PHÇN IV KếT QUả NGHIÊN CứU
1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên môi tr−ờng
1.1.1. Vị trí địa lý
Thanh Trì là huyện nằm ở phía Nam của thành phố Hà Nội có toạ độ địa lý nằm trong khoảng: Từ 20050' đến 21000' vĩ độ Bắc và từ 105045' đến 105056' kinh độ Đông. Ranh giới hành chính của huyện đ−ợc xác định, nh− sau:
- Phía Bắc giáp quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội;
- Phía Nam giáp huyện Th−ờng Tín và huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội;
- Phía Đông giáp huyện Gia Lâm - thành phố Hà Nội và tỉnh H−ng Yên;
- Phía Tây giáp quận Thanh Xuân và quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.
Huyện có chiều dài theo h−ớng Bắc Nam khoảng 8km, chiều rộng theo h−ớng Đông Tây khoảng 10 km; diện tích tự nhiên là 6.292,71 ha, bao gồm 16
đơn vị hành chính (01 thị trấn và 15 xã); dân số bình quân năm 2009 có 198.398 nghìn người, mật độ dân số trung bình 3.153 người/km2 (mật độ dân số trung bình của thành phố là 3.452,7 ng−ời/km2).
1.1.2. Địa hình, địa mạo
Thanh Trì là vùng đất trũng ven đê nằm ở phía Nam của thành phố Hà Nội, có độ sâu trung bình từ 4,5m đến 5,5m. Địa hình biến đổi dốc nghiêng dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây; có thể chia làm 2 vùng địa hình chính sau:
- Vùng bãi ven đê sông Hồng có cốt mặt đất tương đối cao, trong đó khu vực dân c− có độ cao khoảng 8,5 - 11,5 m; đất canh tác khoảng từ 6 - 8,5 m và một số vệt trũng có cao độ khoảng 4,5 - 5,3 m. Giữa bãi và đê có nhiều hồ, đầm trũng chạy ven chân đê, là nơi giữ nước khi sông cạn; vùng này thường bị ngập nước khoảng 4 tháng vào mùa mưa lũ. Đây là vùng đất thích hợp cho việc trồng cây rau, cây màu thực phẩm. Vùng này có diện tích khoảng 18,70% diện tích của huyện, chủ yếu là diện tích của 3 xã: Yên Mỹ, Duyên Hà và Vạn Phúc
- Vùng nội đồng (vùng trong đê) có địa hình khá bằng phẳng, cao độ mặt
đất tương đối thấp, hướng dốc chủ yếu về phía Nam; vùng này chiếm đại bộ phận diện tích của huyện (chiếm 81,30% diện tích tự nhiên), chủ yếu là diện tích của 12 xã và 01 trị trấn.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 28 1.1.3. KhÝ hËu
Nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng nên huyện Thanh Trì có đặc tr−ng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, với 2 mùa chủ yếu là mùa nóng và mùa lạnh. Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10, với đặc điểm là nóng ẩm m−a nhiều, gió thịnh hành chủ yếu là h−ớng Đông Nam. Mùa lạnh bắt đầu từ tháng 11 và th−ờng kết thúc vào tháng 3 năm sau, với đặc điểm là lạnh và khô, ít mưa; hướng gió thịnh hành là Đông Bắc.
Nhiệt độ trung bình năm khoảng 240C, tháng có nhiệt độ cao nhất trong năm là tháng 6, tháng 8; tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất là tháng 1; số giờ nắng trong năm trung bình 1.640 giờ với khoảng 220 ngày có nắng; l−ợng bức xạ trung b×nh 4.270 kcal/m2;
L−ợng m−a trung bình năm 1.700m - 2.000mm, tháng có l−ợng m−a trung bình cao nhất trong năm là tháng 8 với l−ợng m−a 354mm, tháng có l−ợng m−a trung bình thấp nhất trong năm là tháng 1 với l−ợng m−a 0,4mm; tổng số ngày m−a khoảng 143 ngày.
