Những tồn tại thiếu sót

Một phần của tài liệu Quản Trị Rủi Ro Lãi Suất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam (Trang 53 - 57)

2.5 Đánh giá công tác quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Việt Nam

2.5.2 Những tồn tại thiếu sót

Bên cạnh những kết quả đạt được, quy trình quản trị rủi ro lãi suất tại NHNo &

PTNT Việt Nam còn tồn tại những thiếu sót sau:

2.5.2.1 NHNo & PTNT Việt Nam chưa có sự quan tâm toàn diện về quản trị rủi ro lãi suất

Việc quản trị của Ủy Ban quản trị rủi ro chỉ mang tính chất tham mưu cho Hội đồng quản trị và Ban điều hành ban hành các chính sách lãi suất chứ chưa xây dựng được hệ thống thông tin đầy đủ phục vụ cho việc dự báo tình hình lãi suất trong tương lai, cũng như chưa xây dựng được hạn mức rủi ro để làm cơ sở so sánh, đánh giá, kiểm tra, kiểm soát rủi ro của ngân hàng có vượt quá hạn mức quy định hay không. Theo đánh giá của một số chuyên gia quốc tế, hiện nay trình độ quản trị rủi ro của các ngân hàng Việt Nam nói chung và của NHNo & PTNT Việt Nam nói riêng còn rất sơ khai, nhiều nguyên tắc và chuyển mực quốc tế về quản trị rủi ro chưa được áp dụng. Thậm chí, ngân hàng chưa coi trọng đúng mức việc quản trị vốn theo mức độ rủi ro, tỷ lệ an toàn vốn tính toán và duy trì chủ yếu để đáp ứng theo quy định của NHNN.

Quản trị rủi ro lãi suất chưa thật sự được chú trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, và được thực hiện một cách hết sức thụ động. Quản trị rủi ro lãi suất được thực hiện tại cách chi nhánh đơn thuần là việc xây dựng kế hoạch tài chính hàng quý, hàng năm để đảm bảo tối đa hóa thu nhập ròng từ lãi suất.Ngân hàng chưa xây dựng được một quy trình quản trị rủi ro lãi suất toàn diện từ phân loại rủi ro lãi suất, dự báo rủi ro lãi suất đến giám sát rủi ro lãi suất một cách thường xuyên trên cơ sở hạn mức rủi ro đã được xây dựng nhằm hạn chế rủi ro lãi suất theo một tiêu chí đã được xác định trước nhằm hạn chế rủi ro lãi suất. Chưa có những quy định cụ thể những nội dung cần thực hiện trong quy trình quản trị rủi ro lãi suất. Thực tế cho thấy quản trị lãi suất tại NHNo & PTNT Việt Nam không được hoạch định một cách riêng lẻ, mà hoạt động này được thực hiện xen kẽ trong quản trị huy động vốn và cho vay, vì thế rất khó khăn trong việc tách bạch thực tế về hoạt động quản trị này. Quản trị rủi ro của ngân hàng chủ yếu tập trung cho quản trị rủi ro tín dụng và thanh khoản, chưa chú ý đến quản trị lãi suất, và thế chính sách lãi suất của ngân hàng cũng chỉ nhằm vào mục tiêu là làm thế nào để mở rộng được nguồn vốn và mở rộng cho vay. Ngân hàng sử dụng lãi suất như một công cụ cạnh tranh với các ngân hàng khác để tăng thị phần mà chưa quan tâm đến chính sách lãi suất như vậy đã ảnh hưởng đến tài sản nợ và tài sản có như thế nào.

2.5.2.2 Hệ thống công nghệ thông tin của NHNo & PTNT Việt Nam hỗ trợ chưa hiệu quả cho quản trị rủi ro lãi suất

Số liệu không đầy đủ, có những thông tin còn phản ánh sai lệch so với thực tế và số liệu cập nhật chưa kịp thời do đó khi lãi suất thay đổi Ngân hàng sẽ rất khó để có những biện pháp đối phó kịp thời.

