Ngăn ngừa nợ xấu

Một phần của tài liệu Quản lý nợ xấu tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh bắc kạn (Trang 75 - 83)

Chương 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NỢ XẤU CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN

3.3. Thực trạng quản lý nợ xấu tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn

3.3.3. Ngăn ngừa nợ xấu

Trong thời gian qua, các NHTM tỉnh Bắc Kạn đã bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến công tác quản lý rủi ro tín dụng nói chung và quản lý nợ xấu nói riêng thông qua việc tăng cường các biện pháp ngăn ngừa nợ xấu đồng thời với việc xử lý nợ xấu phát sinh. Đội ngũ cán bộ dần được trẻ hóa, được đào tạo bài bản từ các trường đại học chuyên ngành tài chính - ngân hàng, kinh tế, luật, công nghệ thông tin…đã góp phần nâng cao chất lượng chuyên môn nghiệp vụ. Việc tuân thủ các chính sách khách hàng, quy định về kiểm tra, kiểm soát nội bộ và quy trình thủ tục cấp tín dụng do Hội sở chính NHTM ban hành đã được cải thiện nhiều so với giai đoạn trước năm 2015…Những biện pháp ngăn ngừa nợ xấu đã có đóng góp quan trọng trong việc nâng cao chất lượng tín dụng, hạn chế nợ xấu phát sinh. Tuy nhiên, so với các NHTM tại các tỉnh phố khác, nhất là các tỉnh, thành phố lớn thì NHTM tỉnh Bắc Kạn vẫn còn nhiều hạn chế do điều kiện kinh tế trên địa bàn chưa phát triển, tiềm năng và lợi thế chưa được khai thác hiệu quả, môi trường kinh doanh còn nhiều bất cập.

Bảng 3.14. Kết quả khảo sát về ngăn ngừa nợ xấu tại NHTM Bắc Kạn STT Chỉ tiêu

đánh giá

Mức độ thực hiện tại đơn vị

X

1 2 3 4 5

SL % SL % SL % SL % SL % 1

Chất lượng đội ngũ cán bộ ngân hàng

11 13,8 18 22,5 23 28,8 21 26,3 7 8,8 2,94

2

Xây dựng môi trường, chính sách tín dụng phù hợp với khách hàng

9 11,3 21 26,3 21 26,3 20 25,0 9 11,3 2,99

3

Xây dựng quá trình quản lý, đo lường, theo dõi tín dụng phù hợp

9 11,3 19 23,8 25 31,3 18 22,5 9 11,3 2,99

4

Tuân thủ theo đúng quy trình nghiệp vụ ngân hàng đối với khách hàng

8 10,0 23 28,8 29 36,3 13 16,3 7 8,8 2,85

5

Công tác thanh tra của NHNN;

kiểm tra, kiểm toán nội bộ

10 12,5 20 25,0 21 26,3 21 26,3 8 10,0 2,96

Trung bình 2,96

Qua kết quả khảo sát trong bảng nêu trên cho thấy các biện pháp ngăn ngừa nợ xấu của các NHTM tỉnh Bắc Kạn cơ bản phù hợp với mức đánh giá trung bình là 2,96. Biện pháp ngăn ngừa nợ xấu được đánh giá cao nhất là Xây dựng môi trường, chính sách tín dụng phù hợp với khách hàng (X=2,99) và Xây dựng quá trình quản lý, đo lường theo dõi tín dụng phù hợp (2,99). Sự thành công trong hoạt động tín dụng

phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: ổn định kinh tế, môi trường kinh doanh, chính sách tín dụng, năng lực quản lý... trong đó, xây dựng được hệ thống quản lý, đo lường và chính sách tín dụng tốt, phù hợp với các đối tượng khách hàng là rất quan trọng. Về cơ bản các NHTM tỉnh Bắc Kạn đều tuân thủ nghiêm túc các quy định nội bộ của Hội sở chính về quản lý, đo lường tín dụng và các chính sách khách hàng đã được ban hành và thực hiện thống nhất trong toàn hệ thống của từng NHTM.

Mức độ đánh giá thấp nhất là Tuân thủ theo đúng quy trình nghiệp vụ ngân hàng đối với khách hàng (X=2,85) và Chất lượng đội ngũ cán bộ ngân hàng (2,94). Cả hai tiêu chí này đều liên quan trực tiếp đến vấn đề con người, năng lực của cán bộ NHTM.

