Đo lường nợ xấu

Một phần của tài liệu Quản lý nợ xấu tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh bắc kạn (Trang 66 - 75)

Chương 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NỢ XẤU CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN

3.3. Thực trạng quản lý nợ xấu tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn

3.3.2. Đo lường nợ xấu

Trên cơ sở áp dụng các biện pháp nhận diện nợ xấu như nêu trên, các NHTM tỉnh Bắc Kạn đo lường thông qua việc phân loại nợ của khách hàng theo từng nhóm nợ tương ứng với mức độ rủi ro. Các NHTM trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn hiện nay đang kết hợp phân loại nợ theo hai phương pháp định lượng và định tính. Tuy nhiên, định lượng vẫn là phương pháp chủ yếu làm căn cứ thực hiện; phương pháp định tính trên cơ sở xếp hạng tín dụng nội bộ không có tính chất bắt buộc vì để được áp dụng chính thức làm cơ sở phân loại nợ cần phải có sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước với những điều kiện nhất định, phù hợp với thông lệ quốc tế và đặc thù của Việt Nam.

Thông tin tra cứu CIC cũng là một căn cứ quan trọng để thực hiện phân loại nợ của

khách hàng theo quy định của NHNN tại Thông tư số 02/2013/TT-NHNN, đó là:

“…TCTD phải sử dụng kết quả phân loại nợ đối với khách hàng do CIC cung cấp để điều chỉnh kết quả tự phân loại nợ…”. Trong thực tế, các NHTM thường gọi đây là trường hợp phân loại nợ do bị kéo nhóm tại các TCTD khác.

Ngoài quy định của NHNN về phân loại nợ, bản thân các NHTM cũng ban hành quy định nội bộ, hướng dẫn cụ thể việc phân loại nợ của khách hàng. Theo đó, các NHTM áp dụng song song hai phương pháp phân loại là định lượng và định tính.

Phương pháp định tính là tiếp tục sử dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để chấm điểm khách hàng trên cơ sở các thông tin thu thập được tại thời điểm phải thực hiện phân loại nợ. Kết quả phân loại nợ cuối cùng được thực hiện theo nhóm nợ cao hơn khi sử dụng cả hai phương pháp phân loại.

3.3.2.1. Cơ cấu dư nợ nội bảng phân loại theo nhóm nợ

Bảng 3.8. Cơ cấu dư nợ nội bảng phân loại theo nhóm nợ

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Số tiền

Tỷ trọng

(%)

Số tiền

Tỷ trọng

(%)

Số tiền

Tỷ trọng

(%)

Nhóm 1 7.049 97,35 7.480 96,9 7.430 98,22

Nhóm 2 55 0,76 156 2,02 72 0,95

Nhóm 3 10 0,14 10 0,13 35 0,46

Nhóm 4 14 0,19 15 0,19 16 0,21

Nhóm 5 113 1,56 58 0,75 12 0,16

Tổng dư nợ 7.241 100 7.719 100 7.565 100

Nợ xấu 137 1,89 83 1,08 63 0,83

(Nguồn: Báo cáo giám sát hoạt động ngân hàng trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn các năm 2017, 2018, 2019)

Qua quan sát bảng số liệu cơ cấu dư nợ nội bảng, có thể thấy được quy mô và tỷ lệ giữa các nhóm dư nợ có sự thay đổi qua các năm theo chiều hướng tích cực. Dư nợ nhóm 1 có xu hướng tăng cao với tốc độ ổn định qua các năm mặc dù tổng dư nợ cho vay đến năm 2019 bắt đầu chững lại so với năm 2018. Nợ xấu có xu hướng giảm, đặc biệt là nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) giảm mạnh từ năm 2017 đến 2019 từ 113 tỷ đồng xuống còn 12 tỷ đồng. Điều đó cho thấy các NHTM tỉnh Bắc Kạn đã chú trọng tới việc cải thiện chất lượng tín dụng, tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ từ 1,89%

giảm xuống còn 0,83% vào cuối năm 2019. Nợ nhóm 2, nhóm 3 mặc dù tăng nhanh nhưng số tuyệt đối không lớn.

Nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) cũng giảm nhanh từ 113 tỷ đồng năm 2017 xuống còn 58 tỷ đồng năm 2018 và 12 tỷ đồng năm 2019. Tỷ trọng nợ có khả năng mất vốn cũng giảm tương ứng là 1,56%, 0,75% và 0,16%. Nợ nhóm 5 giảm là do các NHTM tỉnh Bắc Kạn tăng cường xử lý rủi ro bằng nguồn dự phòng đã trích lập.

Bảng 3.9. Cơ cấu dư nợ nội bảng phân loại theo nhóm nợ của các NHTM Bắc Kạn giai đoạn 2017-2019

Chỉ tiêu

Vietinbank BIDV Agribank LienVietPostbank

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Nhóm 1 1.565 1.577 1.369 2.602 2.680 2.449 2.484 2.672 3.020 398 551 592

Nhóm 2 1 10 6 4 70 35 44 68 21 6 8 10

Nhóm 3 0 0 5 1 5 4 7 3 19 2 2 7

Nhóm 4 4 3 2 4 6 7 5 3 1 1 3 6

Nhóm 5 52 51 2 34 4 2 26 1 4 1 2 4

Tổng dư

nợ 1.622 1.641 1.384 2.645 2.765 2.497 2.566 2.747 3.065 408 566 619

Nợ xấu 56 54 9 39 15 13 38 7 24 4 7 17

NX/Tổng

DN (%) 3,45 3,29 0,65 1,47 0,54 0,52 1,48 0,25 0,78 0,98 1,24 2,75 (Nguồn: Báo cáo kết quả giám sát hoạt động ngân hàng các năm 2017,2018, 2019

của Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Bắc Kạn)

Qua Bảng 3.9 nêu trên, với sự tách bạch số liệu riêng của từng NHTM cho thấy: Vietinbank Bắc Kạn là ngân hàng có nợ xấu tuyệt đối và tỷ lện nợ xấu trên tổng dư nợ cao nhất qua các năm 2017, 2018; đến cuối năm 2019, được sự hỗ trợ từ Hội sở chính, Vietinbank Bắc Kạn đã trích lập đủ quỹ dự phòng rủi ro và tiến hành xử lý rủi ro, chuyển các khoản nợ xấu ra hạch toán ngoại bảng, vì vậy tỷ lệ nợ xấu đã giảm mạnh xuống còn 0,65%. Đối với BIDV Bắc Kạn và Agribank Bắc Kạn tỷ trọng nợ xấu trong tổng dư nợ tương đối thấp và trong tầm kiểm soát và có xu hướng giảm dần qua các năm 2017-2019. Ngược lại, với LienVietPostbank mặc dù giá trị tuyệt đối của nợ xấu thấp nhưng tỷ lệ nợ xấu đang có xu hướng tăng rất nhanh từ 0,98% năm 2017 lên 2,75% năm 2019.

3.3.2.2. Nợ xấu phân theo loại cho vay

Bảng 3.10. Cơ cấu nợ xấu phân theo loại cho vay của các NHTM tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2017-2019

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Số tiền Tỷ trọng

(%) Số tiền Tỷ trọng

(%) Số tiền

Tỷ trọng

(%) Nợ xấu cho

vay ngắn hạn 115 84,22 60 72,56 20 32,22

Nợ xấu cho vay trung, dài

hạn

22 15,78 23 27,44 87 67,78

Tổng nợ xấu 137 83 107

(Nguồn: Báo cáo giám sát hoạt động ngân hàng trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn các năm 2017, 2018, 2019)

Biểu đồ 3.4. Cơ cấu nợ xấu phân theo loại cho vay

Từ biểu đồ trên, có thể thấy cơ cấu nợ xấu theo loại cho vay có sự thay đổi đáng kể từ năm 2019 so với các năm 2017 và 2018. Nợ xấu cho vay ngắn hạn năm 2017, 2018 chiếm tỷ trọng lần lượt là 84,22% và 72,56% trong tổng nợ xấu; nhưng đến năm 2019 chỉ chiếm 32,22%. Ở chiều ngược lại, nợ xấu cho vay trung, dài hạn chỉ chiếm 15,78% và 27,44% năm 2017, 2018 nhưng lại tăng đột biến trong năm 2019, chiếm 67,78% tổng nợ xấu. Nguyên nhân có sự thay đổi cơ cấu nợ xấu theo loại cho vay là trong năm 2019, một số dự án vay vốn đầu tư trung, dài hạn tại 02 NHTM là BIDV và Agribank được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ theo Quyết định số 780/QĐ-NHNN ngày 23/4/2012 của Thống đốc NHNN bị quá hạn theo thời hạn cơ cấu lại và chuyển sang nợ xấu, đẩy số nợ xấu trung, dài hạn tăng cao và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nợ xấu.

