức. Hầu hết các loài có giá trị kinh tế cao ở vùng đánh cá chung

Vịnh Bắc bộ đang bị khai thác quá mức cho phép, một số loài hiện đang bị khai thác quá mức nghiêm trọng là: cá mối thường, cá mối vạch, cá trác ngắn, cá lượng dài, cá nục sồ, cá bánh đường, cá sòng nhật, cá hố và cá bạc má.[ 13]

Một phần của tài liệu Giải pháp cấp giấy phép cho tàu cá việt nam khai thác tại vùng đánh cá chung vịnh bắc bộ (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)