Chương 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NỢ XẤU CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN
3.3. Thực trạng quản lý nợ xấu tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
3.3.1. Nhận diện nợ xấu
3.3.1.1. Nhận diện rủi ro theo khách hàng
Nhận diện nợ xấu là việc phát hiện, xác định nợ xấu trên cơ sở các tiêu chí để nhận diện nợ xấu. Việc xác định đúng về con số và bản chất nợ xấu là một khâu quan trọng, tác động đến tất cả các khâu còn lại của quá trình quản lý nợ xấu. Nhận diện nợ xấu chủ yếu thông qua đánh giá lại các khoản cấp tín dụng và phụ thuộc vào các tiêu chí xác định nợ xấu do NHNN quy định và hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của từng NHTM trong thời kỳ. Hiện nay các NHTM tỉnh Bắc Kạn nhận diện nợ xấu theo phương pháp chấm điểm khách hàng theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ.
NHTM nhận diện nợ xấu thông qua đánh giá khả năng tài chính, lịch sử vay vốn và các thông tin liên quan khác nhằm dự báo khả năng trả nợ của khách hàng. Việc sử
-800 -600 -400 -200 0 200 400 600 800
(%) (%) (%)
Giá trị Tăng, giảm so với
2016
Giá trị Tăng, giảm so với
2017
Giá trị Tăng, giảm so với
2018
Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
Vietinbank BIDV Agribank
LienVietPostbank
dụng hệ thống chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ để đánh giá, phân loại khách hàng gồm cả trong giai đoạn thẩm định trước khi cho vay và sau khi đã cho vay. Xếp hạng tín dụng nội bộ được NHTM xây dựng thành quy trình cụ thể; việc xếp hạng khách hàng thường được dựa vào những chỉ tiêu tài chính và phi tài chính. Đối với mỗi đối tượng (doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH và cổ phần, cá nhân) các Ngân hàng lại có hệ thống chỉ tiêu khác nhau phù hợp với đặc điểm của khách hàng được xếp hạng.
Xếp hạng khách hàng hỗ trợ cho NHTM ra quyết định cấp tín dụng một cách khách quan hơn. Quyết định cấp tín dụng ban đầu chính xác sẽ hạn chế được những rủi ro tiềm ẩn. Xếp hạng tín dụng nội bộ giúp cho việc phân loại khách hàng một cách tương đối chính xác thông qua các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính. Qua đó, khách hàng được chia thành nhiều nhóm với từng thang điểm cụ thể; những khách hàng sau khi được phân nhóm sẽ được Ngân hàng thường xuyên theo dõi chặt chẽ để có điều chỉnh kịp thời tùy theo tình hình cụ thể phát sinh theo hướng có lợi hay bất lợi. Căn cứ kết quả xếp hạng khách hàng, các NHTM sẽ áp dụng chính sách khách hàng theo từng đối tượng được phân loại và có biện pháp ứng xử khác nhau.
Đối với khách hàng cá nhân thường là các thông tin như: Tuổi, giới tính, tình trạng sức khỏe và hôn nhân, số lượng người phụ thuộc, nơi cư trú; trình độ, kinh nghiệm làm việc, môi trường và mức độ ổn định của công việc hiện tại; nguồn thu nhập chính, bất thường; thời gian quan hệ với NHTM, lịch sử trả nợ; tính trung thực, sự hợp tác trong việc cung cấp thông tin, tài liệu liên quan; chất lượng tài sản bảo đảm, tham gia các sản phẩm bảo hiểm…
Đối với khách hàng doanh nghiệp, tiêu chí đánh giá quy mô lớn hơn rất nhiều so với cá nhân: Các tiêu chí đánh giá tổng thể về doanh nghiệp (cũ/mới, loại hình sở hữu, cơ cấu tổ chức, số lao động, lĩnh vực kinh doanh và phạm vi hoạt động, thông tin người quản lý…) và hoạt động của doanh nghiệp (mối quan hệ và mức độ sử dụng dịch ngân hàng, lịch sử trả nợ; triển vọng của ngành, tính ổn định trong sản xuất kinh doanh…); các chỉ tiêu tài chính (cập nhật trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp).
