Hiện trạng sử dụng đất và biến động các loại đất

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 huyện thanh trì thành phố hà nội (Trang 55 - 71)

PHÇN IV KếT QUả NGHIÊN CứU

II. ĐáNH GIá TìNH HìNH QUảN Lý ĐấT ĐAI, TìNH HìNH Sử DụNG ĐấT HUYệN THANH TRì

2. Hiện trạng sử dụng đất và biến động các loại đất

2.1. Phân tích hiện trạng sử dụng các loại đất

Theo số liệu thống kê đất đai năm 2010, diện tích tự nhiên có 6.292,71 ha

đất tự nhiên, chiếm 6,83% so với diện tích tự nhiên của thành phố Hà Nội (Thanh Trì là huyện có diện tích tự nhiên đứng thứ 5 trong tổng số 14 quận, huyện). Bình quân diện tích tự nhiên trên đầu người đạt 317 m2/người (bình quân chung của cả thành phố là 281 m2/người). Tổng diện tích đã được khai thác đưa vào sử dụng cho các mục đích đạt 99,50% diện tích tự nhiên của huyện (tỷ lệ này của cả thành phố là 97,70%).

Biểu đồ 3. Hiện trạng sử dụng đất huyện Thanh Trì – Hà Nội

2.1.1. Đất nông nghiệp

Có 3.462,96 ha, chiếm 55,03% tổng diện tích tự nhiên của huyện.

Biểu đồ 4. Hiện trạng sử dụng một số loại đất nông nghiệp năm 2010 của huyện Thanh Trì – Hà Nội

2798.46ha 44.47%

31.29ha 0.50%

3462.96ha 55.03%

Đất nông nghiệp Đất phi nông nghiệp Đất chưa sử dụng

3399.92ha, 37.02%

2861.93 ha 31.16%

2891.63 ha 31.48%

Đất SX nông nghiệp Đất NTTS Đất NN khác

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 47 a. Đất sản xuất nông nghiệp:

Theo kết quả thống kê năm 2010, đất sản xuất nông nghiệp của huyện có 2.587,96 ha, chiếm 41,13% diện tích đất tự nhiên và 74,73% diện tích đất nông nghiệp toàn huyện. Bình quân đất sản xuất nông nghiệp của huyện đạt 129 m2/người và 283 m2/lao động, trong đó:

- Đất chuyên trồng lúa nước: Có 1.929,09 ha, chiếm 30,66% diện tích đất tự nhiên của huyện. Loại đất này phân bố phần lớn ở các xã nằm về phía Tây Nam của huyện nh−: Tả Thanh Oai (395,69 ha), Vĩnh Quỳnh (303,79 ha), Đại

áng (275,99 ha), Liên Ninh (207,20 ha)... Các xã không có diện tích đất chuyên trồng lúa n−ớc: Vạn Phúc và thị trấn Văn Điển.

- Đất trồng cây hàng năm còn lại: Có 648,76 ha, chiếm 25,17% diện tích

đất trồng cây hàng năm của cả huyện (toàn bộ diện tích này là đất trồng cây hàng năm khác), trong đó diện tích nằm trong khu dân c− nông thôn có 86,30 ha.

Loại đất này phân bố chủ yếu ở các xã nằm ngoài đê (về phía Đông của huyện giáp với sông Hồng), bao gồm: Yên Mỹ (106,45 ha), Duyên Hà (110,03 ha), Vạn Phúc (196,89 ha)... Tân Triều là xã duy nhất trong huyện không có đất trồng cây hàng năm còn lại.

- Đất trồng cây lâu năm : 10,11 ha, chiếm 0,39% diện tích đất sản xuất nông nghiệp, bao gồm:

+ Đất trồng cây ăn quả lâu năm: 10,08 ha, chiếm 99,70% đất trồng cây lâu năm.

+ Đất trồng cây lâu năm khác: 0,03 ha, chiếm 0,30% đất trồng cây lâu năm.

Đất trồng cây lâu năm phân bố ở các xã: Thanh Liệt: 7,46 ha, Tứ Hiệp:

0,03 ha và Yên Mỹ: 2,62 ha.

