PHÇN II NGHIÊN CứU TổNG QUAN
V. TìNH HìNH QUY HOạCH Sử DụNG ĐấT ở VIệT NAM
Thực hiện quy định của Luật Đất đai, việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã đ−ợc triển khai ở cả 4 cấp với kết quả nh− sau:
1.Tình hình thực hiện công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của Việt Nam qua các thời kỳ
1.1. Thêi kú 1975 - 1980
Thời kỳ này Chính phủ đã lập quy hoạch trong cả nước, kết quả đạt được là cuối năm 1980 đã xây dựng xong các phương án quy hoạch phân vùng nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp chế biến nông sản của cả nước, trong đó coi quy hoạch đất nông nghiệp, lâm nghiệp là luận chứng quan trọng để phát triển.
Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất trong quy hoạch đất đai thời kỳ này là số hiệu điều tra cơ bản về thống kê đất đai, về thổ nh−ỡng, điều kiện tự nhiên ch−a đầy đủ.
Tính khả thi ch−a cao vì ch−a tính đến khả năng về đầu t−.
1.2. Thêi kú 1981 - 1986
Để thực hiện Nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V “Xúc tiến công tác điều tra cơ bản lập tổng sơ đồ phát triển và phân bố lực l−ợng, nghiên cứu chiến l−ợc kinh tế, xã hội dự thảo kế hoạch triển vọng, kế hoạch cho 5 năm sau (1986 - 1990)”. Chủ tịch hội đồng Bộ trưởng đã yêu cầu các ngành, các địa phương, các cơ quan khoa học tập trung chỉ đạo chương trình lập tổng sơ đồ phát triển và phân bố lực l−ợng sản xuất ở n−ớc ta trong thời kỳ 1986 - 2000 (lập quy hoạch, kế hoạch sản xuất vùng trọng điểm, khu công nghiệp, du lịch, xây dựng thành phố).
Trong thời kỳ này kết quả đã được nâng lên một bước về nội dung và cơ sở khoa học của quy hoạch sử dụng đất đai. Tuy nhiên trong thời kỳ này quy hoạch sử dụng đất cấp xã ch−a đ−ợc đề cập đến, còn quy hoạch cấp huyện, cấp tỉnh và
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 20 cả nước đã được đề cập đến nhưng chưa đầy đủ.
1.3. Thêi kú 1987 - 1993
Ngày 29/12/1987 Quốc hội khoá VIII thông qua Luật Đất đai và Chủ tịch Hội đồng Nhà nước công bố ngày 08/11/1988. Đây là Luật đất đai đầu tiên được ban hành và dành một số điều cho quy hoạch nh− xác định vai trò, vị trí của công tác quy hoạch và quản lý sử dụng đất trong nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên Luật
đất đai 1988 ch−a nêu ra nội dung của quy hoạch sử dụng đất đai.
Ngày 15/4/1991, Tổng cục Quản lý ruộng đất (nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường) đã ra Thông tư số 106/QH-KHKĐ xây dựng quy hoạch sử dụng đất
đai tương đối cụ thể và hoàn chỉnh ở các cấp.
Ngày 18/2/1992, Tổng cục Quản lý ruộng đất đã kịp thời hoàn thành tài liệu hướng dẫn lập quy hoạch phân bổ đất đai cấp xã. Do đó công tác quy hoạch sử dụng đất đai được đẩy mạnh một bước, đặc biệt là công tác quy hoạch sử dụng đất cấp xã đ−ợc thực hiện.
1.4. Thêi kú 1993 - 2003
Ngày 15/10/1993, Luật Đất đai sửa đổi đ−ợc công bố và có hiệu lực.
Trong luật này, các điều khoản nói về quy hoạch đã đ−ợc cụ thể hoá hơn so với Luật Đất đai 1988. Luật Đất đai 1993 tăng c−ờng quyền hạn của cơ quan quyền lực Nhà nước trong việc quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất.
Từ nhận thức rõ tầm quan trọng của Quản lý Nhà nước về đất đai nói chung và quy hoạch sử dụng đất nói riêng trong thời kỳ này Luật đất đai đ−ợc sửa đổi vào năm 1988 và năm 2001. Đồng thời trong cùng thời gian để tăng cường công tác quy hoạch sử dụng đất trong phạm vi cả nước và căn cứ theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chính, Chính phủ ra Nghị định số 68/NĐ-CP ngày 01/10/2001 về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai. Để thực hiện Nghị định số 68 ngày 01/11/2001 có Thông tư số: 1842/TT-TCĐC hướng dẫn thi hành Nghị định số 68 của Tổng cục Địa chính.
Trong giai đoạn này Tổng cục Địa chính cho triển khai lập quy hoạch sử dụng đất đai cả nước và các tỉnh, các huyện. Hầu hết các địa phương trong cả
nước đã lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
1.5. Từ khi có Luật đất đai 2003 cho đến nay
Để góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất, cũng nh− đảm bảo quyền quản lý đất đai của Nhà nước theo Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội khoá XI đã thông qua Luật Đất đai 2003 thay cho Luật Đất đai 2001 và luật có hiệu lực từ ngày 01/07/2004. Trong đó quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được nhấn mạnh trong Chương 2 Mục 2 của Luật
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 21
§Êt ®ai n¨m 2003.
Để thực hiện Luật Đất đai 2003 Chính phủ ban hành Nghị định số 181/NĐ-CP về việc hướng dẫn thi hành luật, trong đó Chương III Điều 12 cũng ghi cụ thể nội dung quy hoạch sử dụng đất.