Trong các tiêu chí đánh giá lại được chia nhỏ thành các chỉ tiêu cụ thể theo mong muốn của NHTM. Từ việc chấm điểm xếp hạng khách hàng như nêu trên, các NHTM
đều đưa ra các tiêu chí cụ thể để nhận biết các dấu hiệu cảnh báo sớm như: Người quản lý, thành viên công ty bị kiện/khởi tố và có nguy cơ ảnh hưởng đến hoạt động, uy tín của doanh nghiệp; Tỷ lệ nợ xấu tăng thêm 1,0% so với quý/tháng trước; hoạt động của công ty vi phạm các quy định của pháp luật; diễn biến bất lợi của thị trường, chính sách của nhà nước nước thay đổi; sự bất thường trong các giao dịch với NHTM;
có căn cứ xác định khách hàng cung cấp thông tin, tài liệu không trung thực…100%
doanh nghiệp khi vay vốn đều được các NHTM chấm điểm xếp hạng tín dụng; định kỳ hằng quý được chấm điểm xếp hạng căn cứ các thông tin do doanh nghiệp cung cấp và các thông tin do NHTM thu thập được.
Trong quá trình thẩm định, các NHTM cũng sử dụng công cụ đánh giá lịch sử quan hệ tín dụng của khách hàng thông qua tra cứu thông tin tại Trung tâm Thông tin tín dụng quốc gia (CIC): Tại Điều 17 Thông tư số 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của TCTD đối với khách hàng có quy định “…Trong quá trình thẩm định, tổ chức tín dụng được sử dụng hệ thống xếp hàng tín dụng nội bộ, kết hợp với thông tin tại Trung tâm Thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam, các kênh thông tin khác.”
Các NHTM tỉnh Bắc Kạn hiện nay đều sử dụng công cụ này để đánh giá và chọn lọc khách hàng tốt dựa trên lịch sử vay, trả nợ trong khoảng thời gian 05 năm trở về trước tính từ thời điểm tra cứu. Hệ thống tra cứu CIC cung cấp khá nhiều thông tin quan trọng để nhận diện khách hàng như: Tên, địa chỉ, mã số thuế/mã số doanh nghiệp của khách hàng; Tình hình quan hệ tín dụng hiện tại (mức dư nợ theo từng TCTD, bao gồm cả phần dư nợ đã được xử lý rủi ro), lịch sử nợ xấu trong 05 năm gần nhất, thông tin tài sản bảo đảm tiền vay…Tùy đặc thù từng NHTM lại có quy định nội bộ về việc sử dụng kênh thông tin CIC làm cơ sở quyết định cấp tín dụng, ví dụ như các đơn vị thuộc Agribank do số lượng khoản vay lớn, khách hàng chủ yếu là cá nhân, hộ kinh doanh vay vốn trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn với mức vay nhỏ lẻ thì quy định các khoản cấp tín dụng với số tiền từ 500 triệu đồng trở lên bắt
buộc phải tra cứu CIC. Các NHTM còn lại như BIDV, Vietinbank, LienVietPostBank thực hiện tra cứu đối với tất cả các khách hàng vay vốn.
Tuy nhiên, kết quả tra cứu CIC không phải là kênh thông tin duy nhất khi quyết định cấp tín dụng mà còn phụ thuộc nhiều yếu tố khác, nó chỉ là công cụ hỗ trợ trong việc đánh giá, nhận diện khách hàng. Trong một số trường hợp, khách hàng đã từng có lịch sử nợ xấu, nhưng khi tiến hành tiếp cận, thẩm định thì xác định được nguyên nhân nợ xấu của các khách hàng này do gặp rủi ro khách quan mang lại (kinh tế biến động, suy thoái, dịch bệnh, chính sách của Nhà nước thay đổi…) và nếu khách hàng có dự án, phương án mới khả thi, hiệu quả thì vẫn có thể xem xét cho vay mới nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện vay vốn theo quy định của pháp luật và quy định nội bộ của NHTM.
