Một số giải pháp quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Việt Nam

Một phần của tài liệu Quản Trị Rủi Ro Lãi Suất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam (Trang 62 - 67)

Để quản trị rủi ro lãi suất phát huy được hiệu quả tối đa trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng trước tiên ngân hàng cần phải đề ra những biện pháp hỗ trợ để công tác quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng hoạt động một cách đồng bộ nhịp nhàng, phối hợp được với nhau.

3.2.1 Nâng cao vai trò của hội đồng ALCO

Trong mô hình quản trị rủi ro của Ngân hàng, Ủy ban quản trị rủi ro là cơ quan có chức năng tham mưu cho Hội đồng quản trị trong việc phê duyệt các chính sách và định hướng phù hợp trong từng thời kỳ liên quan đến việc quản trị các loại rủi ro, bao

gồm cả việc xác định các tỷ lệ, giới hạn/hạn chế và mức độ chấp nhận rủi ro của Ngân hàng, xây dựng các cơ chế giám sát việc thực hiện các chuẩn mực, giới hạn tại tất cả các chi nhánh trong hệ thống, đánh giá chiến lược, chính sách và các hoạt động kinh doanh hàng ngày của Ngân hàng có liên quan đến các loại rủi ro theo định kỳ và đột xuất.

Hoạt động của hội đồng là nhằm đảm bảo mục tiêu quản lý và khai thác hiệu quả tài sản và nợ nhằm đạt kết quả kinh doanh cao trong giới hạn rủi ro chấp nhận được, đảm bảo khả năng chi trả và đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng, dự đoán và đánh giá tác động khi môi trường kinh doanh thay đổi nhằm đưa ra các biện pháp để đảm bảo ngân hàng luôn ở thế chủ động trong hoạt động kinh doanh, phát triển an toàn và hiệu quả. Chiến lược quản lý tài sản và nợ phải do ủy ban này soạn thảo và phổ biến đến các chi nhánh. Quản trị rủi ro, đặc biệt là rủi ro lãi suất là nhiệm vụ số một của Hội đồng quản trị tài sản và nợ tác nghiệp ở bất kỳ một ngân hàng nào.

Và cũng chỉ có Hội đồng quản trị tài sản và nợ mới có thể tính toán chính xác và đưa ra biện pháp chống đỡ rủi ro lãi suất trên cơ sở dữ liệu tập trung toàn hệ thống.Vì vậy, cần phải nâng cao vai trò của Hội đồng ALCO và phải ban hành những quy chế hoạt động cụ thể của Hội đồng này.

3.2.2 Xây dựng chính sách quản lý rủi ro lãi suất

Trước hết chúng ta cần phân biệt rõ ràng chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận liên quan đến quản trị rủi ro. Trong quy trình quản lý rủi ro, hệ thống các hạn mức và văn bản hướng dẫn các hoạt động rủi ro được xây dựng cho toàn ngân hàng đóng một vai trò rất quan trọng.

HĐQT/Ban lãnh đạo ngân hàng cần quán triệt công tác quản trị rủi ro lãi suất, thực hiện phê duyệt các chiến lược và chính sách quản trị rủi ro lãi suất và đảm bảo thực hiện những biện pháp cần thiết để giám sát và kiểm soát loại hình rủi ro này theo đúng chiến lược và chính sách đã phê duyệt. Lãnh đạo ngân hàng có trách nhiệm đảm bảo rằng ngân hàng có những chính sách và thủ tục phù hợp để kiểm soát rủi ro lãi suất hàng ngày cũng như dài hạn, phân định rõ quyền hạn và trách nhiệm từng phòng ban trong việc kiểm soát lãi suất.

Phòng quản lý rủi ro lãi suất: xác định được những rủi ro tiềm ẩn trong các sản phẩm và hoạt động của ngân hàng, tính toán được mức độ nhạy cảm dễ dẫn đến thiệt hại trong các điều kiện căng thẳng của thị trường. thường xuyên báo cáo tình hình đo lường rủi ro và so sánh giữa mức rủi ro hiện thời với các hạn mức đề ra trong các chính sách.

Phòng kiểm tra nội bộ: ngân hàng cần có bộ phận kiểm toán nội bộ đủ mạnh để đảm bảo các báo cáo lên quản lý cấp cao kịp thời và phù hợp với chiến lược đã được ban quản lý phê duyệt.

Hạn mức hoạt động cũng là một phần rất quan trọng trong chính sách này, các hạn mức được đặt ra nhằm đảm bảo rủi ro được giữ ở một mức độ nhất định phù hợp với khẩu vị rủi ro của ngân hàng. Các hạn mức này cần phải tương thích với các phương pháp đo lường rủi ro lãi suất của ngân hàng.