Để công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đ−ợc thống nhất trong cả n−ớc Bộ Tài nguyên và Môi tr−ờng ban hành các Thông t− số 30/2004/TT- BTNMT ngày 01/11/2004 về việc hướng dẫn, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, Thông t− số 28/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 về việc hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất. Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng ban hành Quyết định số 04/2007/QĐ-BTNMT về việc ban hành quy trình lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Qua thực tế triển khai thực hiện Luật Đất đai năm 2003, để dần hoàn thiện cơ sở pháp lý của công tác quản lý nhà nước về đất đai, Chính phủ ban hành Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Bộ Tài nguyên và Môi tr−ờng cụ thể hóa bằng việc ban hành Thông t− số 19/2009/TT-BTNMT quy
định chi tiết về việc lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch sử dụng đất.
2. Kết quả thực hiện quy hoạch các cấp
2.1 Kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất cả nước
- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cả nước: Chính phủ đã lập Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất đến năm 2005 của cả
n−ớc trình Quốc hội Khóa XI, Kỳ họp thứ 5 và đ−ợc thông qua tại Nghị quyết số 29/2004/QH11 ngày 15 tháng 6 năm 2004; kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2006 - 2010 của cả nước đã được Quốc hội Khóa XI, Kỳ họp thứ 9 thông qua tại Nghị quyết số 57/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006.
- Cả n−ớc chỉ có 7 tỉnh, thành phố cơ bản hoàn thành việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở 3 cấp xã, huyện, tỉnh; ngoài ra còn có 13 tỉnh đang hoàn thành việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở 2 cấp xã, huyện. Có 16 tỉnh đã
triển khai lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp xã nh−ng kết quả đạt đ−ợc còn thấp (d−ới 50% số xã) gồm Lai Châu, Yên Bái, Cao Bằng, Hà Nội, Hà Nam, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Bình Định, Phú Yên, Gia Lai, thành phố Hồ Chí Minh, Bến Tre, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng.
- Đối với đất quốc phòng, an ninh: Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Tài nguyên và Môi tr−ờng phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung −ơng tiến hành rà soát quy hoạch sử dụng đất đối với tất cả
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 22 các đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng và Bộ Công an, đến nay đã hoàn thành trên phạm vi cả n−ớc.
2.2. Tình hình quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh: Trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cả nước, các tỉnh đã tiến hành lập quy hoạch sử dụng đất
đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm của địa phương. Đến nay cả nước
đã có 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung −ơng hoàn thành việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến năm 2010 đ−ợc Chính phủ xét duyệt.
2.3. Tình hình quy hoạch sử dụng đất cấp huyện
- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện: Cả nước có 531/681 huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là huyện) hoàn thành việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến năm 2010 (chiếm 77,97%); 98 huyện đang triển khai (chiếm 14,4%); còn lại 52 huyện ch−a triển khai (chiếm 7,64%), phần lớn là các đô thị (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh).
- Cả nước có 20 tỉnh đã hoàn thành việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất cấp huyện. Một số tỉnh triển khai chậm nh− Phú Thọ, Gia Lai, Bình Định,
Đồng Tháp, An Giang và thành phố Cần Thơ.
2.4. Tình hình quy hoạch sử dụng đất cấp x3
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp xã: Cả nước có 7.576/11.074 xã, phường, thị trấn (gọi chung là xã) đã lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến năm 2010 (đạt 68,41%); 1.507 xã đang triển khai (đạt 13,61%); còn lại 1.991 xã
ch−a triÓn khai (chiÕm 17,98%).
3. Tình hình thực hiện công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của thành phố Hà Nội
Theo quy định của Luật Đất đai năm 2003 và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị 05/2004/CT-TTg về thi hành Luật Đất đai, việc lập, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất các cấp đến năm 2010 và lập kế hoạch sử dụng
đất 5 năm kỳ cuối (giai đoạn 2006 - 2010) phải đ−ợc hoàn thành trong năm 2005-2006.
Kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006 - 2010) của Thành phố Hà Nội (mới)
đã đ−ợc Chính phủ xét duyệt tại Nghị quyết số 28/2008/NQ-CP ngày 04 tháng 12 năm 2008, gồm có:
+ Kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006 - 2010) của tỉnh Hà Tây (cũ) thực hiện theo Nghị quyết số 42/2007/NQ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ;
+ Kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006 - 2010) của huyện Mê Linh thực
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 23 hiện theo Nghị quyết số 15/2006/NQ-CP ngày 16 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ;
+ Kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006 - 2010) của các xã: Yên Bình, Yên Trung, Tiến Xuân và Đồng Xuân thực hiện theo Nghị quyết số 11/2008/NQ-CP ngày 29 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ.
+ Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quận, huyện:
Toàn thành phố Hà Nội (mới) có 14/29 đơn vị hành chính cấp huyện hoàn thành việc lập quy hoạch đến năm 2010; 03 đơn vị hành chính cấp huyện đang triển khai, 12 đơn vị hành chính cấp huyện ch−a triển khai.
+ Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp xã:
Toàn thành phố Hà Nội (mới) có khoảng 400 đơn vị hành chính cấp xã
hoàn thành việc lập quy hoạch đến năm 2010; khoảng 50 đơn vị hành chính cấp xã đang triển khai, còn lại khoảng 230 đơn vị hành chính cấp xã ch−a triển khai.
Nh− vậy, việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp ở thành phố Hà Nội thực hiện còn chậm so với yêu cầu, đặc biệt là công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện và cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội (cũ).
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 24 PHÇN III