Bảng 3.5. Kết quả khảo sát về nhận diện nợ xấu tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
STT Chỉ tiêu đánh giá
Mức độ thực hiện tại đơn vị
X
1 2 3 4 5
SL % SL % SL % SL % SL %
1
Nhận diện nợ xấu từ phía khách hàng
12 15 18 22,5 27 33,8 14 17,5 9 11,3 2,88
2
Nhận diện nợ xấu từ báo cáo tài chính của khách hàng
16 20 25 31,3 25 31,3 8 10 5 6,3 2,51
3
Nhận diện nợ xấu từ hoạt động SXKD, quan hệ với bạn hàng của KH
17 21,3 22 27,5 19 23,8 12 15 10 12,5 2,70
4
Nhận diện nợ xấu từ giao dịch ngân hàng
10 12,5 25 31,3 23 28,8 13 16,3 9 11,3 2,83
5
Nhận diện nợ xấu liên quan đến quản trị doanh nghiệp
14 17,5 32 40 13 16,3 12 15 9 11,3 2,63
6
Nhận diện nợ xấu liên quan đến công tác quản lý tín dụng của ngân hàng
13 16,3 21 26,3 22 27,5 16 20 8 10 2,81
7
Nhận diện nợ xấu từ hồ sơ khoản vay
11 13,8 24 30 18 22,5 17 21,3 10 12,5 2,89
8
Nhận diện nợ xấu từ phía cơ quan chủ quản, cơ quan khác
18 22,5 22 27,5 18 22,5 15 18,8 7 8,8 2,64
Trung bình 2,73
Qua kết quả đánh giá tại Bảng 3.5: Kết quả khảo sát về nhận diện nợ xấu tại các NHTM tỉnh Bắc Kạn thì việc nhận diện nợ xấu cho thấy các mức độ đạt là bình thường, các tiêu chí đánh giá trung bình mức 2,73, cao nhất X= 2,89 (nhận diện nợ xấu từ hồ sơ cho vay); thấp nhất là X = 2,51 (nhận diện nợ xấu từ báo cáo tài chính của khách hàng). Mặc dù mức đánh giá thuộc thang đo trung bình (từ 2,61-3,40) nhưng chỉ cao hơn mức tối thiểu không đáng kể; đặc biệt là việc nhận diện nợ xấu thông qua báo cáo tài chính của khách hàng còn rất nhiều bất cập, việc tuân thủ chế độ kế toán của các doanh nghiệp chưa cao, số liệu không đảm bảo độ tin cậy… Nhận định này không quá khó hiểu vì trong một thời gian dài đa số các doanh nghiệp thường công bố thông tin báo cáo tài chính không minh bạch, không có kiểm toán; có tình trạng một doanh nghiệp có từ hai đến ba báo cáo tài chính, báo cáo gửi NHTM với các chỉ tiêu khá đẹp, lợi nhuận dương và tăng trưởng cao hơn năm trước nhưng báo cáo gửi cơ quan Thuế thường chỉ tiêu lợi nhuận rất thấp, thậm chí có trường hợp báo lỗ, báo cáo gửi các cổ đông hoặc thành viên công ty mới cơ bản phản ánh đúng hoạt động sản xuất kinh doanh.
Kết quả đó chứng tỏ việc nhận diện nợ xấu của các NHTM Bắc Kạn còn chưa được quan tâm, chú trọng đúng mức, phản ánh rõ rệt chất lượng tín dụng của NHTM Bắc Kạn trong thời gian gần đây.
3.3.1.2. Nhận diện rủi ro theo danh mục
Khi xem xét mức độ rủi ro tín dụng của NHTM, ngoài việc nhận diện rủi ro theo từng khách hàng thì các NHTM cũng phải xem xét tổng quan toàn bộ dư nợ cấp tín dụng, tức là toàn bộ danh mục tín dụng chứ không phải trên từng khoản tín dụng. Cơ cấu phân bổ tín dụng theo ngành nghề, lĩnh vực có thể ảnh hưởng đến rủi ro của toàn bộ danh mục tín dụng; Rủi ro tín dụng sẽ cao hơn nếu NHTM tập trung tín dụng vào một hoặc một vài lĩnh vực, đặc biệt trong thời gian gần đây NHNN đã thường xuyên cảnh báo NHTM về các lĩnh vực rủi ro cao như bất động sản, chứng khoán, cho vay các công trình BT, BOT giao thông.
