Mục tiêu phát triển VTHKCC bằng xe buýt tại Thành phố Đà Nẵng đến năm

Một phần của tài liệu Tiểu luận chuyên đề tốt nghiệp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt tại thành phố đà nẵng đến năm 2020 (Trang 58 - 62)

CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG BẰNG XE BUÝT TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ĐẾN NĂM 2020

3.2 Mục tiêu phát triển VTHKCC bằng xe buýt tại Thành phố Đà Nẵng đến năm

3.2.1 Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của Thành phố Đà Nẵng đến năm 2020

Mục tiêu tổng quát

Tiếp tục xây dựng thành phố Đà Nẵng trở thành một trong những đô thị lớn của cả nước, là trung tâm kinh tế - xã hội của miền Trung với vai trò là trung tâm dịch vụ; là thành phố cảng biển, đầu mối giao thông quan trọng về vận tải và trung chuyển hàng hoá trong nước và quốc tế; trung tâm bưu chính viễn thông và tài chính - ngân hàng; một trong những trung tâm y tế, văn hoá - thể thao, giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ cao của miền Trung; là địa bàn giữ vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng, an ninh của khu vực miền Trung và cả nước.

Mục tiêu cụ thể:

- Về kinh tế

+ Tăng trưởng kinh tế: duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế 12-13%/năm, đưa Đà Nẵng trở thành địa bàn có sức thúc đẩy phát triển kinh tế các vùng phụ cận, là đầu mối tập trung các dịch vụ chất lượng cao của miền Trung.

+ Cơ cấu kinh tế: chuyển đổi theo hướng dịch vụ - công nghiệp, xây dựng - nông nghiệp. Dự kiến cơ cấu kinh tế của thành phố đến năm 2020 là: dịch vụ:

55,6%, công nghiệp và xây dựng: 42,8%; Nông nghiệp: 1,6%.

+ Đến năm 2020, tỷ trọng GDP của thành phố chiếm khoảng 2,8% GDP cả nước.

+ Kim ngạch xuất khẩu thời kỳ 2011-2020 tăng bình quân 19 - 20%/năm.

+ GDP bình quân đầu người đạt 4.500 - 5.000 USD.

+ Duy trì tỷ trọng thu ngân sách so với GDP 35 - 36%.

+ Tốc độ đổi mới công nghệ bình quân hàng năm 25%.

- Về xã hội

+ Quản lý nhà nước thành phố theo Đề án Chính quyền Đô thị.

+ Duy trì nhịp độ tăng dân số tự nhiên ở mức 1%, tạo việc làm cho lực lượng lao động mới tăng hàng năm khoảng trên 3,0 vạn người. Phấn đấu không còn tình trạng trẻ suy dinh dưỡng, không còn hộ nghèo.

+ Tiếp tục mở rộng quy mô giáo dục - đào tạo, đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục, nâng cấp hệ thống trường lớp nhằm đảm bảo tất cả các trường hệ phổ thông đạt tiêu chuẩn quốc gia. Tăng cường công tác đào tạo nghề nhằm đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đảm bảo lao động qua đào tạo.

+ Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động xã hội hoá về y tế, tăng cường các nguồn lực đáp ứng nhu cầu phục vụ phòng bệnh và chữa bệnh cho nhân dân.

+ Xây dựng nền văn hoá thành phố theo hướng đô thị văn minh, hiện đại, bảo tồn và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc.

+ Tập trung nguồn lực giải quyết tình trạng nhà ở tạm bợ, chật hẹp đối với các khu vực nông thôn và các khu phố chưa có điều kiện cải tạo. Xây dựng các khu đô thị mới theo hướng hiện đại, mang sắc thái của đô thị văn minh.

+ Phát triển kinh tế trên cơ sở ổn định và bền vững, chú ý đảm bảo nâng cao chất lượng môi trường sống của người dân đô thị, đảm bảo sự công bằng trong việc tiếp cận các dịch vụ công đối với mọi người dân thành phố.

+ Tập trung phát triển cơ sở hạ tầng kết hợp với việc nâng cao chất lượng các dịch vụ công ích đô thị như giao thông, cấp thoát nước, xử lý nước thải, vệ sinh môi trường, cây xanh, công viên, điện chiếu sáng, vận tải công cộng… tạo cảnh quan không gian đô thị, cải thiện điều kiện môi trường.

+ Giữ vững an ninh quốc phòng, ổn định chính trị, an toàn xã hội và an ninh quốc gia.

3.2.2 Mục tiêu phát triển hệ thống giao thông vận tải đô thị Thành phố Đà Nẵng đến năm 2020

Trên cơ sở một thành phố lớn với điều kiện địa lý tự nhiên có hệ thống giao thông đồng bộ, liên hoàn cả về đường bộ, đường sông, đường sắt, đường biển và

đường hàng không thoả mãn nhu cầu vận tải hành khách và hàng hoá nội vùng và giao lưu quốc tế, phải có những bước đi đúng đắn nhằm hiện đại hoá GTVT.

Về cơ sở hạ tầng

- Cơ sở đô thị phải được ưu tiên phát triển đồng bộ với các công trình kỹ thuật hạ tầng khác để hình thành kết cấu hạ tầng đô thị hợp lý, hoàn chỉnh, phục vụ hiệu quả cho phát triển kinh tế- xã hội của thành phố.

