Hệ thống giao thông

Một phần của tài liệu Tiểu luận chuyên đề tốt nghiệp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt tại thành phố đà nẵng đến năm 2020 (Trang 25 - 29)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG BẰNG XE BUÝT TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

2.1 Tổng quan về Thành phố Đà nẵng

2.1.3 Hệ thống giao thông

Hệ thống giao thông nội địa trong Thành phố Đà Nẵng - Đường bộ

Mấy năm gần đây thành phố Đà Nẵng đã quan tâm đầu tư để mở rộng, nâng cấp và xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng trong đó có hệ thống đường bộ. Có thể nói Đà Nẵng hiện có hệ thống đường bộ thuộc loại tốt nhất trong các đô thị trong cả nước.

Bảng 2.1. Số Km đường nội thị ( không tính Huyện Hoà Vang)

Quân Số km

Hải châu 125.167

Thanh Khê 40.572

Liên Chiểu 75.631

Cẩm Lệ 50.019

Ngũ Hành Sơn 53.425

Sơn Trà 93.701

Tổng 438.515

( Nguồn Sở GTVT Thành phố Đà Nẵng )

Hầu hết đường bộ thành phố trong tình trạng tương đối tốt, mặt đường thảm nhựa và bê tông chiếm 95%. Khu vực trung tâm thành phố thuộc hai quận Hải Châu và Thanh Khê, hệ thống đường bộ được xây dựng theo ô bàn cờ, mặt đường phổ biến rộng 7 – 10 m, một số đường có chiều rộng hơn 10 m. Đường bộ mới mở rộng, nâng cấp và xây dựng trên các hành lang chính phần lớn là các đại lộ có chiều rộng 21 – 33 m, thậm chí lớn hơn.

- Hệ thống sông và vận tải sông

Ngoài sông Hàn (gần như chia thành phố ra làm hai phần) còn có các sông Cu Đê, Túy Loan và Cẩm Lệ. Ngoài việc vận tải khách du lịch dọc theo sông Hàn thì việc vận tải hành khách bằng đường sông trong đô thị hầu như không phát triển.

Hệ thống giao thông đối ngoại

- Đường bộ

Mạng lưới đường bộ của thành phố Đà Nẵng bao gồm các đường quốc lộ, đường tỉnh và đường đô thị với tổng chiều dài khoảng 480 km. Đường quốc lộ 1A và 14B được xây dựng như là đường bộ liên tỉnh đi qua địa phận thành phố Đà Nẵng. Đường tỉnh chủ yếu nối các quận trong đô thị với khu vực miền núi ở huyện Hòa Vang và tỉnh Quảng Nam. Đường bộ đối ngoại thành phố Đà Nẵng được tổng hợp theo bảng sau:

Bảng 2.2. Các tuyến quốc lộ qua thành phố Đà Nẵng

Tên quốc lộ Điểm đầu – cuối Chiều dài Quy mô / Tình trạng

1A Đỉnh đèo Hải Vân – Hòa Phước

36,2 km Cấp III hai làn xe/

qua thành phố cấp II Tránh TP Đà Nẵng Hầm Hải Vân – Túy Loan 18,2 km Cấp III hai làn xe

14B Tiên Sa – Túy Loan –

Ranh giới ĐN – QN

~30 km Cấp I/II/III

(Nguồn: Nghiên cứu khả thi Cải thiện VTCC TP. Đà Nẵng 2008-2015)

Ngoài ra còn đường Hồ Chí Minh (nhánh phía đông) 45 km trong địa phận Đà Nẵng từ đeo Đê Bay qua đèo Mũi Trâu, cắt quốc lộ 14B tại Hòa Khương đang chuẩn bị xây dựng. Tương tự là đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi (tính đến ranh giới Đà Nẵng – Quảng Nam 5 km) đang trong quá trình chuẩn bị đầu tư để xây dựng với quy mô 4 – 6 làn xe.

Đường quốc lộ do Cục Đường bộ Việt Nam xây dựng và quản lý. Tuy nhiên một số đoạn gần thành phố do các cơ quan ở địa phương quản lý. Trong trường hợp của Đà Nẵng, quốc lộ 14B được Bộ Giao thông vận tải/ Cục Đường bộ Việt Nam ủy quyền cho Sở Giao thông vận tải Đà Nẵng quản lý. Công ty quản lý và bảo dưỡng sửa chữa đường bộ được Sở Giao thông vận tải giao trực tiếp quản lý và sửa chữa thường xuyên đường bộ và đường sông.

- Đường sắt

Đoạn đường sắt quốc gia (đường đơn, khổ 1 m) đi qua địa phận Đà Nẵng dài gần 30 km. Ga đường sắt Đà Nẵng hiện nằm ở khu vực trung tâm thành phố (trên

phố Hải Phòng). Hàng ngày có 16 đoàn tàu, trong đó có 8 đoàn tàu thống nhất (Hà Nội- TP Hồ Chí Minh) và 8 đoàn tàu khu vực chạy giữa Đông Hà – Nha Trang.

