Hoàn thiện Tổ chức hoạt động khai thác và kinh doanh VTHKCC bằng

Một phần của tài liệu Tiểu luận chuyên đề tốt nghiệp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt tại thành phố đà nẵng đến năm 2020 (Trang 69 - 74)

CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG BẰNG XE BUÝT TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ĐẾN NĂM 2020

3.4 Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về VTHKCC bằng xe buýt tại Thành phố Đà Nẵng đến năm 2020

3.4.3 Hoàn thiện Tổ chức hoạt động khai thác và kinh doanh VTHKCC bằng

3.4.3.1 Thành lập cơ quan quản lý nhà nước về VTHKCC tại thành phố Đà Nẵng

Hiện tại thì các thành phố lớn ở Việt Nam như: Hà Nôi, Thành phố Hồ Chí Minh điều đã có cơ quan quản lý VTHKCC nên thiết nghĩ để để có thể quản lý 1 cách hiệu quả nhất thì thành phố Đà Nẵng cũng có 1 cơ quan Quản lý VTHKCC có chức năng, nhiệm vụ phù hợp với Luật Pháp Việt Nam, có tổ chức gọn nhẹ và đảm bảo khả năng quản lý tốt hoạt động VTHKCC bằng xe buýt đến năm 2020 và các dự án về Vận tải HKCC bằng xe buýt trong tương lai.

Khi cơ quan này thành lập chức năng nhiệm vụ

Sở Giao thông có trách nhiệm: Quyết định và điều chỉnh lộ trình mỗi tuyến xe buýt, về số lượng xe kể cả xe dự phòng cho mỗi tuyến xe buýt, về chủng loại phương tiện hoạt động trên từng tuyến

- Quyết định danh mục, địa điểm cụ thể của cơ sở hạ tầng cho mỗi tuyến xe buýt và thiết kế mẫu của trạm dừng, nhà chờ

- Quyết định giao cho các doanh nghiệp khai thác các tuyến xe buýt theo hình thức chỉ định, giao khoán tuyến hoặc thông qua đấu thầu.

- Công bố các loại ưu tiên trong lưu thông cho xe buýt trên từng tuyến đường cụ thể.

- Quyết định kế hoạch, loại hình, phê duyệt dự toán công tác thông tin, tuyên truyền đối với hoạt động xe buýt.

- Nghiên cứu đề xuất các chính sách ưu đãi của Nhà nước như : miễn giảm thuế, trợ giá, bù lỗ, miễn giảm các loại phí,...

- Thẩm định, quyết định đầu tư các dự án trong lĩnh vực hoạt động xe buýt từ 1 tỷ đồng trở xuống; thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật-dự toán công trình và các nội dung của quá trình đấu thầu đối với các dự án liên quan đến hoạt động xe buýt theo phân công phân cấp hiện hành.

- Quản lý và cấp phát các loại vé xe buýt cho doanh nghiệp.

- Quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ có thời hạn hoặc tước quyền khai thác tuyến của doanh nghiệp xe buýt vi phạm những quy định hiện hành về hoạt động xe buýt.

- Phê duyệt ban hành kế hoạch giảng dạy và giáo trình học tập, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên về hoạt động xe buýt cho lái phụ xe, nhân viên bán vé.

Trung tâm Quản lý và Điều hành VTHKCC chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Sở giao thông vận tải

- Quyết định biểu đồ chạy xe từng tuyến theo định hướng đã được Sở GTVT chấp thuận.

- Tổ chức đấu thầu chọn doanh nghiệp khai thác tuyến theo kế hoạch đã được Sở GTVT phê duyệt. Ký hợp đồng khai thác vận chuyển hành khách bằng xe buýt với các doanh nghiệp khai thác tuyến xe buýt.

- Kiểm tra điều kiện hoạt động của doanh nghiệp khi tham gia VTHKCC bằng xe buýt, kiểm tra tiêu chuẩn các xe buýt,...

- Quản lý, điều phối, hướng dẫn và kiểm tra hoạt động khai thác các tuyến xe buýt để đảm bảo mạng lưới xe buýt hoạt động theo đúng biểu đồ, điều động đột xuất các xe buýt để giải toả ách tắc, thiếu xe đột biến trong mạng lưới xe buýt và là đầu mối tổ chức các tuyến xe buýt thể nghiệm.