Bảng 3.6. Cơ cấu dư nợ cấp tín dụng phân theo ngành kinh tế của các NHTM tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2017-2019
Đơn vị: Tỷ đồng
Lĩnh vực cho vay
Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
Giá trị
Tỷ trọng
(%)
Giá trị
Tỷ trọng
(%)
Giá trị
Tỷ trọng
(%) Nông, lâm nghiệp, thủy
sản 718 9,9 733 9,5 821 10,9
Khai khoáng, công
nghiệp, sản xuất điện 1.814 25,1 1.685 21,8 1.820 24,1
Xây dựng 695 9,6 704 9,1 650 8,6
Vận tải kho bãi 124 1,7 241 3,1 252 3,3
Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác
815 11,3 923 12,0 960 12,7
Dịch vụ lưu trú, ăn
uống 168 2,3 153 2,0 154 2,0
Hoạt động làm thuê các công việc trong các hộ gia đình, sản xuất sản phẩm vật chất và dịch vụ tự tiêu dùng của hộ gia đình
1.534 21,2 1.858 24,1 1.957 25,9
Hoạt động kinh doanh
bất động sản 4 0,1 240 3,1 264 3,5
Hoạt động dịch vụ khác 478 6,6 204 2,6 133 1,8
Đầu tư chứng khoán 869 12,0 869 11,3 180 2,4
Lĩnh vực khác 22 0,3 109 1,4 426 4,9
Tổng cộng 7.241 100 7.719 100 7.565 100
(Nguồn: Báo cáo thống kê hoạt động ngân hàng trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn các năm 2017, 2018, 2019)
Qua bảng số liệu trên cho thấy, cơ cấu dư nợ tín dụng của các NHTM tỉnh Bắc Kạn tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực khai khoáng, công nghiệp, sản xuất điện (chiếm tỷ trọng trung bình từ 22-25%); Hoạt động làm thuê các công việc trong các
hộ gia đình, sản xuất sản phẩm vật chất và dịch vụ tự tiêu dùng của hộ gia đình (tỷ trọng từ 21-26%); Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác (tỷ trọng tư 11-13%); Nông, lâm nghiệp, thủy sản (khoảng 10%) và xây dựng (trung bình 9%). Điều này cũng phản ánh tương đối chính xác các hoạt động kinh tế chủ yếu của tỉnh Bắc Kạn, lợi thế là các mỏ khoáng sản với trên 270 mỏ và điểm khoáng sản thuộc 24 loại khoáng sản được chia thành 5 nhóm: Khoáng sản nhiên liệu;
khoáng sản kim loại có khoáng chất công; vật liệu xây dựng thông thường khá phổ biến như đá vôi làm vật liệu xây dựng thông thường; đất sét làm gạch, ngói; cát, sỏi…Lĩnh vực cho vay có nhiều khách hàng nhất là đầu tư sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ của cá nhân, hộ gia đình. Về khoản đầu tư chứng khoán, đây là số tiền do BIDV Bắc Kạn mua hai loại chứng khoán, gồm chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán (689 tỷ đồng) và chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn (180 tỷ đồng); không phải là khoản cho vay khách hàng để đầu tư chứng khoán.