- Đảm bảo quỹ đất dành cho giao thông đô thị đến 2020 phải đạt 15-25%

tổng diện tích đô thị bao gồm cả giao thông tĩnh và động.

- Phát triển đa dạng hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ vận tải hành khách công cộng để đảm bảo trật tự- an toàn giao thông đô thị và bảo vệ môi trường.

Về vận tải

- Quan điểm phát triển hệ thống vận tải hành khách: Bằng mọi giải pháp phải đưa giao thông công cộng làm vai trò chính của vận tải hành khách đô thị, dần dần đầu tư xây dựng phát triển hệ thống vận tải hành khách đô thị có năng lực lớn và ít gây ảnh hưởng tới môi trường sinh thái, cùng với việc phát triển một cách hợp lý giải quyết các mối quan hệ vận chuyển giữa các phương thức vận tải hành khách nhằm tạo ra một điều kiện, môi trường vận tải hành khách văn minh, tiện lợi và nhanh chóng.

- Quan điểm về phát triển vận tải: Toàn bộ phương tiện vận tải trên địa bàn thành phố sẽ dần được cơ giới hoá, hiện đại, tiện nghi, tiếp cận dần với phương tiện vận tải hoàn thiện trên thế giới, hạn chế tối đa ảnh hưởng hoạt động của phương tiện tới môi trường đô thị.

3.2.3 Mục tiêu phát triển VTHKCC bằng xe buýt tại Thành phố Đà Nẵng đến năm 2020

- Tại quyết định số 524/QD-UB ngày 21/1/2005 của chủ tịch UBND về phê duyệt quy hoạch vận tải công cộng và các công trình dân dụng của Đà Nẵng đến 2010 và định hướng đến năm 2020. Trong quyết định đã xác định rõ: “loại hình VTHKCC thích hợp với Thành phố Đà Nẵng là xe buýt’’, với các mục tiêu như sau:

+ Giai đoạn 2004-2005: 3% tương đương 6.616.223 lượt hành khách/ năm.

+ Giai đoạn 2006-2010: 10% tương đương 29.019.000 lượt hành khách/

năm.

+ Giai đoạn 2010- 2020 : 25% tương đương 95.126.760 lượt khách / năm Cũng theo quy hoạch, đến 2010, toàn thành phố có 9 tuyến xe buýt, trong đó dự kiến đến 2006 là 4 tuyến (1)Liên Chiểu – Chợ Mai (dài 14,9 km); (2)Trung tâm hành chính Thanh Khê - Non Nước (15,3 km); (3) Bến xe trung tâm - Tuý Loan (11,9 km) và (4) tuyến trung tâm thành phố (9,96 km); 5 tuyến xe buýt khác cũng đưa vào quy hoạch phát triển 2006-2010. Nhưng thực tế thì đến nay chưa 1 tuyến nào trong dự án phê duyệt được triển khai và huy vọng trong thời gian tới sẽ triển khai.

- Mới đây nhất, tại Báo cáo Nghiên cứu khả thi cải thiện vận tải công cộng thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2008-2015 (thuộc Dự án đầu tư nâng cấp vận tải công cộng thành phố Đà Nẵng) cũng xác định rằng “trong số những công nghệ có được hiện nay thì xe buýt trong luồng giao thông hỗn hợp là giải pháp phù hợp nhất về chi phí và không đòi hỏi đầu tư nhiều vào cơ sở hạ tầng”. Theo dự án thì đến năm 2015 sẽ có 7 tuyến xe buýt.

- Trong giai đoạn tiếp theo, các loại phương tiện vận tải khói lượng lớn sẽ được xem xét lựa chọn. Hiện nay đang có một số đề xuất cho loại hình này, đó là:

Nghiên cứu Chiến lược phát triển liên kết thành phố Đà Nẵng và vùng phụ cận đề xuất phát triển URMT nhằm cung cấp dịch vụ vận tải khối lượng lớn trên các hành lang vận tải nối các khu trung tâm thương mại và các trung tâm đô thị với các khu vực ngoại thành chính. Tuy nhiên nghiên cứu này vẫn đề xuất duy trì và tăng cường hệ thống xe buýt thông thường để đảm nhận tỷ phần 15% vào năm 2015 và 30%

vào năm 2025 với số xe tương ứng là 1627 xe và 5.229 xe.

- Hiện nay dự án “Phát triển bền vững Đà Nẵng” do Ngân hàng Thế giới WB tài trợ đề xuất thiết lập hệ thống xe buýt nhanh BRT đang được tiến hành.

Tuyến BRT thử nghiệm sẽ đi theo hành lang Khu CN Hòa Khánh, Nguyễn Lương Bằng, Tôn Đức Thắng, Điện Biên Phủ, Nguyễn Tri Phương, Nguyễn Văn Linh, Cầu Rồng, Ngô Quyền, Ngũ Hành Sơn, Lê Văn Hiến, Trần Đại Nghĩa, Cao đẳng Việt Hàn. Kế hoạch triển khai: từ tháng 3-2011 đến tháng 4-2012: hoàn thành nghiên cứu khả thi; từ tháng 5-2012 đến tháng 4-2014: hoàn thành thiết kế chi tiết; từ tháng 5-2014 đến tháng 3-2016: hoàn thành thi công; từ tháng 4-2016: đưa vào khai thác và sẽ hòa vốn vào năm 2020.

Một phần của tài liệu Tiểu luận chuyên đề tốt nghiệp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt tại thành phố đà nẵng đến năm 2020 (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)