- Tổ chức khảo sát, đo đếm, thống kê kết quả và dự báo nhu cầu đi lại của hành khách trên mạng lưới xe buýt. Tổ chức tư vấn nghiên cứu và đề xuất điều chỉnh luồng tuyến khi có yêu cầu.

- Làm đầu mối tiếp nhận, kiểm tra và thanh quyết toán kinh phí trợ giá cho các doanh nghiệp hoạt động xe buýt.

- In, cấp và kiểm tra sổ nhật trình chạy xe của các doanh nghiệp tham gia khai thác tuyến xe buýt.

- Lập và thực hiện kế hoạch tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho lái phụ xe, nhân viên bán vé.

- Thực hiện chức năng cơ quan chủ đầu tư các dự án đầu tư xây dựng, sửa chữa cải tạo và quản lý cơ sở hạ tầng phục vụ VTHKCC bằng xe buýt; tổ chức duy tu bảo dưỡng hệ thống cơ sở hạ tầng này.

- Tổ chức các kênh thông tin trực tuyến để tuyên tuyền vận động nhân dân tham gia đi lại bằng xe buýt; tổ chức hướng dẫn, giải đáp thắc mắc và trả lời các ý kiến của hành khách đi xe buýt.

- Có chức năng kinh doanh VTHKCC bằng xe buýt

3.4.3.2 Giải pháp khác song hành cùng với Thành lập cơ quan quản lý nhà nước về VTKHCC tại thành phố Đà Nẵng

3.4.3.2.1 Chấp thuận khai thác tuyến

Để nâng cao chất lượng phục vụ xe buýt theo tiêu chuẩn thì ở Đà Nẵng nên thực hiện cơ chế Đầu thầu bỏ cho cơ chế cấp giấy phép cho các doanh nghiệp, HTX đăng ký khai thác tuyến VTHKCC bằng xe buýt khi doanh nghiệp hoặc HTX đó đáp ứng đủ điều kiện về kinh doanh vận tải mà sở xét thấy đủ khả năng: tài chính, phương tiện…

3.4.3.2.2 Giải pháp về tài chính

Hiện nay thì giá cả xăng đầu đang tăng cao cùng với các mặt hàng khác, đồng thời không có 1 cơ chế nào trợ nào của doanh nghiệp cho xe buýt ở Đà Nẵng thì giá vé như hiện nay ở Đà Nẵng là phù hợp cho việc duy trì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nhưng thiết nghĩ lại không phù hợp với người đi xe buýt. Nên cần xây dựng lại hệ thống giá vé để vừa có thể tạo điều kiện cho người dân tham gia nhiều hơn, nhưng đồng thời để tạo thuận lợi cho cả doanh nghiêp thì phải đồng thời phải tiến hành 2 giải pháp :

+ Cơ chế hỗ trợ + Hệ thống giá vé

Cơ chế hỗ trợ - Quỹ hỗ trợ

Để hoạt động xe buýt ổn định và có hiệu quả cần thiết phải thành lập quỹ hỗ trợ cho xe buýt bằng các nguồn kinh phí từ dịch vụ và trích từ các nguồn như:

+ Phí sử dụng đường bộ đô thi

+ Phí vi phạm quy chế xe buýt ( theo đề nghị ở phần cơ chế chính sách) + Lệ phí đăng ký phương tiện

+ Phí sử dụng hè đường, bến bãi - Thuế

Miễn thuế cho doanh nghiệp tham gia VTHKCC, phương tiện, thiết bị và đất đai dùng cho VTHKCC, cụ thể:

+ Miễn thuế nhập khẩu và tiêu thụ đặc biệt đối với các doanh nghiệp hoạt động VTHKCC bằng xe buýt

+ Miễn thuế nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các phương tiện thiết bị nhân khẩu sử dụng vào VTHKCC bằng xe buýt

+ Miễn thuế sử dụng đất và tiền thuê dất đối với đất đựơc sử dụng vào VTHKCC bằng xe buýt như: nhà chờ, bãi đỗ xe, trạm bảo dưỡng sửa chữa.

+ Miễn phí sử dụng bến bãi, phí cầu đường đối với phương tiện VTHKCC bằng xe buýt.

- Lãi suất

Cho các doanh nghiệp tham gia VTHKCC được vay vốn dài hạn hoặc bảo lãnh vay vốn nước ngoài một cách thuận lợi, với lãi xuất thấp, hoặc hỗ trợ trả lãi ngân hàng để đầu tư nâng cấp phương tiện xe buýt.