Toàn bộ diện tích đất trồng cây lâu năm khác phân bố trong khu dân c−

nông thôn gắn liền với đất ở của các hộ gia đình có hiệu quả kinh tế thấp. Trong những năm tới cần phải đ−ợc cải tạo để trồng cây ăn quả có hiệu quả kinh tế cao hơn hoặc chuyển sang quy hoạch đất ở.

b. Đất nuôi trồng thuỷ sản

Có 866,74 ha, chiếm 25,03% diện tích đất nông nghiệp của huyện và 28,36% diện tích đất nuôi trồng thuỷ sản của cả thành phố (Thanh Trì là huyện có diện tích nuôi trồng thuỷ sản lớn nhất của thành phố), trong đó diện tích phân bố trong khu dân c− nông thôn có 114,50 ha. Đất nuôi trồng thủy sản phân bố ở tất cả các xã, thị trấn trong huyện, song tập trung chủ yếu

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 48 ở các xã: Tả Thanh Oai (113,31ha), Tứ Hiệp (128,19 ha), Vĩnh Quỳnh (107,74 ha).

c. Đất nông nghiệp khác

Có 8,26 ha, chiếm 0,24% diện tích đất nông nghiệp của huyện và 6,77% diện tích đất nông nghiệp khác của cả thành phố. Loại đất này chỉ có ở các xã: Thanh Liệt (1,42 ha) và Tả Thanh Oai (6,84 ha).

2.1.2. Đất phi nông nghiệp

Theo số liệu kiểm kê đất đai đến ngày 01/01/2010, đất phi nông nghiệp có 2798,46 ha, chiếm 44,47 % diện tích tự nhiên của huyện (tỷ lệ này bình quân chung của cả thành phố là 46,71%).

a. Đất ở:

Có 820,08 ha, chiếm 13,03% diện tích đất tự nhiên của huyện và bằng 29,30 % diện tích đất phi nông nghiệp của huyện, trong đó:

- Đất ở tại nông thôn: Có 786,98 ha, chiếm 95,96% tổng diện tích đất ở toàn huyện. Đất ở tại nông thôn phân bố nhiều ở các xã: Tả Thanh Oai (89,88 ha), Vĩnh Quỳnh (63,26 ha), Vạn Phúc ( 80,02 ha) ...

Bình quân đất ở tại nông thôn của huyện đạt 324 m2/hộ (chỉ tiêu này bình quân chung của cả thành phố là 299 m2/hộ).

Biểu đồ 5: Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2010 của huyện Thanh Trì - Hà Nội

Tổng diện tích đất khu dân c− nông thôn của huyện có 1.659,27 ha, chiếm 26,37% diện tích tự nhiên, trong đó:

* Đất nông nghiệp: 214,19 ha, chiếm 12,90% đất khu dân c− nông thôn.

* Đất phi nông nghiệp: 1.434,43 ha, chiếm 86,45% đất khu dân c− nông thôn.

* Đất ch−a sử dụng: 10,65 ha, chiếm 0,65% đất khu dân c− nông thôn.

118.13ha, 4.22%

20.46ha 0.73%

502.5 ha, 17.96% 820.08 ha,

29.30%

1337.29 ha, 47.79%

Đất ở Đất chuyên dùng

Đất tôn giáo, tín ngưỡng Đất nghĩa trang, nghĩa địa Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 49

* Đất nuôi trồng thủy sản: 14,50 ha, chiếm 6,90% đất khu dân c− nông thôn.

* Đất nông nghiệp khác: 1,42 ha, chiếm 0,01% đất khu dân c− nông thôn.

Đất khu dân c− nông thôn phân bố chủ yếu trên địa bàn các xã nh−: Tả

Thanh Oai, Vạn Phúc, Vĩnh Quỳnh,...

Các chỉ tiêu bình quân chung về đất khu dân c− nông thôn:

* Bình quân diện tích (đất ở + đất trồng cây lâu năm)/hộ đạt 327 m2/hộ.