Ngoài ra còn có 8 đoàn tàu hàng chạy giữa Giáp Bát và Sài Gòn. Khối lượng hành khách lên xuống ga Đà Nẵng hàng ngày khoảng hơn 2.000 hành khách và hơn 1.000 tấn hàng hóa. Vì ga đường sắt nằm ở ngay trung tâm thành phố nên Đà Nẵng đã đề nghị tổng công ty đường sắt Việt Nam chuyển ga đường sắt ra vị trí mới tại Hòa Minh (phường Liên Chiểu) nhưng cho đến nay vẫn chưa thực hiện được do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Với lượng hành khách hơn 2.000 người/ngày, đây cũng là tiềm năng khách cho vận tải hành khách công cộng.

- Đường hàng không

Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng nằm ngay sát trung tâm thành phố, thuộc quận Thanh Khê và một phần thuộc quận Hải Châu. Sân bay có hai đường băng song song gần nhau đều dài 3047 m, rộng 45 m. Có hai đường lăn song song với 14 đường lăn vuông góc, chiều rộng của đường lăn là 25m. Nhà ga hành khách nằm ở phía đông bắc của sân bay. Hiện cảng hàng không quốc tế có công suất từ 4 – 6 triệu hành khách/năm. Hiện cổng chính của ga hàng không là ở đường Nguyễn Văn Linh. Trong bãi đỗ xe có khoảng 100 chỗ đỗ với bề mặt đã được trải nhựa.

Hàng ngày có một số chuyến bay quốc tế, gần 30 chuyến bay nội địa đi và đến Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Nha Trang,… Số hành khách thông qua cảng hàng không quốc tế năm 2007 là 1.442.501 hành khách, trong đó có 26.970 hành khách nước ngoài. Bình quân hàng ngày có khoảng hơn 3.900 hành khách đi và đến sân bay Đà Nẵng và đây là tiềm năng cho vận tải hành khách công cộng.

- Đường thuỷ

Hiện Đà Nẵng có 2 khu thương cảng chính là cảng Tiên Sa (nằm ở bán đảo Sơn Trà) và cảng sông Hàn.

+ Cảng Tiên Sa: là cảng biển lớn nhất khu vực miền Trung Việt Nam. Diện tích cảng rộng 12 km2, độ sâu tự nhiên 10 – 12 m. Tổng chiều dài cầu bến là 956 m gồm 2 cầu nhô (4 bến, mỗi bến 185 m) và một cầu liên bờ 225 m. Cảng có thể tiếp nhận tàu có trọng tải đến 45.000 DWT và các tàu chuyên dụng khác, tàu khách loại lớn và vừa, năng lựa thông qua 4,5 triệu.

+ Cảng sông Hàn: Nằm tại hạ lưu của sông Hàn trong lòng thành phố Đà Nẵng. Tổng chiều dài cầu bến là 528 m gồm 5 bến cầu liên bờ. Cảng có thể tiếp nhận các tàu đến 5.000 DWT, năng lực thông qua trên 1 triệu tấn/năm.

Ngoài hai cảng trên hiện thành phố còn có cảng xăng dầu ở Nại Hiên (Mỹ Khê), cảng Hải Quân (gần cảng Tiên Sa) phục vụ cho mục đích quân sự và một vài cảng có quy mô nhỏ.

2.1.3.2 Phương tiện vận tải

Trong những năm qua thì số lượng phương tiện vận tải Đà Nẵng có sự thay đổi rất lớn .

Bảng 2.3. Số lượng xe có động cơ đốt trong ở Đà Nẵng phương tiện 2006 2007 2008 2009 2010

ôtô con 3.330 4.639 6.389 9.030 10.946

ôtô khách 1.008 1.278 1.423 1.637 1.805

ôtô tải 4.654 5.641 6.869 8.669 9.889

sơmi rơmooc 352 493 650 853 953

chuyên dùng 721 755 788 830 881

Xe máy 340.603 381.319 422.488 465.858 524.790 ( Nguồn Sở GTVT Thành phố Đà Nẵng)

Ta thấy số lượng các phương tiện tăng đều theo các năm. Trong đó, lượng xe máy chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số lượng xe và chiếm tỉ lệ nhỏ nhất là sơmi rơmooc. Dựa vào biểu đồ dưới đây ta thấy rõ hơn sự thay đổi của phương tiện theo các năm.

0 100000 200000 300000 400000 500000 600000

2006 2007 2008 2009 2010

ôtô con ôtô khách ôtô tải

sơmi rơmooc Xe chuyên dùng Xe máy

Đà Nẵng đang từng bước thay đổi rất nhanh qua các năm, kinh tế xã hội phát triển vượt bậc do đó số lượng phương tiện vận tải tăng lên nhiều qua các năm đặc biệt là phương tiện xe máy dẫn đến tình trạng kẹt xe, tắt đường do đó trong những năm tiếp theo cần phải phát triển hệ thống GTVTCC để giải quyết vấn đề trên.

Một phần của tài liệu Tiểu luận chuyên đề tốt nghiệp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt tại thành phố đà nẵng đến năm 2020 (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)