CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG BẰNG XE BUÝT TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
2.3 Thực trạng công tác quản lí Nhà nước về VTKHCC bằng xe buýt tại Đà Nẵng
2.3.2 Các nội dung quản lí Nhà nước về VTKHCC bằng xe buýt tại Đà Nẵng
2.3.2.3 Tổ chức hoạt động khai thác và kinh doanh VTHKCC bằng xe buýt . 42
Thẩm quyền quản lý
- Sở GTVT Thành phố Đà Nẵng là cơ quan quản lý trực tiếp đối với các đơn vị tham gia hoạt động VTHKCC bằng xe buýt. Thường xuyên kiểm tra hoạt động của xe Buýt theo đúng quy định của Bộ GTVT ban hành.
- Đối với buýt liền kề: Hai Sở GTVT Thành phố Đà Nẵng và Sở GTVT Quảng Nam cùng phối hợp ban hành quy chế chung giữa hai địa phương nhằm : Tằng cường giám sát, xử lý khi doanh nghiệp, phương tiện vi phạm; Tăng cường quản lý phương tiện trên tuyến; Nâng cao chất lượng phục vụ hành khách đi xe ngày càng tốt hơn.
Thực trạng quản lý
- Chấp thuận khai thác tuyến
Nhà nước không trực tiếp khai thác dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt mà giao cho các công ty tư nhân hoặc hợp tác xã, Sở GTVT Thành phố Đà Nẵng thực hiện việc quản lý nhà nước đối với hoạt động này. Không tổ chức đấu thầu mà Sở GTVT Thành phố Đà Nẵng cấp giấy phép cho các doanh nghiệp, hợp tác xã đăng ký khai thác tuyến VTKHCC bằng xe buýt, khi doanh nghiệp hoặc hợp tác xã đó đáp ứng đủ điều kiện về kinh doanh vận tải mà sở xét thấy đủ khả năng: tài chính, phương tiện…
Từ năm 2005 xuất hiện tuyến đầu tiên là Đà Nẵng – Hội An đến nay Sở GTVT Thành phố Đà Nẵng tổ chức và quản lý khai thác tất cả 5 tuyến xe buýt ( 4
tuyến nối dài giữa 2 tỉnh Đà Nẵng – Quảng Nam: Đà Nẵng- Tam Kỳ, Bến xe ĐN - Hội An, Bến xe ĐN – Ái Nghĩa, bến xe ĐN – Mỹ Sơn, 1 tuyến nội đô : KCN Hoà Khánh – Chợ Hàn). Ngoài ra còn có 1 tuyến Kim Liên – Siêu Thị nhưng thực tế nó không phải là 1 tuyến xe buýt nên không được dề cập ở trên, vì nó được đưa lên từ hệ thống xe lam ngày trước trên tuyến này và đi vào hoạt động để góp phần giải quyết nhu cầu cua người dân, xe cũng không đủ tiêu chuẩn xe buýt theo nghị định 91/2009/NĐ-CP ngày 21/10/2009 và thông tư số 14/2010/TT-BGTVT ngày 24/6/2010, mặc dù quy định điểm dừng dỗ nhưng thực tế không có 1 phương tiện nào chấp hành do đó Sở không thể quản lý được hoạt động của tuyến này mà chỉ đưa vào như tuyến xe buýt để quy hoạch lại mạng lưới tuyến.
- Quản lý điều hành trên tuyến
Sau khi Sở GTVT Thành phố Đà Nẵng phê duyệt và công bố biểu đồ xe chạy bao gồm: đơn vị khai thác tuyến xe buýt, tần suất xe chạy, lộ trình tuyến xe buýt, số điểm dừng, đón trả hành khách trên tuyến, thời gian một lượt xe, thời gian hoạt động của tuyến trong ngày thì các doanh nghiệp, hợp tác xã được phép khai thác tuyến đó sẽ cung cấp và quản lý lệnh vận chuyển của mình bao gồm những nội dung sau: ngày, giờ xe hoạt động theo biểu đồ, số vé bán , số hiệu tuyến, biển số xe, họ tên lái xe, nhân viên phục vụ trên xe.
Sở GTVT Thành phố Đà Nẵng có trách nhiệm nắm bắt tất cả thông tin về tuyến và doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh trên tuyến mà mình đã phê duyệt cũng như đơn vị cung cấp.
+ Quản lý số lượng và chất lượng phương tiện Số lượng
Quản lý số lượng phương tiện VTHKCC bằng xe buýt thông qua việc khai báo, đăng ký mới, thay thế phương tiện hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp vận tải, việc đăng ký giấy phép kinh doanh, đơn xin cấp phù hiệu cho phương tiện hoạt động của các đơn vị kinh doanh.