Với bình quân chung này cho thấy khả năng tự dãn về đất ở trong khu dân c− nông thôn của huyện còn khá lớn. Đây là điều kiện thuận lợi để quy hoạch các khu dân c− mới và mở rộng các khu dân c− hiện có để sử dụng hợp lý có hiệu quả quỹ đất khu dân c− nông thôn hiện nay của huyện.

- Đất ở tại đô thị: Có 33,10 ha, chiếm 4,03 % diện tích đất ở của cả huyện (đất ở tại đô thị chỉ có ở thị trấn Văn Điển).

Bình quân đất ở tại đô thị của huyện đạt 21 m2/người và 92 m2/hộ (các chỉ tiêu này bình quân chung của cả thành phố là 88 m2/hộ).

Tổng diện tích đất đô thị của huyện đến ngày 01/01/2010 có 89,88 ha, chiếm 1,74% diện tích tự nhiên của cả huyện, trong đó:

* Đất nông nghiệp: 8,17 ha, chiếm 9,10% diện tích đất đô thị.

* Đất phi nông nghiệp: 80,14 ha, chiếm 89,16% diện tích đất đô thị.

* Đất ch−a sử dụng:1,57 ha, chiếm 1,74% diện tích đất đô thị.

Trong những năm gần đây, Thanh Trì là một trong những huyện có tốc

độ đô thị hóa diễn ra nhanh nhất trong các huyện, quận khác của thành phố Hà Nội, diện tích đất nông nghiệp trong khu vực đô thị chuyển sang các mục

đích phi nông nghiệp khá lớn. Hiện nay đất nông nghiệp trong khu vực đô

thị chỉ còn 8,17 ha, chiếm 9,09% diện tích đât trong khu vực đô thị, trong đó:

Đất sản xuất nông nghiệp 3,64 ha (chiếm 4,04% tổng diện tích khu vực đô thị) và

đất nuôi trồng thủy sản 4,53 ha (chiếm 5,04%).

Trong đất đô thị, đất chuyên dùng có diện tích 42,24 ha, chiếm 47%, trong đó chiếm diện tích nhiều nhất là đất có mục đích công cộng 23,03 ha (chiếm 54,53% đất chuyên dùng). Phần diện tích này hiện đang đ−ợc sử dụng chủ yếu cho các mục đích nh−: giao thông 18,10 ha, y tế 1,27 ha, giáo dục đào tạo 1,79 ha...

Ngoài ra, trong đô thị còn có các loại đất khác nh−: Đất nghĩa trang nghĩa

địa 0,67 ha; Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 4,12 ha và phần diện tích còn lại là 1,57 ha đất ch−a sử dụng.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 50 Với cơ cấu sử dụng đất nh− trên cho thấy sử dụng đất trong đô thị của huyện hiện nay khá hợp lý. Đất nông nghiệp và đất ch−a sử dụng chỉ chiếm phần nhỏ trong tổng diện tích đất đô thị. Tuy nhiên do diện tích tự nhiên của thị trấn Văn Điển nhỏ nên việc đầu t− xây dựng các công trình phi nông nghiệp có quy mô lớn sẽ gặp nhiều khó khăn do không đáp ứng đ−ợc quỹ đất.

b. Đất chuyên dùng

Có 1337,30 ha, chiếm 47,79% diện tích đất phi nông nghiệp và 21,25% so với tổng diện tích đất tự nhiên. Với cơ cấu này cho thấy hệ thống hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn huyện phát triển với mức độ khá cao ngày càng

đáp ứng tốt hơn cho yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

Đất chuyên dùng đ−ợc sử dụng cho các mục đích cụ thể nh− sau:

b.1. Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp:

Có 73,94 ha, chiếm 5,53% diện tích đất chuyên dùng, trong đó:

* Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp nhà n−ớc: 65,32 ha, chiếm 4,88% đất chuyên dùng.

* Đất trụ sở khác: 8,62 ha, chiếm 0,64% đất chuyên dùng.

Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp có ở tất cả các xã, thị trấn trong huyện song phân bố chủ yếu ở các xã: Tứ Hiệp (25,05 ha), Vĩnh Quỳnh (18,72 ha), Ngũ Hiệp (10,69 ha),... Các xã có diện tích đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp thấp là: Tả Thanh Oai (0,47 ha), Tam Hiệp (0,20 ha), Ngọc Hồi (0,23 ha)...

b.2. Đất quốc phòng, an ninh

Có 85,85 ha, chiếm 6,42% diện tích đất chuyên dùng, trong đó:

* Đất quốc phòng : 65,63 ha, chiếm 4,91% đất chuyên dùng.

* Đất an ninh : 20,22 ha, chiếm 1,51% đất chuyên dùng.

Đất quốc phòng, an ninh phân bố chủ yếu trên địa bàn các xã: Thanh Liệt (12,50 ha), Vĩnh Quỳnh (10,32 ha), Liên Ninh (23,24 ha)... Các xã không có diện tích đất quốc phòng, an ninh là: Hữu Hoà, Yên Mỹ, Duyên Hà và Vạn Phúc.

b.3. Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp

Có 289,60 ha, chiếm 21,66% diện tích đất chuyên dùng, trong đó:

* Đất khu công nghiệp : 53,81 ha, chiếm 18,58%

* Đất cơ sở sản xuất kinh doanh : 176,03 ha, chiếm 60,78%

* Đất sản xuất vật liệu xây dựng: 59,76 ha, chiếm 20,64%

Đất khu công nghiệp chỉ có trên địa bàn các xã: Ngọc Hồi 50,20 ha và Liên Ninh (3,61 ha).

Đất cơ sở sản xuất kinh doanh phân bố chủ yếu trên địa bàn các xã: Tứ Hiệp ( đất quốc phòng có 6,11 ha: đất an ninh có 2,04 ha), Thanh Liệt (đất an

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 51 ninh có 10,87 ha), Vĩnh Quỳnh ( đất quốc phòng có 10,32 ha),... Các xã không có loại đất này là: Yên Mỹ, Duyên Hà, Vạn Phúc và Hữu Hòa.

Đất sản xuất vật liệu xây dựng chỉ có 59,76 ha, chiếm 4,47% đất chuyên dùng, chủ yếu ở các xã: Tả Thanh Oai, Tam Hiệp, Yên Mỹ, Vĩnh Quỳnh, Duyên Hà và Vạn Phúc.

b.4. Đất có mục đích công cộng

Có 887,90 ha, chiếm phần lớn diện tích trong đất chuyên dùng (66,39%). Đất có mục đích công cộng phân bố chủ yếu trên địa bàn các xã:

Tả Thanh Oai (116,88 ha), Tứ Hiệp (87,77 ha), Vĩnh Quỳnh (87,36 ha) và Ngũ Hiệp (71,63 ha)...

Đất có mục đích công cộng đ−ợc phân theo các mục đích sử dụng cụ thể nh− sau:

* Đất giao thông:

Có 443,82 ha, chiếm 49,99% diện tích đất có mục đích công cộng. Loại

đất này phân bố nhiều ở các xã: Tả Thanh Oai, Tứ Hiệp, Vĩnh Quỳnh và Liên Ninh. Tỷ lệ đất giao thông so với diện tích tự nhiên của cả huyện đạt 7,06% .Với tỷ lệ này cho thấy quỹ đất giao thông hiện có của huyện ch−a đáp ứng đ−ợc nhu cầu vận tải trên địa bàn.Vì vậy trong thời gian tới cần chú trọng đầu t− mở rộng các tuyến đ−ờng giao thông trọng yếu của huyện cũng nh− các tuyến đ−ờng giao thông nội bộ.

* Đất thuỷ lợi:

Có 311,14 ha, chiếm 35,04% diện tích đất có mục đích công cộng. Loại

đất này phân bố chủ yếu trên địa bàn các xã: Tả Thanh Oai, Tứ Hiệp, Ngũ Hiệp , Vĩnh Quỳnh, Đại áng ...

