CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG BẰNG XE BUÝT TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
2.3 Thực trạng công tác quản lí Nhà nước về VTKHCC bằng xe buýt tại Đà Nẵng
2.3.2 Các nội dung quản lí Nhà nước về VTKHCC bằng xe buýt tại Đà Nẵng
2.3.2.2 Xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ VTHKCC bằng xe buýt
Thẩm quyền quản lý
Biển báo, nhà chờ trạm dừng, điểm trung chuyển và các công trình phụ trợ khác của kết cấu hạ tầng giao thông phục vụ VTHKCC bằng xe buýt thuộc sự quản lý và giám sát trực tiếp của Phòng Quản lý Giao thông đô thị thuộc sở GTVT Thành phố Đà Nẵng.
- Phòng quản lý giao thông đô thị
+ Theo dõi, tổng hợp, báo cáo và cung cấp thông tin về hiện trạng sử dụng của các công trình cơ sở hạ tầng giao thông VTHKCC bằng xe buýt.
+ Phối hợp các phòng ban có liên quan trong sở GTVT Thành phố Đà Nẵng trong việc xây dựng kế hoạch duy tu, sửa chữa, xây dựng mới hệ thống hạ tầng kỹ thuật xe buýt.
+ Cung cấp các tài liệu liên quan đến hiện trạng các công trình cơ sở hạ tầng giao thông trên các tuyến đường giao thông xe buýt.
+ Tham mưu cho Giám đốc Sở GTVT thành phố Đà Nẵng trong việc xây dựng các qui chế, qui định về quản lý, khai thác công trình cơ sở hạ tầng giao thông vận tải công cộng xe buýt đồng thời cơ chế, chính sách thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào cơ sở hạ tầng giao thômh VTKHCC.
- Ngoài ra: còn có sự kết hợp tham gia của phòng Quản lý vận tải và phương tiện và các phòng ban khác có liên quan đến việc xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ VTHKCC bằng xe buýt.
Thực trạng quản lý - Đường bộ
Hiện tại việc quản lý lưu thông xe buýt trên các tuyến đường khó khăn vì thực tế xe buýt đang lưu thông cùng với tất cả các phương tiện khác. Do đó để tạo thuận lợi cho việc lưu thông, thu hút sử dụng của người dân và giám sát việc chạy đúng tuyến xe buýt thì Đà Nẵng nên thiết lập làng đường giành riêng cho xe buýt.
Mặc dù biết rằng điều này là khó khăn vì hệ thống đường ở Thành phố Đà Nẵng nhiều nơi chật hẹp không đủ diện tích để thiết kế .
- Điểm dừng
Theo giám sát hiện tại có 156 diểm dừng ( trong có 39 nhà chờ)
Trong đó có nhiều điểm dừng đó có nhiều cái biển báo, trụ… bị hư hỏng cần đươc sửa chữa. Do đó hằng năm, theo chương trình kế hoạch đề ra Sở GTVT Thành phố Đà Nẵng đều có một đoàn kiểm tra khảo sát về tình hình thực tế của vị trí các điểm dừng đỗ xe buýt tại các tuyến xe buýt để từ đó điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp. Theo kết quả khảo sát đến năm 2010 số lượng trụ, biển báo bị hư hỏng theo bảng sau:
Bảng 2.10. Khối lượng sửa chữa, lắp đặt bổ sung trụ, biển báo xe buýt
STT HẠNG MỤC SỐ
LƯỢNG ĐƠN VỊ GHI CHÚ
1 Trụ biển báo 51 trụ
Bị mất lắp lại 35
Bổ sung 16
2 Trụ bị rỉ rét, hư hỏng: 11 trụ
3 Trụ sai vị trí, di dời 5 trụ
4 Biển báo 102 biển
Bị mất lắp lại 50
Bổ sung 52
5 Biển điều chỉnh lại nội dung
theo biển 434 GMS 52 biển
6 Biển phụ 158 biển
Loại 01 dòng 118 KT 60 x 10 (cm)
Loại 02 dòng 22 KT 60 x 12 (cm)
Loại 03 dòng 2 KT 60 x 16 (cm)
Loại 04 dòng 12 KT 60 x 20 (cm)
Loại 05 dòng 4 KT 60 x 26 (cm)
Phòng quản lý Giao thông đô thị có trách nhiệm kiểm tra diểm dừng xe buýt khi phát hiện hư hỏng thì sẽ chuyển sang Cty quản lý cầu đường để xử lý.
Ngoài ra các doanh nghiệp kinh doanh xe buýt cũng tiến hành khảo sát thực tế các vị trí các trạm dừng, biển báo xe buýt. Từ đó làm tờ trình báo cáo về sở để đề nghị xin bổ sung, sửa chữa 1 số trạm mới.
- Nguồn vốn xây dựng cơ sở hạ tầng
Thực tế UBND thành phố chưa có nguồn kinh phí nào hỗ trợ cho việc phục vụ VTHKCC bằng xe buýt như: nhà chờ, điểm dừng, quỹ đất giành cho xe buýt đậu, trạm dừng ở điểm đầu, cuối tuyến, nhà vệ sinh công cộng, nhà ngồi chờ trung chuyển,… thực chất hiện nay nhà chờ ở một số tuyến Sở GTVT Thành phố Đà
Nẵng huy động vốn đầu tư từ dịch vụ quảng cáo như : công ty quảng cáo đầu tư và một số do doanh nghiệp vận tải tự bỏ tiền đầu tư.
Việc đầu tư xây dựng nhà chờ, trạm dừng không đồng bộ ( Một số tuyến yêu cầu doanh nghiệp tự đầu tư), vì vậy doanh nghiệp gặp không ít khó khăn và cũng gây khó khăn trong việc quản lý.
Hàng năm Sở GTVT Thành phố Đà Nẵng có đánh giá tổng kết hoạt động vận tải buýt và có báo cáo, kiến nghị UBND thành phố cấp kinh phí cho việc duy tu các nhà chờ, biểm dừng, sơn kẻ điểm dừng trên các tuyến hiện nay vẫn chưa được đầu tư sửa chữa và nâng cấp;