Cuối cùng, ngân hàng cũng cần duy trì một quỹ dự phòng tương xứng với mức độ rủi ro lãi suất mà mình chấp nhận. Những thay đổi về lãi suất có thể khiến ngân hàng bị mất vốn và thậm chí ở tình huống xấu nhất là ảnh hưởng đến sự sống còn của ngân hàng.

3.2.3 Hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin

Ngoài một số vấn đề cần cải thiện về mặt cơ cấu tổ chức, các văn bản hướng dẫn, quy trình nghiệp vụ, đòi hỏi mỗi ngân hàng phải có hệ thống phần mềm hỗ trợ quản trị rủi ro thị trường thì mới đảm bảo đạt được hiệu quả cao. Hiện nay ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị rủi ro đang là một hoạt động ngày càng được chú trọng tại các ngân hàng, tập trung hoạt động vào các dịch vụ ngân hàng điện tử để đem lại cho khách hàng sự phục vụ chu đáo và tiện ích nhất, tiết kiệm thời gian cho khách hàng đồng thời tăng thêm thu nhập từcác khoản thu phí dịch vụ cho ngân hàng.

Hệ thống công nghệ thông tin của NHNo & PTNT Việt Nam hiện tại được đánh giá là hỗ trợ rất tốt cho quá trình giao dịch, cập nhật và truy xuất dữ liệu cho hoạt động quản trị của ngân hàng. Tuy nhiên, hệ thống công nghệ thông tin của ngân hàng chưa có module riêng biệt để phục vụ cho hoạt động quản trị rủi ro lãi suất của ngân hàng.

Kết cấu tài sản nợ và tài sản có của ngân hàng chưa được theo dõi, đánh giá trên khía cạnh nhạy cảm lãi suất. Kết cấu tài sản có của ngân hàng hiện tại đang được quản lý

theo thời hạn của khoản vay (khoản vay ngắn hạn có thời hạn từ 1 năm trở xuống, khoản vay trung hạn có thời hạn vay trên 1 năm đến 5 năm, khoản vay dài hạn có thời hạn vay trên 5 năm). Chưa hỗ trợ được cho ngân hàng trong việc theo dõi và cập nhật lãi suất của khoản vay (trong trường hợp lãi suất cho vay là lãi suất thả nổi), luồng tiền thu nợ trong thời hạn của khoản vay.

Do vậy, để có thể thực hiện việc giám sát, cảnh báo sớm đối với rủi ro lãi suất, ngân hàng phải nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin để phục vụ cho công tác quản trị rủi ro lãi suất. Sử dụng các phần mềm quản lý rủi ro lãi suất hiện đại được cung cấp bởi các nhà sản xuất uy tín để ứng dụng vào hoạt động của ngân hàng mình.Việc ứng dụng các giải pháp phần mềm tiên tiến sẽ giúp cho các ngân hàng kịp thời có được những đánh giá, xác định tổn thất và các hạn mức với độchính xác tương đối cao.

Ngoài ra còn tiết kiệm thời gian, các chi phí thủ công khác phát sinh trong quá trình thực hiện quản trị rủi ro lãi suất.Yếu tố then chốt quyết định sự thành công của các NHTM trong quy trình quản trị rủi ro lãi suất là giải pháp phần mềm và khung pháp lý, quy trình, quy định.

3.2.4 Chú trọng đạo tạo cán bộ có trình độ chuyên môn về quản trị rủi ro lãi suất

Việc đào tạo và trang bị đầy đủ các kiến thức về rủi ro, quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh cho cán bộ nhân viên ngân hàng là hết sức cần thiết. Bởi họ chính là những người nhận biết và đối diện trực tiếp, thường xuyên với những rủi ro trong hoạt động của ngân hàng. Tuy nhiên vấn đề quản trị rủi ro lãi suất còn khá mới mẻ với cán bộ nhân viên của các NHTM Việt Nam nên việc nhận biết và đánh giá rủi ro còn khá nhiều hạn chế. Điều này khiến các ngân hàng thường bỏ sót rất nhiều bước quan trọng trong quy trình quản trị rủi ro lãi suất. Trên thực tế, muốn tính toán được mức độ tổn thất do rủi ro lãi suất gây ra để có biện pháp phòng tránh thì các ngân hàng phải tính toán được rủi ro lãi suất tác động như thế nào đến thu nhập cũng như giá trị tài sản của ngân hàng. Do đó đòi hỏi cán bộ ngân hàng phải được trang bị kiến thức nhất định về tài chính để có thể vận dụng kỹ thuật đo lường rủi ro lãi suất bằng các mô hình.