Độ ẩm không khí trung bình các tháng trong năm từ 80% - 90%, l−ợng bốc hơi trung bình 938mm/năm.
1.1.4. Thuû v¨n
Chế độ thuỷ văn của huyện chịu ảnh hưởng chính của sông Hồng và sông Nhuệ, với các đặc điểm sau:
- Sông Hồng: là sông lớn nhất miền Bắc chảy qua địa bàn huyện ở phía
Đông (là ranh giới tự nhiên của huyện với huyện Gia Lâm và tỉnh H−ng Yên) với chiều dài khoảng 8km
- Chế độ thủy văn của sông Nhuệ: Sông Nhuệ chảy qua phía Tây, Tây Nam của huyện với chiều dài khoảng 10km, sông Nhuệ có nhiệm vụ t−ới tiêu cho các tỉnh Hà Nam và thủ đô Hà Nội trong đó có khu vực trong đê của huyện Thanh Tr×.
- Ngoài ra, chế độ thủy văn của huyện còn chịu ảnh hưởng bởi tuyến sông Tô Lịch, chảy qua địa bàn huyện có chiều dài khoảng 17,7 km, với chức năng chủ yếu là thoát n−ớc m−a, n−ớc thải cho khu vực nội thành Thành phố Hà Nội và khu vực huyện Thanh Trì.
1.2. Các nguồn tài nguyên 1.2.1. Tài nguyên đất
Theo số liệu kê đất đai năm 2010, tổng diện tích tự nhiên của huyện là 6.292,71 ha. Căn cứ vào bản đồ thổ nh−ỡng của thành phố Hà Nội và kết quả
điều tra thổ nh−ỡng, trên địa bàn huyện có các loại đất theo nguồn gốc phát sinh
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 29 nh− sau:
- Đất phù sa không đ−ợc bồi, không glây hoặc glây yếu: Có diện tích khoảng 881,56 ha, chiếm 14,01% diện tích tự nhiên của huyện, phân bố ở những nơi có địa hình cao và trung bình, tập trung ở các xã Thanh Liệt, Tam Hiệp, Tứ Hiệp, Ngũ Hiệp, Ngọc Hồi, Liên Ninh, Đông Mỹ và thị trấn Văn Điển và đất phù sa ít đ−ợc bồi trung tính kiềm yếu: Có diện tích khoảng 425 ha, chiếm 6,75% diện tích tự nhiên của huyện, phân bố ở dải đất ngoài đê sông Hồng thuộc các xã Yên Mỹ, Duyên Hà và Vạn Phúc. Đất có màu nâu tươi hay nâu xám, độ pH từ trung tính đến ít chua, thành phần cơ giới từ cát pha đến thịt nặng, các chất dinh d−ỡng tổng số từ khá đến giàu, các chất dễ tiêu khá. Phần lớn loại đất này
đã đ−ợc trồng các loại cây ngắn ngày nh− lúa, các cây màu hàng năm khác, đặc biệt là các loại rau màu cho năng suất cao phục vụ cho thị tr−ờng nội thành và các vùng lân cận.