Các phần mềm hỗ trợ cho quản trị rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng đang trong giai đoạn hoàn thiện nên chưa phát huy được hết chức năng trong hỗ trợ quản lý. Tình trạng công nghệ, phần mềm không đồng bộ, các chức năng không phù hợp với yêu cầu thực tế, dẫn đến tình trạng bán tự động, bán thủ công…

đồng thời việc chỉnh sửa rất tốn kém và phụ thuộc vào đối tác nước ngoài do không có thỏa thuận ngay từ đầu. Vì vậy, NHNo & PTNT Việt Nam cần phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật công nghệ một cách tỷ mỷ, kỹ càng, kết hợp với các nguồn tư vấn có thể có và kinh nghiệm thực tiễn

2.5.2.3 Cơ chế lãi suất của NHNo & PTNT Việt Nam được hoạch định còn chưa linh hoạt

Chính sách lãi suất của ngân hàng chậm thay đổi, chưa phản ánh kịp thời lãi suất thị trường.Mức lãi suất cho vay niêm yết chủ yếuphân theo kỳ hạn: ngắn hạn, trung hạn, dài hạn mà chưa phân theo mức độ rủi ro của từng khách hàng, lĩnh vực ngành nghề kinh doanh. Ngân hàng thực hiện quản trị lãi suất theo phương pháp cố định lãi suất, đưa ra các thang lãi suất đã được lập sẵn, thậm chí là lãi suất quy định cho toàn hệ thống ngân hàng. Nhân viên ngân hàng khi nhận tiền gửi và cho vay đều theo lãi suất đã được ấn định sẵn. Trong khi đó tại các ngân hàng nước ngoài, cách thức quản trị lãi suất như vậy bị coi là “lạc hậu” vì thế mỗi nhân viên ngân hàng đều được thỏa thuận với khách hàng trong khuôn khổ những tiêu chuẩn xếp hạng khách hàng vay đã được ngân hàng đưa ra. Phần lớn các ngân hàng đều sử dụng phương pháp tính lãi đơn ít sử dụng phương pháp tính lãi kép để tính thu nhập và chi phí dẫn đến việc xác định trị giá thực đạt được để đối chiếu, so sánh không nhất quán, không phản ánh chính xác thời giá của tiền tệ.

2.5.2.4 Thực hiện các nghiệp vụ hiện đại để phòng ngừa rủi ro lãi suất tại Ngân hàng còn hạn chế

Các biện pháp cần thiết để phòng ngừa rủi ro lãi suất chưa được NHNo &

PTNT Việt Nam thực hiện một cách triệt để. Chủ yếu ngân hàng chỉ mới dừng ở việc

áp dụng chính sách lãi suất thả nổi cho vay trung và dài hạn mà chưa có những biện pháp tích cực để duy trì sự cân xứng về kỳ hạn của tài sản có và tài sản nợ. Về các biện pháp ngoại bảng, cho đến nay, các nghiệp vụ như: hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng quyền chọn, hợp đồng hoán đổi lãi suất, hợp đồng tương lai hầu như chưa được ngân hàng sử dụng phổ biến để phòng ngừa rủi ro lãi suất(hiện tại chỉ mới thực hiện hợp đồng hoán đổi lãi suất nhưng số lượng hợp đồng còn rất ít). Các nghiệp vụ phái sinh bắt đầu xuất hiện khoảng 5 năm trước đây ở Việt Nam và đến nay nhưng cơ sở pháp lý các nghiệp vụ phái sinh còn mang tính thí điểm và đơn lẻ.

Đồ thị 2.2: Giá trị các công cụ tài chính phái sinh của NHNo & PTNT Việt Nam qua các năm:

Đơn vị tính: triệu đồng

Nguồn: NHNo & PTNT Việt Nam

2.5.2.5 Bộ phận kiểm tra kiểm toán nội bộ của Ngân hàng chưa thực hiện tốt vai trò giám sát

Hoạt động kiểm toán rất chú trọng đến kiểm toán hoạt động tín dụng, hoạt động tài chính kế toán chứ chưa chú trọng đến việc kiểm toán công tác quản trị rủi ro nói chung và quản trị rủi ro lãi suất nói riêng và nếu có kiểm soát quản trị rủi ro lãi suất thì chỉ dừng lại ở việc kiểm tra tuân thủ lãi suất điều hành của Ngân hàng nhà nước, các chi nhánh tuân thủ lãi suất điều hành của Hội sở chính. Kỹ thuật kiểm toán được áp dụng theo phương pháp truyền thống, chủ yếu kiểm toán tính tuân thủ, chưa chú trọng kiểm toán tính hiệu lực và hiệu quả của quá trình hoạt động, của các bộ phận chức năng trong việc thực hiện các mục tiêu kinh doanh của ngân hàng.

0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 300,000 350,000 400,000

2008 2009 2010 2011 2012

2.5.3 Nguyên nhân những hạn chế trong quản trị rủi ro lãi suất tại NHNo &

Một phần của tài liệu Quản Trị Rủi Ro Lãi Suất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)