Nhìn chung với cơ cấu dư nợ tín dụng như nêu trên của các NHTM Bắc Kạn, rủi ro theo danh mục cơ bản ở mức độ trung bình, tín dụng được tập trung vào các ngành, lĩnh vực mà tỉnh có lợi thế và với số lượng khách cá nhân, hộ gia đình là chủ yếu. Dư nợ cho vay các lĩnh vực rủi ro cao là bất động sản chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng dư nợ (không quá 4%). Tuy nhiên, mặc dù là thế mạnh của tỉnh nhưng cho vay đầu tư khai thác khoáng sản cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro khó kiểm soát. Ví dụ như quá trình thăm dò trữ lượng không chính xác dẫn đến lập dự án đầu tư không sát, tính toán sai tổng mức đầu tư; rủi ro do giá cả các loại khoáng sản biến động thất thường hoặc một số loại khoáng sản xuất khẩu phụ thuộc nhiều vào phía nước nhập khẩu, thậm chí rủi ro xuất phát từ chính các chủ trương, chính sách của Nhà nước liên qua đến hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản…
3.3.1.3. Nhận diện rủi ro qua một số chỉ tiêu khác
Bảng 3.7.Kết quả thu nhập từ hoạt động tín dụng của các NHTM tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2017-2019
Chỉ tiêu
Vietinbank BIDV Agribank LienVietPostBank
Năm 2017
Năm 2018
Năm 2019
Năm 2017
Năm 2018
Năm 2019
Năm 2017
Năm 2018
Năm 2019
Năm 2017
Năm 2018
Năm 2019 Thu nhập từ hoạt
động tín dụng 202 218 205 342 369 342 221 272 326 106 150 189
Thu lãi cho vay 138 163 147 143 156 140 218 267 320 35 55 67
Thu lãi cho vay/Thu nhập từ hoạt động tín dụng
68,32 74,77 71,71 41,81 42,28 40,94 98,64 98,16 98,16 33,02 36,67 35,45 Lợi nhuận theo
bảng cân đối KT 27 34 17 12 9 2 -150 12 99 2 4 3
(Nguồn: Báo cáo kết quả giám sát hoạt động ngân hàng các năm 2017,2018, 2019 của Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Bắc Kạn)
Qua Bảng 3.7 ở trên cho thấy kết quả kinh doanh của từng NHTM tỉnh Bắc Kạn, bao gồm các chỉ tiêu thu nhập từ hoạt động tín dụng, thu lãi từ cho vay, tỷ lệ thu lãi cho vay/thu nhập từ hoạt động tín dụng, lợi nhuận đạt được (chênh lệch thu - chi trên bảng cân đối tài khoản kế toán). Tổng thu nhập từ hoạt động tín dụng của 04 NHTM trong các năm 2017-2019 lần lượt là 871 tỷ đồng, 1.009 tỷ đồng, 1.062 tỷ đồng; Thu lãi cho vay là 534 tỷ đồng, 641 tỷ đồng và 674 tỷ đồng. Trong đó BIDV Bắc Kạn có thu nhập từ hoạt động tín dụng lớn nhất trong 04 NHTM nhưng số thu lãi từ cho vay thì Agribank Bắc Kạn lại lớn nhất. Nguyên nhân chủ yếu là hoạt động tín dụng của Agribank toàn bộ là cho vay, còn BIDV Bắc Kạn bao gồm cả nguồn thu từ đầu chứng khoán. Đối với Vietinbank Bắc Kạn mặc dù quy mô thu nhập nhỏ hơn BIDV và Agribank nhưng kết quả kinh doanh (lợi nhuận) lại cao hơn chủ yếu do tiết giảm tối đa chi phí hoạt động. Trong năm 2017, Agribank Bắc Kạn hoạt động thua lỗ (-150 tỷ đồng), nguyên nhân là năm 2017, nợ xấu tăng rất nhanh buộc Hội sở chính Agribank phải áp dụng cơ chế khoán tài chính đặc biệt có kiểm soát để hỗ trợ Agribank Bắc Kạn xử lý nợ xấu, số tiền phải trích lập dự phòng rủi ro chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí (41%). LienVietPostBank có tỷ lệ thu lãi/thu nhập từ hoạt động tín dụng thấp nhất trong 04 NHTM, chủ yếu do quy mô tín dụng nhỏ, trong khi đó nguồn vốn huy động cao (bằng 2,2-2,5 lần dư nợ cho vay), nguồn thu lãi từ điều chuyển vốn nội bộ chiếm tỷ trọng lớn (64%) trong tổng thu nhập từ hoạt động tín dụng.