0 50 100 150 200 250 300

Số tiền Tỷ trọng

(%)

Số tiền Tỷ trọng

(%)

Số tiền Tỷ trọng

(%) Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Tổng nợ xấu

Nợ xấu cho vay trung, dài hạn

Nợ xấu cho vay ngắn hạn

3.3.2.3. Nợ xấu phân theo ngành kinh tế

Bảng 3.11. Cơ cấu nợ xấu phân theo ngành kinh tế các NHTM tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2017 - 2019

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Số tiền

Tỷ trọng

(%)

Số tiền

Tỷ trọng

(%)

Số tiền

Tỷ trọng

(%) 1. Nông, lâm nghiệp, thủy

sản 8 5,84 6 7,23 17 15,89

2. Công nghiệp, khai khoáng 12 8,76 9 10,84 5 4,67

3. Xây dựng 24 17,52 15 18,07 19 17,76

4. Bán buôn, bán lẻ; dịch vụ lưu trú, ăn uống; sản xuất và dịch vụ tự tiêu dùng của HGĐ

65 47,44 38 45,78 44 41,12

5. Vận tải, kho bãi 8 5,84 6 7,23 7 6,54

6. Kinh doanh bất động sản 13 9,5 8 9,64 9 8,41

7. Hoạt động khác 7 5,10 1 1,2 6 5,61

Tổng nợ xấu 137 100 83 100 107 100

(Nguồn: Báo cáo giám sát hoạt động ngân hàng trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn các năm 2017, 2018, 2019)

Qua biểu số liệu trên có thể thấy, nợ xấu phát sinh tập trung vào lĩnh vực cho vay bán buôn, bán lẻ; dịch vụ lưu trú, ăn uống; sản xuất và dịch vụ tự tiêu dùng của hộ gia đình. Nợ xấu lĩnh vực này đang có xu hướng giảm dần qua từng năm nhưng vẫn chiếm trên 40% tổng nợ xấu. Tiếp đến là ngành xây dựng thường chiếm khoảng 17-20% nợ xấu; thời điểm những năm từ 2010 đến 2015, nợ xấu trong lĩnh vực này chiếm tỷ lệ khá cao khoảng 40% do phải ảnh hưởng từ việc thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 của Chính phủ thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt, cắt giảm đầu tư công dẫn đến nguồn vốn cho các dự án, công trình xây dựng, giao thông bị cắt giảm, dừng thanh toán. Đến giai đoạn 2017-2019, nhiều công trình, dự án đã hoàn thành được UBND tỉnh Bắc Kạn ưu tiên bố trí nguồn vốn từ ngân sách để thanh toán, giải quyết một phần khó khăn cho các doanh nghiệp thi công xây dựng, vì vậy nợ xấu nhóm ngành này giảm mạnh.

3.3.2.4. Nợ xấu phân theo loại hình tổ chức, cá nhân

Bảng 3.12. Cơ cấu nợ xấu theo loại hình tổ chức, cá nhân

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Số tiền Tỷ trọng

(%) Số tiền Tỷ trọng

(%) Số tiền Tỷ trọng (%) 1. Công ty nhà

nước/có vốn nhà nước

1 0,73 2 2,41 0 0

2. Công ty cổ phần, TNHH, DNTN

92 67,15 52 62,65 45 42

3. Công ty có vốn đầu tư nước ngoài

0 0 3 3,61 0

4. Hộ kinh

doanh, cá nhân 44 32,12 26 33,33 62 58

5. Khác 0 0 0 0 0

Tổng nợ xấu 137 100 83 100 107 100

(Nguồn: Báo cáo giám sát hoạt động ngân hàng trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn các năm 2017, 2018, 2019)