Bên cạnh đó ngân hàng thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn kỹ năng nghiệp vụ để cán bộ ngân hàng bổ sung thêm kiến thức về các công cụ tài chính phái sinh, vì đây là những công cụ phòng ngừa rủi ro lãi suất một cách hiệu quả cho ngân hàng.

3.2.5 Phát triển các dịch vụ phi tín dụng, đặc biệt là dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt

Thu nhập của ngân hàng chủ yếu là từ hoạt động tín dụng và đầu tư, vì vậy để hạn chế bớt những rủi ro xảy ra do ảnh hưởng của lãi suất các ngân hàng cần mở rộng hoạt động sang các dịch vụ phi tín dụng, đây là mảng dịch vụ không chịu ảnh hưởng hoặc bị ảnh hưởng rất ít từ sự biến động của lãi suất, vừa tăng thu nhập cho ngân hàng từ các loại phí dịch vụ, vừa thu hút khách hàng đến với ngân hàng để tăng khả năng huy động vốn với chi phí thấp. Để tăng tỉ lệ dịch vụ phi tín dụng, các ngân hàng cần nâng cao chất lượng và tính tiện ích của dịch vụ.

Đối với dịch vụ truyền thống: đây là yếu tố nền tảng không chỉ có ý nghĩa duy trì khách hàng truyền thống, tạo nguồn thu nhập lớn nhất cho ngân hàng, mà còn phát triển các dịch vụ mới trên nền tảng của dịch vụ truyền thống để thu hút các khách hàng tiềm năng.

Đối với các dịch vụ hiện đại: cần thực hiện chiến lược Marketing sâu rộng, có chính sách khuyến khích khách hàng (chính sách phí, khuyến mãi…) sử dụng các dịch vụ ngân hàng điện tử như dịch vụ mở tài khoản cá nhân, thanh toán, chi trả thu nhập theo hướng không dùng tiền mặt qua thẻ ATM.

Bên cạnh kênh truyền thống để cung ứng các dịch vụ ngân hàng bán lẻ đến người sử dụng, cần phát triển các kênh phân phối hiện đại như các loại hình giao dịch tại nhà, qua điện thoại, internet, …

3.2.6 Xây dựng hệ thống giám sát, dự báo lãi suất, nhận biết và cảnh báo sớm rủi ro lãi suất

Mặc dù ngân hàng là “người chấp nhận giá”, không có khả năng điều chỉnh lãi suất theo hướng mình mong muốn, và việc dự báo lãi suất là rất khó khăn. Nhưng nếu ngân hàng dự đoán được sự biến động của lãi suất thì sẽ có lợi rất lớn không chỉ trong việc hạn chế rủi ro lãi suất mà còn cả trong việc kiếm lời. Hiện nay, nước ta thiếu những nguồn chính thống và những căn cứ tin cậy để dự đoán lãi suất nhưng ngân hàng có thể tự đưa ra những căn cứ cho mình để dự đoán như lãi suất trên thị trường

liên ngân hàng, lãi suất trái phiếu kho bạc nhà nước…Ngoài ra ngân hàng cần nâng cao chất lượng các nguồn thông tin trong nội bộ và ngoài thị trường, việc thu nhập thông tin phải được tất cả các nhân viên thực hiện và đặc biệt là phải có nhân viên chuyên tránh việc thu thập thông tin. Dự báo lãi suất phụ thuộc rất lớn vào yếu tố con người, vì vậy để thực hiện được giải pháp này điều kiện tiên quyết là ngân hàng phải có được những nhà phân tích thị trường nhạy bén, có khả năng phán đoán. Để có những con người này ngân hàng nên có chính sách tìnm kiếm, ưu đãi người tài và chế độ đào tạo nâng cao nghiệp vụ thường xuyên cho cán bộ.

Thường xuyên kiểm tra thông tin trong hoạt động ngân hàng như các khoản cho vay, đầu tư, tiền gửi. Kiểm tra các báo cáo có thể vận dụng và phân tích xu hướng trong chênh lệch lãi suất ròng theo kỳ hạn. Đánh giá những chênh lệch này trong môi trường lãi suất với thời gian tương ứng. Phân tích xu hướng về khối lượng và lãi suất để quyết định có những thay đổi đáng kể nào trong danh mục đầu tư ngân hàng, haytrong thu nhập của ngân hàng.

Một phần của tài liệu Quản Trị Rủi Ro Lãi Suất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam (Trang 62 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)