Xử lý nợ xấu

Một phần của tài liệu Quản lý nợ xấu tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh bắc kạn (Trang 83 - 89)

Chương 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NỢ XẤU CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN

3.3. Thực trạng quản lý nợ xấu tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn

3.3.4. Xử lý nợ xấu

Trong hoạt động của hệ thống NHTM tại Việt Nam hiện nay, hình thức xử lý nợ xấu tương đối đa dạng nhưng phổ biến là hình thức: Đôn đốc khách hàng trả nợ;

bán, phát mại tài sản để thu hồi nợ; sử dụng bằng nguồn dự phòng rủi ro; bán nợ cho Công ty Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC) hoặc các công ty quản lý nợ và khai thác tài sản của NHTM; cơ cấu lại nợ; nhận chính tài sản bảo đảm thay nghĩa vụ trả nợ…Việc lựa chọn hình thức xử lý nợ xấu còn tùy thuộc vào đặc thù hoạt động của từng NHTM, hoàn cảnh và điều kiện cụ thể của từng khách hàng/khoản nợ xấu.

Bảng 3.19. Tình hình xử lý nợ xấu của các NHTM tỉnh Bắc Kạn trong giai đoạn từ năm 2017 - 2019

Đơn vị: Tỷ đồng

STT Hình thức xử lý nợ xấu

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Số tiền

Tỷ trọng

(%)

Số tiền

Tỷ trọng

(%)

Số tiền

Tỷ trọng

(%) 1 Đôn đốc khách hàng

trả nợ 45 24,32 132 23,24 128 23,57

2 Nhận TSBĐ thay

nghĩa vụ trả nợ 0 0 0 0 0 0

3 Bán, phát mại tài sản

bảo đảm 11 5,95 30 5,28 11 2,03

4 Xử lý bằng nguồn

dự phòng rủi ro 83 44,86 402 70,77 401 73,85

5 Bán nợ cho VAMC 0 0 0 0 0 0

6 Bên thứ 3 trả nợ 2 1,08 4 0,7 3 0,55

7 Cơ cấu lại nợ 44 23,78 0 0 0 0

Tổng 185 100 568 100 543 100

(Nguồn: Báo cáo giám sát hoạt động ngân hàng trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn các năm 2017, 2018, 2019)

Biểu đồ 3.9. Cơ cấu các hình thức xử lý nợ xấu của các NHTM tỉnh Bắc Kạn Qua bảng thống kê nêu trên cho thấy: Trong giai đoạn từ năm 2017, 2018, 2019 các NHTM tỉnh Bắc Kạn đã tích cực áp dụng các biện pháp xử lý nợ xấu và đã

0 200 400 600

Đôn đốc khách hàng … Nhận TSBĐ thay … Bán, phát mại tài sản … Xử lý bằng nguồn dự … Bán nợ cho VAMC Bên thứ 3 trả nợ Cơ cấu lại nợ Tổng

1 2 3 4 5 6 7

Năm 2017 Số tiền Năm 2018 Số tiền Năm 2019 Số tiền

thực hiện xử lý được 1.296 tỷ đồng nợ xấu. Trong đó: năm 2017 là 185 tỷ đồng; 2018 là 568 tỷ đồng; năm 2019 là 543 tỷ đồng. Hình thức xử lý nợ xấu chủ yếu tập trung vào sử dụng quỹ dự phòng rủi ro đã trích lập và đôn đốc khách hàng/bên thứ ba trả nợ, bán phát mại tài sản bảo đảm thu hồi nợ; việc bán nợ cho VAMC không phát sinh do đã bán nợ tập trung theo Hội sở chính thời điểm năm 2014, 2015.

Trong năm 2018 và 2019, số nợ xấu được xử lý bằng quỹ dự phòng rủi ro chiếm tỷ trọng rất lớn, trên 70% tổng số nợ xấu được xử lý. Thực chất trong số nợ xấu đó còn bao gồm nhiều khoản nợ xấu đã được bán cho VAMC từ những năm 2014, 2015 đến thời hạn phải tất toán trái phiếu đặc biệt hoặc chưa đến hạn nhưng NHTM đã trích lập đủ dự phòng nên mua lại từ VAMC để xử lý rủi ro; tổng số tiền đã bán cho VAMC được xử lý trong năm 2018, 2019 là 293 tỷ đồng, chiếm 22,6% tổng số nợ xấu được xử lý. Việc xử lý nợ xấu từ quỹ dự phòng rủi ro mang tính chủ động cao nhưng nguồn lực chủ yếu chính là từ nội lực của ngân hàng nên ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận. Tuy nợ xấu đã được xử lý nhưng thực chất chỉ là chuyển khoản nợ xấu từ nội bảng ra hạch toán ngoại bảng, khách hàng vẫn có nghĩa vụ trả nợ đầy đủ cả gốc và lãi. Do đó, các khoản nợ này cần được tiếp tục theo dõi, đôn đốc trả nợ. Mặt khác trong nhiều trường hợp do phân loại nợ chưa chính xác hoặc NHTM cố tình che dấu nợ xấu dẫn đến trích lập quỹ dự phòng rủi ro không đầy đủ, khi tiến hành xử lý nợ xấu thì quỹ dự phòng cụ thể không đáp ứng được, phải sử dụng dự phòng chung hoặc vay quỹ dự phòng của Hội sở chính, tạo áp lực lớn về tài chính cho các NHTM Bắc Kạn.