Biểu đồ 3.5. Cơ cấu nợ xấu theo loại hình tổ chức, cá nhân

0 20 40 60 80 100 120 140

Số tiền Tỷ trọng

(%)

Số tiền Tỷ trọng

(%)

Số tiền Tỷ trọng

(%)

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

1. Công ty nhà nước; CTy có vốn nhà nước

2. Công ty ngoài nhà nước (CTy cổ phần, TNHH, DNTN) 3. Công ty có vốn đầu tư nước ngoài

4. Hộ kinh doanh, cá nhân 5. Khác

Tổng nợ xấu

Biểu đồ trên cũng phản ánh thực tế các đối tượng vay vốn tại các NHTM tỉnh Bắc Kạn. Đối tượng cho vay tập trung chủ yếu vào các hộ kinh doanh, cá nhân và doanh nghiệp ngoài quốc doanh (công ty cổ phần, công ty TNHH) và do đó nợ xấu phát sinh cũng chỉ tập trung ở hai nhóm đối tượng này. Nợ xấu của đối tượng khách hàng là công ty cổ phần, công ty TNHH và doanh nghiệp tư nhân chiếm tỷ trọng lần lượt là 67,15%, 62,65% và 42% trong tổng nợ xấu trong giai đoạn 2017-2019; còn đối với các khách hàng cá nhân, hộ gia đình là 32,12%, 33,33% và 58%.

Trên địa bàn tỉnh có rất ít công ty có vốn đầu tư ngước ngoài, việc phát sinh nợ xấu trong năm 2018 liên quan đến đối tượng này là do khoản cho vay đồng tài trợ liên chi nhánh của BIDV Bắc Kạn đối với 01 khách hàng ngoài địa bàn. Các công ty nhà nước/có vốn nhà nước ít có quan hệ tín dụng với các NHTM tỉnh; hầu hết các doanh nghiệp nhà nước hiện nay đã cổ phần hóa hoàn toàn, nhà nước không còn nắm giữ cổ phần, vì vậy dư nợ và nợ xấu của đối tượng là công ty nhà nước/có vốn nhà nước chiếm tỷ trọng rất thấp.

3.3.2.5. Nợ quá hạn

Bảng 3.13. Nợ quá hạn của các NHTM tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2017 - 2019

Chỉ tiêu

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Số tiền Tỷ trọng

(%) Số tiền Tỷ trọng

(%) Số tiền

Tỷ trọng DN (%) Nợ quá hạn

ngắn hạn 187 83,1 87 81,3 59 70,2

Nợ quá hạn

trung, dài hạn 38 16,9 20 18,7 25 29,8

Tổng nợ

quá hạn 225 100 107 100 84 100

Tỷ lệ nợ quá

hạn/Tổng DN 3,1 1,4 1,1

Qua số liệu bảng trên cho thấy, nợ quá hạn từ năm 2017 có xu hướng giảm nhanh qua các năm 2018 và 2019. Nợ quá hạn năm 2017 tăng 1,8% so 2016; năm 2018 giảm 52,4% so với 2017; năm 2019 giảm 21,5% so với 2018. Tỷ lệ nợ quá hạn

trên tổng dư nợ qua các năm như sau: Năm 2017: 3,1%; Năm 2018: 1,4%; Năm 2019:

1,1%.

Trong nợ quá hạn thì cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng chủ yếu, từ 70,2% đến 83,1% và cũng có xu hướng giảm qua các năm từ 2018, 2019. Nợ ngắn hạn là các khoản cho vay có thời hạn đến 12 tháng, đây là khoảng thời gian trả nợ ngắn phù hợp với cho vay các hoạt động sản xuất kinh doanh có vòng quay vốn nhanh, nguồn thu nhập trả nợ thường xuyên, ổn định. Tuy nhiên, cho vay ngắn hạn có tỷ lệ nợ quá hạn cao thường do nguyên nhân đánh giá chu kỳ kinh doanh, xác định vòng quay vốn không chính xác, không giám sát được dòng tiền của khách hàng nên khi đến hạn khách hàng không có khả năng trả nợ đúng hạn theo thỏa thuận tại hợp đồng tín dụng.

Một phần của tài liệu Quản lý nợ xấu tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh bắc kạn (Trang 66 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)