Trong những năm qua, mặc chất lượng đội ngũ cán bộ của hệ thống NHTM tỉnh Bắc Kạn đã từng bước được cải thiện cả về số lượng và chất lượng nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, chưa bắt kịp với sự thay đổi, phát triển nhanh chóng trong hoạt động của NHTM. Một NHTM có đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có tinh thần trách nhiệm cao và đạo đức tốt sẽ nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác ngăn ngừa nợ xấu; ngược lại sẽ là những hệ quả rất nghiêm trọng khiến nợ xấu tăng cao, vì rủi ro đạo đức của cán bộ ngân hàng là yếu tố rất khó kiểm soát và đo lường.

Công tác thanh tra, giám sát của NHNN cũng được đánh giá tương đối khả quan.

Trong những năm qua, Thanh tra, giám sát của NHNN Chi nhánh tỉnh Bắc Kạn luôn xác định phát hiện, phòng ngừa rủi ro là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt khi xây dựng kế hoạch thanh tra hằng năm. Kết hợp chặt chẽ với công tác thanh tra là hoạt động giám sát từ xa đang có sự chuyển biến tích cực kể từ khi NHNN ban hành Thông tư số 08/2017/TT-NHNN quy định về trình tự, thủ tục giám sát ngân hàng và Sổ tay Giám sát ngân hàng.

Tuy nhiên, trong thực tế dù có rất nhiều biện pháp ngăn ngừa nợ xấu như nêu trong bảng khảo sát trên thì cũng không có nghĩa là NHTM không gặp rủi ro trong cho vay; ở đây, rủi ro do khách quan là điều không thể lường trước. Do đó, để phòng ngừa rủi ro tín dụng, bảo đảm cấp tín dụng là một biện pháp phòng ngừa rủi ro mất vốn mà các NHTM hiện nay đang áp dụng phổ biến.

Bảng 3.15. Bảng thống kê cơ cấu dư nợ tín dụng theo tài sản bảo đảm giai đoạn 2017 - 2019

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Số tiền

Tỷ trọng

(%)

Số tiền

Tỷ trọng

(%)

Số tiền

Tỷ trọng

(%) Số dư nợ không có TSBĐ 1.758 24,28 2.144 27,78 2.741 36,23 Số dư nợ gốc nhỏ hơn hoặc

bằng giá trị khấu trừ của TSBĐ

1.972 27,23 850 11,01 906 11,98

Số dư nợ gốc lớn hơn hoặc bằng giá trị khấu trừ của

TSBĐ

3.511 48,49 4.725 61,21 3.918 51,79

Tổng dư nợ 7.241 100 7.719 100 7.565 100 (Nguồn: Báo cáo giám sát hoạt động ngân hàng trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn các năm

2017, 2018, 2019)

Biểu 3.6. cơ cấu dư nợ tín dụng theo tài sản bảo đảm giai đoạn 2017 - 2019

500.0.0 1000.0 1500.0 2000.0 2500.0 3000.0 3500.0 4000.0 4500.0 5000.0

Số tiền Tỷ trọng

(%)

Số tiền Tỷ trọng

(%)

Số tiền Tỷ trọng

(%) Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Số dư nợ không có TSBĐ

Số dư nợ nhỏ hơn hoặc bằng giá trị khấu trừ của TSBĐ Số dư nợ lớn hơn hoặc bằng giá trị khấu trừ của TSBĐ

Bảng 3.16. Bảng thống kê cơ cấu giá trị tài sản bảo đảm giai đoạn 2017 - 2019

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Số tiền

Tỷ trọng

(%)

Số tiền

Tỷ trọng

(%)

Số tiền Tỷ trọng (%)

Bất động sản 7.145 68,98 7.425 60,79 7.244 66,47

Giấy tờ có giá 118 1,09 129 1,06 110 1,01

Dây chuyền sản xuất,

máy móc thiết bị 371 3,42 366 3,0 427 3,92

Tài sản bảo đảm khác 3.194 29,5 4.295 35,16 3.117 28,6 Tổng cộng giá trị

TSBĐ 10.828 100 12.215 100 10.898 100 (Nguồn: Báo cáo giám sát hoạt động ngân hàng trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn các năm

2017, 2018, 2019)

Biểu 3.7. Cơ cấu giá trị tài sản bảo đảm giai đoạn 2017 - 2019

Qua bảng trên cho thấy cơ cấu giá trị tài sản bảo đảm tại các NHTM tỉnh Bắc Kạn tập trung chủ yếu vẫn là bất động sản bao gồm quyền sử dụng đất và tài sản gắn