Việc bán, phát mại tài sản bảo đảm để thu hồi nợ chiếm tỷ lệ thấp do quá trình xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ gặp nhiều khó khăn. Khách hàng cố tình chây ỳ không trả nợ, không phối hợp với Ngân hàng; nhiều TSBĐ đưa ra bán đấu giá không có người đăng ký mua, phải giảm giá nhiều lần nên số tiền thu được thấp không đạt được kỳ vọng của Ngân hàng; việc ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu gặp khó khăn do Bộ Tài chính, Tổng Cục thuế chưa có hướng dẫn cụ thể về nghĩa vụ thuế quy định tại Nghị quyết số 41/2017/QH14. Đồng thời, sự vào cuộc, phối hợp giữa các cơ quan Thi hành án, chính quyền địa phương chưa quyết liệt, do đó tiến độ xử lý TSBĐ chưa đạt kế hoạch đã đề ra.

Đối với hình thức xử lý nợ xấu thông qua cơ cấu lại nợ giai đoạn 2017-2019 chưa được áp dụng phổ biến, chỉ có một khách hàng doanh nghiệp chuyên thi công công trình giao thông, xây dựng vay vốn tại BIDV Bắc Kạn (44 tỷ đồng) được cơ cấu lại thời hạn trả nợ do gặp khó khăn về tài chính, nhiều dự án đã hoàn thành nhưng không được ngân sách thanh toán do thực hiện cắt giảm đầu tư công từ những năm 2011-2012.

Bảng 3.20. Số nợ xấu đã xử lý bằng nguồn dự phòng rủi ro thu hồi được giai đoạn 2017-2019

Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2016 2017 So với

2016 (%) 2018 So với

2017 (%) 2019 So với 2018 (%) Nợ ngoại

bảng thu hồi được

36 34 -5,5 74 118 112 51,4

Nợ đang theo dõi ngoại

bảng

288 366 721 806 27 97 12

(Nguồn: Báo cáo giám sát hoạt động ngân hàng trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn các năm 2017, 2018, 2019)

Biểu đồ 3.10. Số nợ ngoại bảng thu hồi được giai đoạn 2017-2019

(Nguồn: Báo cáo giám sát hoạt động ngân hàng trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn các năm 2017, 2018, 2019)

Qua bảng số liệu trên có thể thấy số nợ xấu đã xử lý bằng dự phòng rủi ro thu hồi được qua các năm từ 2017-2019 còn tương đối hạn chế so với số nợ xấu đã xử lý

-20 0 20 40 60 80 100 120 140

2017 So với 2016

(%)

2018 So với 2017

(%)

2019 So với 2018

(%)

Nợ ngoại bảng thu hồi được

Nợ ngoại bảng thu hồi được

rủi ro trong giai đoạn này. Tổng số nợ xấu được xử lý rủi ro từ 2017-2019 là 886 tỷ đồng, trong khi đó số nợ thu hồi được trong 3 năm chỉ là 220 tỷ đồng, tương ứng với 24,8% số nợ đã xử lý. Điều đó cho thấy tình hình tài chính của các NHTM tỉnh Bắc Kạn giai đoạn này gặp rất nhiều khó khăn, tổng chi phí tăng cao do số tiền phải trích lập dự phòng rủi lớn, tín dụng tăng trưởng chậm, thậm chí có thời điểm còn tăng trưởng âm. Tuy nhiên, tình hình thu hồi nợ đã XLRR đã có chiều hướng khả quan hơn theo từng năm (theo giá trị tuyệt đối); số nợ thu được năm 2018 là 74 tỷ đồng, tăng 118% so với 2017; năm 2019 thu được 112 tỷ đồng, tăng 51,4% so với 2018.

Trong năm 2019, các NHTM Bắc Kạn đã chủ động, tích cực áp dụng quy định về thu giữ TSBĐ theo Nghị quyết số 42, tăng cường xử lý nợ xấu thông qua phát mại, đấu giá tài sản bảo đảm, khởi kiện khách hàng ra Tòa án để thu hồi nợ.