Tỷ lệ đất thuỷ lợi so với đất trồng cây hàng năm của huyện đạt 12,07% (tỷ lệ này chung của cả thành phố là 11,62%). Với tỷ lệ này cho thấy quỹ đất thuỷ lợi hiện có của huyện chưa đáp ứng được nhu cầu tưới tiêu chủ động trên địa bàn.Do đó trong thời gian tới cần đầu tư nâng cấp hệ thống cấp thoát nước cho các vùng nông nghiệp trọng yếu của huyện.

Các xã có tỷ lệ đất thuỷ lợi so với đất trồng cây hàng năm cao là: Tứ Hiệp , Ngũ Hiệp, Duyên Hà, Đông Mỹ.

Các xã có tỷ lệ đất thuỷ lợi so với đất trồng cây hàng năm thấp là: Liên Ninh, Hữu Hoà, Đại áng và thị trấn Văn Điển.

* Đất để chuyển dẫn năng l−ợng truyền thông:

Có 0,67 ha, chiếm 0,08% diện tích đất có mục đích công cộng. Loại đất này chỉ có ở các xã: Hữu Hoà, Tam Hiệp, Ngũ Hiệp, Vạn Phúc, Đại áng.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 52

* Đất cơ sở văn hoá:

Có 4,21 ha, chiếm 0,47% diện tích đất có mục đích công cộng. Loại đất này hiện chỉ có ở các xã: Tân Triều, Thanh Liệt, Tam Hiệp, Tứ Hiệp, Đông Mỹ và thị trấn Văn Điển. Bình quân đất cơ sở văn hoá trên người dân của huyện còn thấp chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng của người dân.

* Đất cơ sở giáo dục - đào tạo:

Có 41,48 ha, chiếm 4,67% diện tích đất có mục đích công cộng. Đất cơ sở giáo dục - đào tạo có ở tất cả các xã trong huyện song phân bố phần lớn ở các xã:

Tân Triều, Thanh Liệt, Tả Thanh Oai, Ngũ Hiệp và Liên Ninh. Bình quân đất cơ

sở giáo dục - đào tạo trên người dân còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu học tập và các hoạt động giáo dục của địa phương.

* Đất cơ sở thể dục - thể thao:

Có 20,72 ha, chiếm 2,33% diện tích đất có mục mục công cộng. Loại đất này phân bố chủ yếu trên địa bàn các xã: Duyên Hà, Tân Triều, Tứ Hiệp, Ngọc Hồi và Vạn Phúc. Các xã có đất cơ sở thể dục - thể thao thấp là: Tả Thanh Oai,

Đại áng, thị trấn Văn Điển... Bình quân đất cơ sở thể dục - thể thao trên người dân còn thấp, diện tích các sân thể thao- thể thao còn hẹp ch−a đáp ứng đ−ợc nhu cầu vui chơi, tập luyện của ng−ời dân.

* Đất chợ:

Có 8,33 ha, chiếm 0,94% diện tích đất có mục đích công cộng. Phần lớn diện tích đất chợ phân bố ở các xã: Vĩnh Quỳnh, Ngũ Hiệp, Ngọc Hồi, Đông Mỹ ... Các xã không có đất chợ: Tả Thanh Oai, Hữu Hoà, Yên Mỹ và Vĩnh Quỳnh.

Hiện nay đang đầu t− cơ sở hạ tầng 4 chợ mới (chợ Thanh Liệt, chợ Đại áng, chợ Lạc Thi - xã Ngọc Hồi; chợ thôn 1+2 xã Vạn Phúc), phục vụ nhu cầu giao lưu, buôn bán của nhân dân.

* Đất có di tích, danh thắng:

Có 26,68 ha, chiếm 3% diện tích đất có mục đích công cộng. Loại đất này phân bố chủ yếu ở các xã: Vĩnh Quỳnh, Ngọc Hồi, Tả Thanh Oai... Một số công trình chùa, chiền có nét kiến trúc đặc sắc, cảnh quan đẹp tiêu biểu, nhiều di tích lịch sử đã đ−ợc xếp hạng nh−: Đền Bà ở xã Vĩnh Quỳnh, đình chùa thôn Triều Khúc xã Tân Triều, chùa Đại áng, di tích Chu Văn An, di tích Bà Chúa ở Vĩnh Quỳnh, đình chùa Triều Khúc.