- Đất phù sa không đ−ợc bồi có glây: Có diện tích khoảng 1.715 ha, chiếm 27,24% diện tích tự nhiên của huyện, phân bố chủ yếu ở các xã Tả
Thanh Oai, Đại áng và Tân Triều (nơi có địa hình thấp). Đất có glây màu xám xanh, dẻo, thành phần cơ giới trung bình đến nặng, độ phì tiềm tàng khá, nghèo lân dễ tiêu. Phần lớn loại đất này đ−ợc sử dụng trồng 1 vụ lúa hoặc 2 vụ lúa, năng suất trung bình thấp; Đất phù sa không đ−ợc bồi glây mạnh: Có diện tích khoảng 25,69 ha, chiếm 0,41% diện tích tự nhiên của huyện, phân bố rải rác ở những nơi trũng, lòng chảo thuộc các xã Thanh Liệt, Tứ Hiệp và Ngũ Hiệp, hàng năm bị ngập nước liên tục nên nền đất thường ở trong tình trạng yếm khí, tỷ lệ mùn khá, độ chua pHKCL từ 4,5 - 6 do ảnh hưởng của chất hữu cơ chưa phân giải; Đất cồn cát, bãi cát ven sông: Có diện tích khoảng 67,00 ha, chiếm 1,06% diện tích tự nhiên của huyện, phân bố ở ngoài bãi sông Hồng thuộc xã
Vạn Phúc. Hàng năm loại đất này bị nước ngập, bãi cát được bồi thêm hoặc bị cuốn đi do đó địa hình, địa mạo luôn bị thay đổi. Đất có phản ứng trung tính,
độ phì kém, hiện tại một phần nhỏ diện tích này đ−ợc sử dụng khai thác cát phục vụ cho việc xây dựng, còn lại là bỏ hoang.
- Đất còn lại bao gồm: Đất có mặt nước, sông và đất khu dân cư có tổng diện tích khoảng 3.080,94 ha.
1.2.2. Tài nguyên n−ớc
Nước mặt: Nguồn nước mặt sông Hồng có lưu lượng rất lớn nhưng có hàm lượng cặn cao, Thanh Trì lại ở hạ lưu thành phố nên hiện chưa đề cập đến khai thác nước mặt sông Hồng đoạn chảy qua huyện để phục vụ cho sinh hoạt.
Mặt khác, Thanh Trì là vùng trũng chứa tất cả các loại n−ớc thải, n−ớc m−a từ
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 30 nội thành dồn xuống nên nguồn n−ớc mặt bị ô nhiễm khá nặng.
N−ớc ngầm: Căn cứ các tài liệu thăm dò, trữ l−ợng n−ớc ngầm vùng Thanh Trì khá phong phú. Tuy nhiên chất l−ợng n−ớc ngầm không đ−ợc tốt, do có hàm l−ợng sắt cao, đặc biệt có hàm l−ợng NH4 v−ợt tiêu chuẩn rất khó xử lý và cao gấp nhiều lần cho phép.
1.2.3. Tài nguyên khoáng sản (vật liệu xây dựng)
Thanh Trì tiếp giáp với sông Hồng nên tại các xã Duyên Hà, Yên Mỹ và Vạn Phúc có các bãi cát tự nhiên bồi tụ hàng năm có thể khai thác hàng vạn mét khối cát trong năm để làm nguyên vật liệu xây dựng.
1.2.4. Tài nguyên nhân văn
Trên địa bàn huyện có nhiều di tích lịch sử văn hoá gắn liền với tên tuổi của các danh nhân nh− cụ Chu Văn An, Ngô Thì Nhậm, Nguyễn Nh− Đổ và những công trình tôn giáo, trong đó nhiều công trình đ−ợc xếp hạng. Một số công trình chùa chiền có kiến trúc cổ, đặc sắc, cảnh quan đẹp nh− đền Bà xã
Vĩnh Quỳnh, chùa thôn Triều khúc xã Tân Triều, chùa Đại áng, chùa Tự Khoát xã Ngũ Hiệp, chùa Huỳnh Cung xã Tam Hiệp, đền thờ Đô Hộ Đại Vương Phạm Tu xã Thanh Liệt, cung Đại Bái thuộc đình chính xã Vạn Phúc.
1.3. Thực trạng môi tr−ờng
Là huyện nằm ở cửa ngõ của Thủ đô. Có vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội theo hướng dịch vụ. Môi trường đất, nước, không khí, nước đã và đang bị ảnh hưởng của chất thải công nghiệp và đô thị hóa. Trong quá trình phát triển cần có những biện pháp làm hạn chế ảnh h−ởng của công nghiệp, đô thị hóa đến môi trường của huyện.