Bảng 3.21. Kết quả khảo sát chung về các biện pháp xử lý nợ xấu tại các NHTM tỉnh Bắc Kạn

STT Chỉ tiêu đánh giá

Mức độ thực hiện tại đơn vị

1 2 3 4 5 X

SL % SL % SL % SL % SL %

1 Đôn đốc, thỏa

thuận để thu hồi nợ 10 11,3 18 21,2 22 25 18 26,3 12 16,2 3,05 2 Khởi kiện ra tòa án 9 7,5 24 25 20 32,5 17 22,5 10 12,5 2,94 3

Nhận tài sản bảo đảm thay nghĩa vụ trả nợ

25 31,3 32 40 12 15 8 10 3 3,7 2,15

4

Quy trách nhiệm đòi nợ đối với CBTD

9 8,8 25 31,2 18 22,5 17 23,7 11 13,8 2,95 5 Xử lý bằng quỹ dự

phòng rủi ro 11 11,3 18 23,7 22 30 22 27,5 11 7.5 3,20 6

Bán các khoản nợ (cho VAMC, DATC)

12 8,8 20 20 21 32,5 19 23,7 8 15 2,89

7

Cơ cấu lại nợ (miễn giảm lãi, cơ cấu lại thời hạn trả nợ…)

15 18,7 24 22,5 26 35 10 17,5 5 6,3 2,58

Trung bình 2,82

Qua bảng số liệu trên, có thể thấy trong bảy hình thức xử lý nợ xấu được khảo sát, hệ thống NHTM tỉnh Bắc Kạn chủ yếu áp dụng hình thức sử dụng quỹ dự phòng

rủi ro (X=3,2) và đôn đốc, thỏa thuận thu hồi nợ (X=3,05). Hai hình thức này đều có những mặt tích cực và hạn chế nhất định. Với việc sử dụng quỹ dự phòng rủi ro thì quá trình thực hiện không phức tạp, chỉ cần đáp ứng các điều kiện theo quy định là khoản nợ thuộc nhóm 5, khách hàng vay bị phá sản, giải thể hoặc cá nhân chết, mất tích. Tuy nhiên, nếu lạm dụng quỹ dự phòng rủi ro thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của NHTM do phải tăng trích lập DPRR, làm tăng chi phí. Việc đôn đốc, thỏa thuận thu hồi nợ thường bị kéo dài do nhiều nguyên nhân như: Khách hàng gặp rủi ro trong sản xuất kinh doanh, nguồn trả nợ suy giảm, không đủ khả năng trả theo cam kết; có nhiều trường hợp khách hàng cố tình chây ỳ, không hợp tác, trốn tránh nghĩa vụ trả nợ…

Việc khởi kiện khách hàng ra tòa án đã từng bước được thực hiện và đem lại một số kết quả nhất định. Thực chất của việc khởi kiện vẫn tập trung chủ yếu vào mục đích xử lý, phát mại tài sản bảo đảm để thu hồi nợ. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc do thủ tục tố tụng phức tạp, quan điểm của tòa án các cấp có sự khác nhau, khách hàng cố tình tạo ra các tranh chấp dân sự khác để kéo dài thời gian giải quyết vụ án…dẫn đến việc NHTM phải theo vụ kiện lâu dài, tốn kém về nhân lực, chi phí. Trong các hình thức XLNX thì nhận tài sản bảo đảm thay nghĩa vụ trả nợ và cơ cấu lại nợ có mức độ thực hiện thấp nhất và kém hiệu quả nhất. Nguyên nhân chính là do tài sản bảo đảm tại NHTM chủ yếu là bất động sản, việc nhận tài sản bảo đảm thay nghĩa vụ trả nợ vướng mắc liên quan đến quy định của pháp luật hiện hành (Điều 132 Luật Các TCTD) về việc TCTD không được phép thực hiện kinh doanh bất động sản. Về hình thức cơ cấu lại nợ, trong những điều kiện nhất định không phải khách hàng nào cũng đáp ứng được các yêu cầu của NHTM để được cơ cấu lại nợ; hầu hết các khách hàng gặp rủi ro, suy giảm về tài chính không phải do các yếu tố khách quan, đồng thời không có dự án, phương án sản xuất kinh doanh mới khả thi, không chứng minh được khả năng phục hồi trong tương lai, nhiều doanh nghiệp không đồng ý cho NHTM quản lý dòng tiền…Vì vậy, rất ít trường hợp được NHTM áp dụng biện pháp cơ cấu nợ.

Theo kết quả khảo sát, việc áp dụng biện pháp quy trách nhiệm đòi nợ đối với CBTD cũng đạt mức khá cao so với một số biện pháp còn lại. Đối với các NHTM thì

hầu hết những khoản nợ xấu đều được gắn với trách nhiệm của từng CBTD nhằm tạo áp lực trong việc đôn đốc thu hồi nợ. Tuy nhiên, để xử lý được khoản nợ xấu thì không chỉ đơn thuần quy trách nhiệm cho CBTD mà còn phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố khách quan khác ngoài phạm vi kiểm soát của ngân hàng. Do đó, trong thực tế biện pháp này không thực sự mang lại hiệu quả, nhiều cán bộ NHTM sẵn sàng chấp nhận các hình thức kỷ luật thay cho việc phải có trách nhiệm bù đắp những thiệt hại do mình gây ra khi khoản nợ xấu không thể thu hồi.

Một phần của tài liệu Quản lý nợ xấu tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh bắc kạn (Trang 83 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)