Chất lượng
Căn cứ niên hạn sử dụng xe buýt theo nghị định số 91/2009/NĐ-CP ngày 21/10/2009 Phòng Quản Lý vận tải và phương tiện căn cứ vào đó và yêu cầu tất cả doanh nghiêp thay đổi phương tiện khi đến hạn.
Khi xe có hiện tượng hư hỏng, xuống cấp sở GTVT Thành phố Đà Nẵng yêu cầu các doanh nghiệp thay mới như vừa qua các doanh nghiệp hoàn tất việc thay mới các phương tiện tuyến: Đà Nẵng – Ái Nghĩa, Đà Nẵng – Hội An, Đà Nẵng – Tam Kỳ thay thế những xe không đủ tiêu chuẩn thành xe đủ tiêu chuẩn buýt B40- 50.
+ Giá vé xe buýt
Hiện nay mặc dù không có hiện tượng trợ giá nhưng giá vé vẫn do Sở GTVT Thành phố Đà Nẵng đề xuất UBND thành phố Đà Nẵng phê duyệt . Do vậy các doanh nghiệp phải tuân thủ theo 1 hệ thống giá vé nhất định và Phòng Quản lý vận tải và phương tiện căn cứ vào đó để quản lý, nhưng thực tế không thể nào quản lý hết được vì chỉ có thể quản lý được khi khách đi toàn chuyến là đã có quy định, các doanh nghiệp không thể thu thêm. Còn đối với vé chặn mặc dù quy định nhưng thực tế nhân viên xe buýt cứ thu vô điều điện mà không có hiện tượng đưa vé cho hành khách .
+ Điều chỉnh hành trình tuyến, tần suất xe chạy
Sở GTVT Thành phố Đà Nẵng điều chỉnh hành trình tuyến xe buýt, tần suất xe chạy trên cơ sở đảm bảo lợi ích chính trị, xã hội và kinh tế đồng thời bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp, hợp tác xã đang khai thác .
Đối với 2 tuyến xe buýt liền kề Quảng Nam – Đà Nẵng việc điều chỉnh hành trình tần suất xe chạy do sở giao thông vận tải hai đầu tuyến thực hiện khi có văn bản đồng ý của 2 UBND.
Năm 2006 có tuyến xe buýt nội đô: Đà Nẵng – Hoà Khương nhưng đến cuối năm 2007 do nhu cầu nên chuyển thành tuyến xe buýt nối dài: Đà Nẵng – Ái Nghĩa.
Ngày 1.1.2011 nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tham gia VTHKCC bằng xe buýt của nhân dân nên hai đã sở phối hợp thay đổi lộ trình tuyến Đà Nẵng – Tam Kỳ.
Tuyến Đà Nẵng – Tam Kỳ năm 2009 : Điều chỉnh thời gian giãn cách hoạt động từ 30phút/chuyến lên 15phút / chuyến đối với giờ cao điểm và 20 phút/
chuyến đối với giờ bình thường, đồng thời bổ sung tăng số lượng phương tiện lên tổng số 31/20 xe hoạt động trong ngày nâng tổng số 40 lượt/ngày .
Ngoài ra Để giảm thiểu tình trạng tai nạn và giải toả ách tắc giao thông Sở GTVT Thành phố Đà Nẵng xây dựng kế hoạch thực hiện phục vụ thí sinh trong dip lễ tết, đi thi Đại học, phục vụ tốt nhân dân đến và đi bằng xe buýt trong dịp ngày hội thi bắn pháo hoa quốc tế và ngày Giải phóng thành phố 28, 29, 30. Trong các ngày này số lượng hành khách đông từ nơi đổ về vì vậy sở ra công văn đề nghị các doanh nghiệp tùy theo tình hình cụ thể có thể tăng thêm xe vào tuyến hoặc có kế hoạch phục vụ nhân dân một cách an toàn. Đề nghị doanh nghiệp kiểm tra phương tiện trước khi đưa ra hoạt động phải được vệ sinh sạch sẽ, lái xe phải có đầy đủ giấy tờ xe; lái xe, nhân viên ăn mục đồng phục chỉnh tề, đeo biển tên. Nếu phương tiện nào không đủ điều kiện theo quy định thì không đưa ra hoạt động.
+ Ngừng hoạt động tuyến
Doanh nghiệp, hợp tác xã trước khi ngừng khai thác trên tuyến phải có văn bản đề nghị Sở GTVT Thành phố Đà Nẵng và chỉ được ngừng sau khi có văn bản chấp thuân của sở GTVT trên cơ sở ý kiến đồng ý của UBND thành phố.
