Bài học kinh nghiệm cho ngân hàng thương mại Việt Nam

Một phần của tài liệu Quản Trị Rủi Ro Lãi Suất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam (Trang 31 - 35)

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ RỦI RO LÃI SUẤT VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.4 Phương pháp quản trị rủi ro lãi suất tại các ngân hàng thương mại trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho ngân hàng thương mại Việt Nam

1.4.2 Bài học kinh nghiệm cho ngân hàng thương mại Việt Nam

1.4.2.1 Thực tiễn quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng HSBC Việt Nam:

Chi nhánh ngân hàng HSBC này dùng phương pháp giá trị có thể tổn thất-VaR và P&L (Profit and Loss) để quản trị rủi ro lãi suất, VaR cho HSBC biết trường hợp xấu nhất của rủi ro lãi suất là như thế nào và VaR đo lường độ lớn của các di chuyển của P&L trong những ngày tồi tệ nhất.

Ví dụ: VaR tại HSBC: VaR của HSBC Singapore là $7 triệu.

Một cách chính xác hơn, với xác suất 99%, giá trị VaR 10 ngày tới trong số Trading Book của ngân hàng là 7triệu $, điều đó có nghĩa là HSBC Singapore, tất cả các trạng thái kinh doanh không được lỗ vượt quá 7triệu $ trong vòng 10 ngày tới, xác suất là 99%. Tuy nhiên mặt khác với xác suất 1%, HSBC có thể mất hơn 7triệu $. Con số VaR này có thể tăng lên hay giảm xuống hàng ngày dựa vào các tác động của:

- Các trạng thái kinh doanh tại HSBC Singapore (Trading Positions) - Sự thay đổi của lãi suất.

- Hiệu quả của các danh mục đầu tư và các trạng thái khác tại Singapore.

VaR là sự thay đổi của thị trường áp dụng vào cho các trạng thái vốn.VaR với giả thiết rằng chúng ta bị tắc trong trạng thái ngày hôm nay.Sự thay đổi giá trị VaR gây ra bởi sự thay đổi của lãi suất thị trường đối với những trạng thái vốn mà ngân hàng đang nắm giữ.Giá trị VaR dùng các tư liệu trong quá khứ để tiên đoán về một tương lai gần.

HSBC tính VaR như thế nào?

HSBC không dùng sự thay đổi của Lãi và lỗ (P&L) để tính VaR vì lãi /lỗ không giải thích được những gì sẽ xảy ra cũng như làm thế nào để che chắn rủi ro, nhưng HSBC dùng P&L cho mục đích kiểm tra (Back Testing).

VaR được tính bằng = PVBP* sự thay đổi của thị trường VaR = Risk (Position) * Volatility (Market)

= PVBP position/market*[σmarket/day*(t day/250)* 1/2*φ confidence]

Như vậy để tính được VaR ta phải dùng PVBPs, điều này sẽ tách giá trị VaR và P&L làm hai bộ phận, dựa vào các trạng thái và độ thay đổi của thị trường. Ngân hàng đã tính mối quan hệ giữa VaR và vốn điều lệ.

Capital = VaR (10 – days)*Regulatory Factor

Ví dụ: Xác suất 99%, 10 ngày, VaR của HSBC Singapore là 7triệu $ Giả thiết rằng các nhân tố quy định (Regulatory Factor) = 3.8

HSBC Singapore cần ít nhất là: $26.6 triệu vốn = 7 triệu $*3.8

Nếu ngân hàng không có đủ vốn trên, ngân hàng cần báo cáo trường hợp ngoại lệ trên cho Hội sở tại Hong Kong hoặc cắt giảm trạng thái đang nắm giữ. Điều này sẽ tự động làm giảm giá trị VaR và đồng thời làm giảm vốn yêu cầu. Trách nhiệm quản trị rủi ro lãi suất thuộc về người đứng đầu Treasury, Giám đốc Phòng quản trị rủi ro lãi suất và Giám đốc tài chính. Họ cần phải quản lý chặt chẽ hơn và cần phải nhận ra rủi ro lãi suất sớm hơn.

1.4.2.2 Bài học kinh nghiệm cho các NHTM Việt Nam:

Việc áp dụng phương pháp QTRRLS bằng phương pháp giá trị có thể tổn thất là phương pháp mới nhất hiện nay trên thế giới, các phương pháp khác như phương pháp khe hở nhạy cảm lãi suất (Repricing Gap), PVBP, Khe hở kỳ hạn (Duration Gap) là các phương pháp trước đó, tuy nhiên đều có ưu nhược điểm khác nhau. Thực tế đã chứng minh rằng các chi nhánh trên QTRRLS khá hiệu quả bằng các phương pháp hiện đại nhất hiện nay.

Tuy nhiên cũng phải nhìn nhận rằng trong BTKTS của các ngân hàng trên đồng tiền cơ sở là đồng đô la Mỹ (khác với các NHTM tại Việt nam là tiền đồng), sự biến động lãi suất có khác nhau giữa 2 đồng tiền và đây là các chi nhánh, hội sở của các ngân hàng này đặt tại các nước khác do vậy việc áp dụng QTRRLS cũng có phần khác đối với các NHTM Việt Nam.

Kinh nghiệm các Ngân hàng thương mại Việt Nam có thể áp dụng được là trong hoàn cảnh hiện nay tại khi vốn điều lệ chưa cao, rủi ro lãi suất sẽ có tác động rất lớn vào lợi nhuận và vốn chủ sở hữu của ngân hàng, vì vậy việc áp dụng các phương pháp quản trị hiện đại là rất cần thiết. Tuy nhiên chi phí đầu tư cho các phần mềm là tương đối cao (nếu mua) và cũng cần đội ngũ chuyên viên kỹ thuật và chuyên môn có trình độ cao để có thể tự viết các phần mềm này (nếu tự viết phần mềm).

Ưu điểm trong phương pháp quản trị rủi ro lãi suất của ngân hàng nước ngoài này là :

+ Áp dụng phương pháp quản trị rủi ro tiên tiến.

+Có các phần mềm rất hiện đại với chi phí rất cao, đã được chạy thử tại Hội sở nên độ tin cậy khá lớn.

+Có qui trình quản trị rủi ro lãi suất bài bản và được chuẩn hóa.

+Quản trị rủi ro lãi suất bằng VaR là phương pháp hiện đại nhất hiện nay.

+Đã được chứng minh tính hiệu quả tại thị trường Việt Nam.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1:

Chương 1 đã giới thiệu lý thuyết về rủi ro lãi suất, các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro lãi suất, cũng như công tác quản trị rủi ro lãi suất tại các NHTM trên thế giới từ đó rút ra bài học chung cho các NHTM Việt Nam. Đồng thời chương 1 cũng đưa ra các mô hình để quản trị rủi ro lãi suất và giới thiệu một mô hình mới đó là mô hình mô phỏng Monte Carlo, tùy vào điều kiện hoạt động của từng ngân hàng mà có những ứng dụng cụ thể. Bài nghiên cứu xin giới thiệu cách áp dụng mô hình mô phỏng Monte Carlo kết hợp với phương pháp định giá lại trong quản trị rủi ro lãi suất tại NHNo & PTNT Việt Nam, sẽ được trình bày cụ thể ở chương 2.

Một phần của tài liệu Quản Trị Rủi Ro Lãi Suất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)