Hoạt động nói trên đã góp phần tăng cường việc kiểm tra, giám sát và quan hệ hữu
nghị giữa cơ quan giám sát hai nước.
1.4.7. Tình hình điều tra, đánh giá nguồn lợi hải sản trong vùng đánh cá chung. chung.
Để có cơ sở khoa học giúp Uỷ ban liên hợp nghề cá Vịnh Bắc Bộ qui định số lượng
tàu, công suất máy tàu hàng năm được tham gia vùng đánh cá chung, hai nước đã tiến hành điều tra, đánh giá nguồn lợi thuỷ sản trong vùng đánh cá chung. Bộ Thủy sản trước
đây đã giao cho Viện Nghiên cứu Hải sản nhiệm vụ triển khai dự án “Điều tra liên hợp Việt - Trung đánh giá nguồn lợi hải sản trong vùng đánh cá chung vịnh Bắc Bộ” giai đoạn I, từ năm 2005 đến năm 2007 và Giai đoạn II (năm 2008 – 2010).
Kết quả thực hiện của giai đoạn I dự án:
Dự án đã đạt kết quả tương đối khả quan, đáp ứng được yêu cầu mục tiêu đề ra và bước đầu phục vụ hiệu quả cho công tác của Ủy ban liên hợp Nghề cá Vịnh Bắc Bộ Việt Nam - Trung Quốc.
Về đánh giá trữ lượng nguồn lợi, hai bên đã đi đến thống nhất đánh giá hiện trạng nguồn lợi hải sản trong vùng đánh cá chung Vịnh Bắc Bộ đã bị giảm sút nhiều so với những năm trước đây cả về mật độ, thành phần và kích cỡ cá loài cá kinh tế. Do cơ chế
trao đổi các số liệu điều tra của nhóm chuyên gia nguồn lợi hai nước phải thông qua cuộc
họp Ủy ban liên hợp Nghề cá Vịnh Bắc Bộ Việt Nam – Trung Quốc vì vậy việc công bố
kết quả thường bị chậm so kế hoạch. [13]
Giai đoạn II của Dự án (2008 – 2010). Nhằm xác định cơ sở khoa học, thực tiễn
phục vụ cho công tác đàm phán phân định vùng biển ngoài cửa vịnh Bắc Bộ và quản lý tàu cá vào hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế sau này. Ta tiếp tục phối hợp cùng phía Trung Quốc điều tra liên hợp nguồn lợi hải sản vịnh Bắc Bộ giai đoạn II (2008 – 2010), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã giao Viện Nghiên cứu Hải sản tiếp tục điều tra, đánh giá nguồn lợi thuỷ sản vùng cửa vịnh. Đến hết năm 2011 giai đoạn II kết thúc.
Chương II