Ngoài ra, ở Thanh Trì còn có nhiều di tích đ−ợc xếp hạng quốc gia khác nh− di tích kiến trúc nghệ thuật đình Nhân Hòa, chùa Phúc Lâm xã Tả Thanh Oai, di tích kiến trúc nghệ thuật đình chùa Vạn Phúc, di tích lịch sử và nghệ thuật chùa Tiên Linh xã Vạn Phúc.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 53 Toàn huyện chỉ có 2 xã không có đất di tích, danh thắng là Hữu Hoà và thị trÊn V¨n §iÓn.

* Đất bãi thải, xử lý chất thải:

Có 16,48 ha, chiếm 1,86% diện tích đất có mục đích công cộng (Thanh Trì là huyện có diện tích bãi thải, xử lý chất thải lớn thứ 3 trong tổng số 14 quận, huyện). Loại đất này phân bố ở các xã: Tả Thanh Oai (14,44 ha), Tam Hiệp (4,01 ha), Tứ Hiệp (0,18 ha), Vạn Phúc (1,00 ha) và Liên Ninh (0,01 ha).

c. Đất tôn giáo, tín ng−ỡng

Có 20,46 ha, chiếm 0,73% diện tích đất phi nông nghiệp, trong đó:

+ Đất tôn giáo: 8,36 ha, chiếm 0,30% đất phi nông nghiệp.

+ Đất tín ng−ỡng: 12,10 ha, chiếm 0,43% đất phi nông nghiệp.

Đất tôn giáo, tín ng−ỡng tập trung chủ yếu ở các xã: Ngũ Hiệp (3,69ha), Tả Thanh Oai (2,84ha) và Thanh Liệt (2,87 ha)... .Thị trấn Văn Điển là đơn vị hành chính duy nhất trong huyện không có loại đất này.

d. Đất nghĩa trang, nghĩa địa

Có 118,13 ha, chiếm 4,22% trong đất phi nông nghiệp (Thanh Trì là huyện có diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa lớn thứ 3 của thành phố sau huyện Sóc Sơn và huyện Đông Anh), phân bố nhiều ở các xã: Tam Hiệp (20,37 ha), Tả

Thanh Oai (15,20 ha), Đại áng (10,68 ha); Thấp nhất là thị trấn Văn Điển chỉ có (0,67 ha).

e. Đất sông suối và mặt n−ớc chuyên dùng

Có 502,50 ha, chiếm 17,96% trong đất phi nông nghiệp, trong đó:

+ Đất sông ngòi: 356,39 ha, chiếm 12,73% đất phi nông nghiệp.

+ Đất có mặt nước chuyên dùng: 146,11 ha, chiếm 5,22% đất phi nông nghiệp.

Loại đất này có ở tất cả các xã trong huyện, song phân bố tập trung chủ yếu ở các xã: Vạn Phúc (156,72ha), Yên Mỹ (133,85 ha), Duyên Hà (65,65 ha), Tả Thanh Oai (27,37 ha)...Các xã có diện tích loại đất này thấp là: Tân Triều (0,53 ha), Ngọc Hồi (3,27 ha), thị trấn Văn Điển (4,12 ha), Đông Mỹ (6,99 ha).

g. Đất ch−a sử dụng

Còn 31.29 ha, chiếm 0,5% tổng diện tích tự nhiên của huyện (tỷ lệ này chung của cả thành phố là 2,28%). Toàn bộ diện tích này là đất bằng ch−a sử dụng, phân bố chủ yếu trên địa bàn các xã: Vạn Phúc (15,32 ha), Hữu Hoà (3,65 ha), Tam Hiệp (2,28 ha), Duyên Hà (3,53 ha). Các xã không có đất ch−a sử dụng là: Tả Thanh Oai, Yên Mỹ và Đại áng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 huyện thanh trì thành phố hà nội (Trang 55 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)