CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG BẰNG XE BUÝT TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
2.3 Thực trạng công tác quản lí Nhà nước về VTKHCC bằng xe buýt tại Đà Nẵng
2.3.3 Đánh giá chung hoạt động quản lý nhà nước đối với sự phát triển vận
2.3.3.1 Mặt đạt được - Công tác tuyên truyền
Thường xuyên tuyên truyền giáo dục, vận động các doanh nghiệp thực hiện Luật GTĐB 2008, Nghị quyết 32/2007/NQ-CP “về một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông”.
Thực hiện nghiêm túc các chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc tuyên truyền, giáo dục đội ngũ lái xe, nhân viên phục vụ trên xe ký cam kết việc chấp hành pháp luật an toàn giao thông, pháp luật trong kinh doanh vận tải hành khách.
- Quản lý điều hành
Triển khai thực hiện nhiều văn bản chỉ đạo của Chính phủ như: Luật, các Nghị định, Chỉ thị và nhiều Thông tư hướng dẫn tới các đơn vị vận tải HKCC bằng xe buýt cho cán bộ công nhân viên thuộc đơn vị mình nghiên cứu học tập những vấn đề liên quan được quy định trong Luật và các Nghị định nhằm am hiểu và tự giác chấp hành;
Phối hợp cùng các Sở, ban ngành, địa phương trên địa bàn thành phố tham mưu cho lãnh đạo UBND thành phố ban hành nhiều văn bản, hướng dẫn chỉ đạo có liên quan đến lĩnh vực kinh doanh VTHKCC bằng xe buýt trên địa bàn thành phố
Tăng cường được việc giám sát và xử lý các vi phạm của doanh nghiệp và phương tiện kinh doanh VTHKCC bằng xe buýt.
Tăng cường được nghiệp vụ cho nhân viên phục vụ trên xe qua đó đã góp phần vào việc nâng cao văn hoá xe buýt.
Tổ chức cho các doanh nghiệp VTHKCC bằng xe buýt xây dựng lại quy chế hoạt động tuyến vận tải HKCC bằng xe buýt lân cận Đà Nẵng và Quảng Nam
Góp phần hoàn thiện cơ sở hạ tầng nhằm hoàn thiện hệ thống phục vụ VTHKCC bằng xe buýt
Bổ sung và điều chỉnh thông tin liên quan đến tuyến để hoàn thiện hệ thống hoạt động
- Về lĩnh vực cải cách thủ tục hành chính
Sở GTVT Thành phố Đà Nẵng đã soạn thảo quy trình hướng dẫn tiếp nhận hồ sơ cấp giấy phép kinh doanh vận tải cho các doanh nghiệp được nhanh chóng, kịp thời, đáp ứng yêu cầu tối đa cho các tổ chức, công dân.
Hoàn tất việc đầu tư phương tiện mới cho các tuyến buýt Đà Nẵng – Ái Nghĩa; Đà Nẵng - Hội An, Đà Nẵng- Tam Kỳ, thay thế những xe không đủ tiêu chuẩn xe khách thành phố thành xe đủ tiêu chuẩn xe buýt B40-B50, mở thêm tuyến xe buýt Đà Nẵng – Mỹ Sơn (Quảng Nam), đồng thời hoàn chỉnh phân chia lại biểu đồ chạy xe rút ngắn giãn cách trên các tuyến và hiện nay đã đi vào hoạt động ổn định và bước đầu tạo thuận lợi cho nhân dân hai địa phương đi lại được nhanh chóng.
- Kiểm tra , xử lý vi phạm
Góp phần giảm bớt tình trạng vi phạm của các doanh nghiệp thông qua:
thường xuyên kiểm tra doanh nghiệp, chất lượng phương tiện xe buýt và đồng thời hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện đúng quy định của Bộ GTVT và sở GTVT
Giảm bớt tình trạng mất trật tự thông qua tình trang đón trả khách trái nơi quy định bằng những biện pháp xử lý nghiêm khắc.
2.3.3.2 Hạn chế
Các thông tư hướng dẫn của Bộ GTVT và các bộ ban ngành ban hành chậm, gây khó khăn cho công tác tổ chức điều hành, quản lý, tuyên truyền của sở đến các doanh nghiệp kinh doanh VTHKCC bằng xe buýt
Khối lượng công việc cần triển khai thực hiện theo văn bản mới thì nhiều song số lượng chuyên trách vận tải thì không tăng, vì vậy việc triển khai tổ chức thẩm định hồ sơ cấp giấy phép kinh doanh vận tải đến công tác hậu kiểm và hướng dẫn thi hành pháp luật của Nhà nước cho các doanh nghiệp chưa được thường xuyên kịp thời.
Công tác thanh tra, kiểm tra, mặc dù UBND thành phố Đà Nẵng đã chỉ đạo ngành Công an thành lập 02 tổ cảnh sát giao thông, cảnh sát trật tự tại trước cửa bến xe, kiên quyết xử lý những xe vi phạm song còn hạn chế do lực lượng mỏng,
phương tiện vi phạm ngày càng tăng nên còn chưa dứt điểm số lượng phương tiện vi phạm;
Công tác tuyên truyền giáo dục về Luật Giao thông đường bộ, các văn bản pháp quy của Bộ, Sở chưa thực sự thường xuyên chính. Vì vậy, mà lái xe và nhân viên phục vụ trên xe không nắm được Luật Giao thông đường bộ , Nghị định của Chính phủ.
Thiếu sự phối hợp của các doanh nghiệp vận tải tuyến với bến xe trong việc kiểm tra, giám sát các phương tiện vào bến hoạt động dẫn đến tình trạng phương tiện bỏ chuyến, không vào bến đón trả khách, có trường hợp phương tiện nghỉ, hỏng không báo đơn vị và bến xe, hay phương tiện đã bán nhưng đơn vị không thu hồi giấy tờ nộp và báo về Sở biết.