+ Cơ chế hoạt động của doanh nghiệp
Hiện tại ở Đà Nẵng công tác tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh xe buýt của các doanh nghiệp vận tải hầu hết theo phương thức khoán gọn cho lái xe và nhân viên soát vé hoặc chủ phương tiện bỏ bỏ vốn ra đầu tư tự quản lý. Nên có tình trạng chất lượng dịch vụ không tốt đối với hành khách. Chính vì vậy Sở đã tăng cường công tác quản lý , kiểm tra phương tiện hoạt động trên tuyến và cho thấy hầu hết các doanh nghiệp không quan tâm chú trọng đến vấn đề: các nhân viên không mang đồng phục, bảng tên, tình trạng nhân viên thu tiền nhưng không xuất vé cho hành khách, hoặc thu tiền cước giá cao hơn quy định….nên Sở đã yêu cầu các doanh nghiệp xây dựng quy chế xử lý chế tài đối với lái xe, nhân viên phục vụ trên xe vi phạm và thành lập tổ kiểm tra giám sát chung trên tuyến theo thông báo kết luận 575/SGTVT ngày 25/3/2008.
Các doanh nghiệp hoạt động mà không có sự trợ giá của nhà nước nên rất khó khăn cho các doanh nghiệp.
Hằng năm, các đơn vị kinh doanh vận tải điều có nhiệm vụ báo cáo về Sở GTVT Thành phố Đà Nẵng kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị mình. Từ đó Sở GTVT Thành phố Đà Nẵng nghiên cứu , dự báo nhu cầu đi lại của hành khách.
Khi có yêu cầu thay đổi luồng tuyến các doanh nghiệp kinh doanh sẽ đề xuất với Sở giao thông, từ kết quả nghiên cứu nếu sở thấy hợp lý thì Sở sẽ trình UBND tỉnh.
+ Cấp sổ nhật trình
Nhiệm vụ in, cấp và kiểm tra sổ nhật trình chạy xe của các doanh nghiệp tham gia khai thác tuyến xe buýt thuộc Phòng Quản lý vận tải và phương tiện.
Quản lý kiểm tra việc ghi chép trong sổ nhật trình còn quá lỏng lẽo không có sự kiểm tra thực tế của các cơ quan mà do doanh nghiệp tự khai báo, chính vì vậy không biết được xe chở đúng số người quy định hay có chạy đúng tuyến không....
+ Cơ chế hỗ trợ
Hiện tại thì ở Đà Nẵng không có 1 chính sách nào hỗ trợ cho các doanh nghiệp kinh doanh VTHKCC bằng xe buýt kể cả trợ giá. Vì vậy tại bản báo cáo tình hình hoạt động VTHKCC bằng xe buýt trên địa bàn thành phố năm 2008 Sở đã đề xuất một số kiến nghị với Cục đường Bộ: “ Đề nghị nhà nước hỗ trợ vay vốn ưu đãi hoặc hỗ trợ lãi xuất vay vốn đầu tư phương tiện. Có như vậy mới đầu tư phương tiện đồng bộ, phù hợp với đô thị hiện nay. Đối với những tuyến xe buýt không trợ giá, đề nghị nhà nước để doanh nghiệp quyết định gía cước và báo cáo các ngành để thực hiện, vì giá nhiên liệu vật tư, xăng dầu ngày càng tăng, nên nếu giá thấp theo qui định như hiện nay doanh nghiệp không có khả năng tổ chức kinh doanh theo yêu cầu được.”
+ Đào tạo nhân lực
Lái xe, nhân viên xe buýt
Lập và thực hiện kế hoạch tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho lái xe, nhân viên bán vé. Đã thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 01/2004/CT-TTg ngày 02/01/2004 của Thủ tướng Chính phủ trong việc tuyên truyền, giáo dục đội ngũ lái xe, nhân viên phục vụ trên xe, ký cam kết việc chấp hành pháp luật an toàn giao thông, pháp luật trong kinh doanh vận tải hành khách.
Phối hợp với Hiệp hội vận tải Ôtô Đà Nẵng tổ chức tập huấn để cấp chứng chỉ cho nhân viên phục vụ trên xe buýt, tăng cường giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho lái xe.
Cán bộ quản lý
.Đào tạo và đào tạo lại các nhà chức trách của chính quyền hằng ngày thực thi công vụ nắm vững luật lệ để xử lý đúng như: Hằng năm, Sở điều đề suất người đi học lớp cao học hoặc cho đi học ở nước ngoài. Tổ chức những chuyến đi nước ngoài để giao lưu và trao đổi kinh nghiệm cho nhau. Tham dự những hội nghị .