CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG BẰNG XE BUÝT TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ĐẾN NĂM 2020
3.4 Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về VTHKCC bằng xe buýt tại Thành phố Đà Nẵng đến năm 2020
3.4.1 Hoàn thiện cơ chế chính sách của Nhà nước nhằm phát triển VTKHCC bằng xe buýt
Cơ chế chính sách chung của cả nước
- Đóng góp ý kiến để tiếp tục hoàn thiện luật giao thông đường bộ và các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý hoạt động vận tải đường bộ, nhất là nghị định 91/2009/NĐ – CP và Thông tư số 14/2010/BGTVT để đảm bảo tính phù hợp, thống nhất với hiến pháp Việt Nam:
+ Trong Nghị Định 91/2009/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2009 về điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ôtô tại khoản 2 Điều 14 chương III có quy định : “ Xe buýt là xe có sức chứa từ 17 ( mười bảy ) chỗ ngồi trở lên, diện tích sàn xe dành cho khách đứng và được thiết kế theo tiêu chuẩn bộ giao thông vận tải quy định”.
Trong Nghị Định số 34/ 2010 / NĐ-CP ngày 2/4/2010 Quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ thì Tại khoản 2 điều 26 mục 5 chương 2 có quy định: “ Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 trên mỗi người vượt quá quy định được phép chở của phương tiện đối với người điều khiển xe ô tô chở hành khách, ô
tô chở người ( trừ xe buýt) vi phạm hành vi: chở quá từ 02 người trở lên trên xe đến 9 chỗ ngồi, chở quá từ 03 người trở lên trên xe 10 chỗ ngồi đến xe 15 chỗ ngồi, chở quá từ 04 người trở lên trên xe 16 chỗ ngồi đến xe 30 chỗ ngồi, chở quá từ 05 người trở lên trên xe trên 30 chỗ ngồi”.Như vậy điều này có nghĩa là xe buýt được phép chở bao nhiêu cũng được không bị xử phạt như vậy là bất hợp lý .
+ Để thuận lợi trong quá trình kiểm tra, quản lý thì phải quy định rõ về số chỗ đứng của xe buýt, đồng thời trong giấy đăng ký xe buýt cần quy định rõ số chỗ ngồi và số chỗ đứng trên xe vì thực tế trên giấy đăng ký xe chỉ có quy định số chỗ đứng.
- Cần xây dựng 1 chế tài riêng trong việc sử phạt các vi phạm trong VTHKCC bằng xe buýt để xử lý nghiêm minh và tránh tình trạng lách luật..
Cơ chế chính sách riêng Tại Thành phố Đà Nẵng
Hoàn thiện hệ thống các chính sách và văn bản pháp quy của thành phố có liên quan về quy hoạch, thiết kế, quản lý và khai thác cơ sở hạ tầng và dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng:
- Lập quy hoạch tổng thể phát triển VTHKCC thành phố đến năm 2025.
Việc triển khai lập Quy hoạch tổng thể phát triển VTHKCC cần phải tiến hành trước hoặc đồng thời với quá trình lập điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thành phố, để khẳng định tính định hướng của VTHKCC trong quá trình phát triển đô thị và đảm bảo mục tiêu tích hợp phát triển đô thị và giao thông vận tải .
- Xây dựng và ban hành định mức kinh tế - Kỹ thuật về VTHKCC bằng xe buýt trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
- Xây dựng và ban hành quy chế đặt hàng và đấu thầu dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Hiện tại Đà Nẵng không có đấu thầu VTHKCC bằng xe buýt do dó kém hiệu quả trong việc xác định năng lực cung ứng dịch vụ của các doanh nghiệp. Đây là nhiệm vụ hết sức quan trọng để đưa ra các quy định cơ bản về chất lượng dịch vụ cũng như định mức chi phí đối với dịch vụ VTHKCC mà các công ty VTHKCC thành phố sẽ cung ứng. Đặc biệt quan trong trong giai đoạn sắp tới khi xây dựng hệ thống mạng lưới xe buýt.
- Nghiên cứu tham mưu lãnh đạo UBND thành phố các chính sách ưu đãi của nhà nước được áp dụng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã hoạt động trong lĩnh
vực vận tải trên Địa bàn thành phố Đà Nẵng như : chính sách trợ giá cho các đối tượng tham gia VTHKCC, chính sách hỗ trợ đầu tư lãi vay đối với các doanh nghiệp VTHKCC
- Tham mưu cho UBND thành phố chỉ đạo các cơ quan chức năng tổ chức hậu kiểm các đơn vị kinh doanh vận tải không thực hiện đầy đủ các qui định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải.
- Đối với xây dựng quy chế giữa Đà Nẵng – Quảng Nam về VTHKCC bằng xe buýt và tổ chức thực hiện các tuyến xe Buýt nối giữa Đà Nẵng với khu công nghiệp, đô thị của tỉnh Quãng Nam thì theo em mức xử lý vi phạm chỉ mới dừng lại ở việc khiển trách , cảnh báo và đình chỉ mà chưa có xử lý về mặt kinh tế . Nếu như chỉ khiển trách và cảnh báo thì thật sự chưa đủ mức độ răng đe mà phải quy định 1 số tiền cụ thể và thật nặng thì các doanh nghiệp mới thật sự sợ. Chẳng hạn: Đối với đơn vị vận tải hoạt động trên tuyến vi phạm một trong các nội dung sau đây:
+ Không bố trí đủ phương tiện phục vụ trên tuyến theo biểu đồ, không bố trí kịp thời phương tiện dự phòng vào hoạt động thay thế cho những phương tiện bị hư hỏng, vi phạm.
+ Bố trí phương tiện phục vụ trên tuyến khi chưa có ý kiến đồng ý của cơ quan quản lý tuyến( Sở giao thông vận tải Quảng Nam và Sở giao thông Vận tải Đà Nẵng ).
+ Bố trí lái xe nhân viên phục vụ không đúng theo qui định .
+ Phương tiện thuộc đơn vị quản lý bỏ chuyến hoạt động ( kể cả số chuyến xe bị hư hỏng không hoạt động ) nhưng đơn vị không bố trí kịp thời phương tiện khác vào hoạt động thay thế từ 05 chuyến / tháng trở lên.
Xử lý vi phạm:
+ Vi phạm lần đầu : phạt 300.000 đ và kiển trách doanh nghiệp.
+ Vi phạm lần hai : phạt :600.000 đ và cảnh cáo, thông báo rộng rãi đến các phương tiện thông tin đại chúng.
+ Vi phạm lần ba: Phạt 1.000.000 và đình chỉ hoạt động khai thác trên tuyến.
Nên thành lập quỹ bảo trì và hỗ trợ VTHKCC bằng xe buýt để cho số tiền thu được từ hoạt động vi phạm vào đó.
- Xây dựng, ban hành các tiêu chuẩn, thời hạn cấp chứng chỉ hành nghề lái xe buýt và các yêu cầu đối với nhân viên trên xe buýt.
- UNBD phối hợp với các Sở, ban, ngành xây dựng một cơ chế khuyến khích, thu hút các thành phần kinh tế từ bên ngoài đầu tư vào hệ thống phát triển VTHKCC bằng xe buýt cho phù hợp với điều kiện phát triển của thành phố như : tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiến hành thủ tục tham gia đầu tư…