- Trợ giá cho hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt

Hình thức trợ giá cho hoạt động VTHKCC bằng xe buýt trên địa bàn có thể được thực hiện như sau: trên cơ sở đơn giá chuẩn cho các nhóm xe đang hoạt động và sản lượng hoạt động (số chuyến xe chạy) của các đơn vị vận tải theo định kỳ hàng tháng, quí. Thành phố xác định tổng chi phí hoạt động cho các đơn vị, nếu tổng chi phí cao hơn tổng doanh thu (từ tiền bán vé) thì ngân sách TP Đà Nẵng phải thanh toán lại cho các đơn vị vận tải phần chênh lệch đó.

Hệ thống giá vé

- Nếu áp dụng hệ thống hỗ trợ trên thì hệ thống giá vé hiện nay ở Đà Nẵng cần được điều chỉnh lại cho phù hợp với thu nhập người dân.

- Theo hệ thống giá vé hiện nay ở Tp Đà Nẵng mà ta đã nêu ở trên số tiền mà người dân phải trả cho 1 km đường trung bình là 450 đồng . Nếu như 1 người đi làm bằng xe buýt trong nội thị với giá vé là 5.000 đồng/ chuyến mà 1 ngày người đó phải đi 2 lần thì số tiền là 10.000 đồng. Như vậy: 1 tháng tốn khoảng 44 lần đi thì trong 1 tháng là khoảng 220.000 đồng. Các số liệu của các thành phố phát triển trên thế giới gợi ý rằng: giá vé cho một tháng đi xe buýt không nên vượt quá 4-5% thu nhập bình quân. Người đi xe buýt ở thành phố Đà Nẵng chủ yếu chỉ là công nhân

bình thường, thu nhập hàng tháng khoảng 2.000.000 – 3.000.000 nên giá vé như vậy khá cao so với thu nhập người lao động. Như vậy giá vé nên thay đổi: đối với những tuyến đường dài thì giá vé có thể giữ nguyên nhưng đối với những tuyến nội thị thì nên giảm còn 3.000 đồng.

3.4.3.2.3 Đào tạo nhân lực

Nguồn nhân lực quản lý VTHKCC bằng xe buýt

Đào tạo nguồn nhân lực trực tiếp tham gia công tác quản lý nhà nước về VTHKCC bằng xe buýt thuộc Sở GTVT , đồng thời để chuẩn bị nhân lực thành lập cơ quan quản lý nhà nước về VTHKCC .

+ Các khóa đào tạo ngắn hạn về quản lý nhà nước về VTHKCC (2 tuần – 1 tháng ) . Để củng cố kiến thức về quản lý VTHKCC cho các chuyên viên, cán bộ các Sở ngành có liên quan đặc biệt là nhân lực khi thành lập cơ quan quản lý nhà nước về VTHKCC.

+ Trong thời gian sắp tới có nhiều dự án về VTHKCC bằng xe buýt nên cử cán bộ đi học tập ở nước ngoài khoảng ( 2- 3 tháng ) để có thể học tâp kinh nghiệm.

+ Nếu thành lập cơ quan quản lý nhà nước về VTHKCC thì sẽ tiến hành đào tạo tại chỗ trong quá trình làm việc của Cán bộ Cơ quan quản lý VTHKCC. Các khóa đào tạo tại chỗ được tổ chức ngay tại nơi làm việc có thời lượng và thời gian tiến hành linh hoạt theo yêu cầu cấp thời của công tác quản lý nhà nước và quản lý doanh nghiệp cũng như quản lý kỹ thuật phương tiện và kiểm soát tác động môi trường.

Lái xe, nhân viên trên xe

- Tiếp tục phối hợp với Hiệp hội vận tải Ôtô Đà Nẵng tổ chức và mở rộng buổi tập huấn để cấp chứng chỉ cho nhân viên phục vụ trên xe buýt, tăng cường giáo dục đào tạo đạo đức nghề nghiệp cho lái xe. Những nhân viên chưa được cấp chứng chỉ thì không cho phép hoạt động.

- Lãnh đạo các doanh nghiệp thường xuyên nhắc nhở đội ngũ lái, phụ xe, nhân viên phục vụ trên xe thực hiện biểu đồ xe chạy trên tuyến, về tác phong, trang

phục và tinh thần thái độ phục vụ để nâng cao uy tín của thương hiệu vận tải ngày càng tốt hơn.

Một phần của tài liệu Tiểu luận chuyên đề tốt nghiệp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt tại thành phố đà nẵng đến năm 2020 (Trang 69 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)