Công tác cấp phép cho tàu cá tham gia đánh cá chung

Một phần của tài liệu Giải pháp cấp giấy phép cho tàu cá việt nam khai thác tại vùng đánh cá chung vịnh bắc bộ (Trang 34)

Theo qui định tại Hội nghị lần thứ nhất của Uỷ ban liên hợp nghề cá vịnh Bắc Bộ

Việt Nam - Trung Quốc [17], từ ngày 01/8/2004 những tàu cá đã được cấp phép hợp lệ

có thể vào hoạt động trong vùng dàn xếp quá độ và vùng đánh cá chung. Hai Bên đã thoả thuận hai năm đầu, số giấy phép cấp cho tàu đánh cá của mỗi bên vào vùng đánh

cá chung là 1.543 tàu với tổng công suất máy tàu là 211.391cv; tỷ lệ tàu lưới kéo

không vượt quá 40%; chỉ được sử dụng loại tàu có công suất máy từ 60cv đến 400 cv/tàu; công suất máy tàu bình quân là 137cv/tàu. Con số này sẽ được hai Bên thoả

thuận điều chỉnh lại trong vòng 2 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực dựa trên kết quả điều tra liên hợp nguồn lợi trong vùng đánh cá chung. Tuy nhiên trong 6 năm qua con

số này vẫn được giữ nguyên.

Các tiêu chuẩn một tàu được cấp phép vào vùng đánh cá chung:

- Có nghề khai thác không phải là nghề cấm, nghề hạn chế theo qui định Luật thuỷ sản;

- Tuân thủ các luật pháp và quy định của Việt Nam và quốc tế về khai thác và sử

dụng bền vững nguồn lợi thủy sản;

- Đáp ứng các quy định của Hiệp định Hợp tác nghề cá ở vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc; ( công suất máy từ 60-400c, tàu lưới kéo không quá 35%....);

- Tuân thủ Nghị định số: 33/2010/NĐ-CP, ngày 31/3/2010 của Chính phủ về

quản lý hoạt động khai thác thủy sản của tổ chức, cá nhân Việt Nam trên các vùng biển. Theo qui định của Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản - Cơ quan thường trực của Uỷ ban liên hợp nghề cá vịnh Bắc Bộ phía Việt Nam thì các tàu cá muốn

được cấp phép hoạt động đánh bắt ở vùng đánh cá chung phải là tàu có đủ các tiêu chuẩn tham gia và phải hoàn thiện đầy đủ các thủ tục sau:

1. Đơn xin cấp giấy phép đánh bắt hải sản trong vùng đánh cá chung vịnh Bắc Bộ;

2. Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá;

3. Sổ chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá (đăng kiểm tàu còn hạn); 4. Sổ danh bạ thuyền viên;

5. Giấy tuỳ thân của thuyền viên (CMT hoặc Sổ thuyền viên); 6. Bằng thuyền trưởng, máy trưởng (theo công suất tàu);

7. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự thuyền viên.

Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản các tỉnh: thông báo, tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ, lập danh sách các tàu trong tỉnh đề nghị được cấp phép gửi về Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản xem xét và cấp giấy phép.

Giấy phép được dán tem chống làm giả do phía Trung Quốc gửi đến Việt Nam

hàng năm đúng bằng số giấy phép mỗi bên được cấp cho tàu cá vào vùng đánh cá

chung. Dấu hiệu nhận biết (Biển số đánh cá chung) được làm theo qui định của Uỷ ban Liên hợp nghề cá vịnh Bắc Bộ Việt Nam - Trung Quốc và thay đổi hàng năm về màu nền biển và màu chữ số.

Thời gian đầu do chưa nắm được các nội dung của Hiệp định cũng như chưa

thấy được các lợi ích khi tham gia vào vùng đánh cá chung nên nhiều chủ tàu không

đăng ký tham gia. Trong khi đó các chủ tàu muốn tham gia nhưng lại không có đủ các thủ tục theo yêu cầu (nhất là bằng thuyền, máy trưởng và giấy đăng ký tàu). Để quản lý vùng biển, thực hiện nghiêm túc các qui định của Hiệp định, các cơ quan quản lý đã vận động, tuyên truyền ngư dân đăng ký tham gia hoạt động trong vùng đánh cá chung,

tạo điều kiện tối đa về thủ tục hành chính cho ngư dân nhưng số tàu được cấp phép đa

số là tàu nhỏ, tập trung vào các tỉnh Quảng Bình và Thanh Hoá. Qua một thời gian thực hiện, nhiều tàu cá của ngư dân Việt Nam hoạt động trong vùng đánh cá chung bị

tàu tuần tra của Trung Quốc bắt giữ, xử phạt.

Vùng đánh cá chung là nơi có nguồn lợi thuỷ sản phong phú nên số ngư dân đề

nghị tham gia ngày càng nhiều. Thời gian gần đây rất nhiều tàu lớn mới đóng cũng có

nhu cầu hoạt động trong vùng đánh cá chung, trong khi giấy phép đã được cấp hết trong thời gian đầu, dẫn đến tình trạng tàu nhỏ, nghề nghiệp lạc hậu giữ giấy phép - tàu lớn, nghề nghiệp tiên tiến không có giấy phép, không cân đối giữa các tỉnh.

Việc cấp giấy phép của phía Trung Quốc: Trên nguyên tắc bình đẳng về hạn ngạch số lượng tàu và tổng công suất được cấp phép vào vùng đánh cá chung, do có sự

chuẩn bị từ trước Trung Quốc đã cấp phép cho ngư dân họ vào vùng đánh cá chung có

dán tem chống làm giả của Việt Nam ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực và có đủ lực

lượng tham gia vào vùng đánh cá chung.

Một phần của tài liệu Giải pháp cấp giấy phép cho tàu cá việt nam khai thác tại vùng đánh cá chung vịnh bắc bộ (Trang 34)