.0 2000.0 4000.0 6000.0 8000.0 10000.0 12000.0 14000.0

Bất động

sản

Giấy tờ có giá Dây

chuyền xuất, sản

máy móc thiết bị

Tài sản bảo khácđảm

Tổng cộng giá trị TSBĐ

Năm 2017 Số tiền Năm 2018 Số tiền Năm 2019 Số tiền

liền với đất. Tỷ trọng tài sản là quyền sử dụng đất qua các năm khoảng từ trên 60%

đến 70% tổng giá trị tài sản bảo đảm của các khoản vay. Tài sản bảo đảm khác chủ yếu thế chấp phương tiện giao thông đường bộ, máy móc chuyên dùng, một số tài sản khác (quyền khai thác khoáng sản, quyền đòi nợ, hàng hóa luân chuyển trong sản xuất kinh doanh…) Nhìn tổng thể, tổng giá trị tài sản bảo đảm qua các năm đều lớn hơn tổng dư nợ cho vay vay. Tuy nhiên, chỉ tiêu này không phản ánh việc bù đắp rủi ro khi xem xét đối với từng khoản vay cụ thể. Mặc dù theo quy định nội bộ của từng NHTM đều yêu cầu định kỳ (6 tháng, năm) phải thực hiện đánh giá lại tài sản nhưng đa số các NHTM chưa hoàn toàn tuân thủ theo quy định này hoặc có làm nhưng mang tính chất đối phó, hình thức. Nguyên nhân là do số lượng tài sản bảo đảm rất lớn, phân tán tại nhiều địa phương khác nhau, năng lực định giá tài sản bảo đảm của cán bộ ngân hàng còn hạn chế, cơ sở để xác định giá trị tài sản một cách chính xác gặp nhiều khó khăn, đặc biệt với tài sản là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.

Theo quy định của pháp luật, hiện nay có nhiều biện pháp bảo đảm như: Thế chấp, cầm cố, ký quỹ, ký cược, tín chấp…Tuy nhiên, các NHTM tỉnh Bắc Kạn chủ yếu áp dụng hình thức thế chấp tài sản vay vốn, biện pháp cầm cố tài sản chủ yếu áp dụng đối với sổ/thẻ tiết kiệm và các loại giấy tờ có giá. Về nguyên tắc, một khoản vay có bảm đảm bằng tài sản sẽ giúp NHTM hạn chế được các rủi ro khi khách hàng vay mất khả năng trả nợ. Tuy nhiên trong thực tế hiện nay việc xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ đang gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc, từ việc áp dụng quy định của pháp luật vào thực tiễn, vướng mắc trong việc thực hiện quyền thu giữ tài sản, chuyển nhượng khi xử lý tài sản, về trình tự tố tụng đối với việc khởi kiện thu hồi nợ…

* Mua bảo hiểm tín dụng:

Thực tế, rủi ro là điều không ai mong muốn. Tuy nhiên khi không may xảy ra rủi ro, những hợp đồng bảo hiểm đã san bớt nỗi lo, sẻ chia mất mát với khách hàng, món nợ đã được công ty bảo hiểm chi trả cho phía ngân hàng, giảm bớt gánh nặng cho phía khách hàng. Đây được coi là một biện pháp giảm thiểu rủi ro cho phía ngân hàng. Các sản phẩm bảo hiểm đang áp dụng phổ biến hiện nay là bảo hiểm tài sản (đối với tài sản thế chấp), bảo hiểm sức khỏe (khách hàng vay vốn)…Các NHTM trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn hiện nay cũng liên kết với doanh nghiệp bảo hiểm để thực

hiện biện pháp này và hầu hết các doanh nghiệp bảo hiểm đều là công ty con của NHTM. Cụ thể:

BIDV Bắc Kạn liên kết với Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển (BIC) thuộc BIDV; Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Kạn liên kết Công ty cổ phần bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp (ABIC) thuộc Agribank; Vietinbank Bắc Kạn liên kết với Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VBI) thuộc Vietinbank. Riêng đối với LienVietPostBank liên kết với hai doanh nghiệp bảo hiểm là Dai-ichi Life và Tổng công ty CP Bảo hiểm Bưu điện (PTI) để thực hiện.

Tuy nhiên, việc mua bảo hiểm cho khoản vay hiện nay vẫn chủ yếu là các khoản vay tiêu dùng không có tài sản bảo đảm. Các khoản vay đã có tài sản bảo đảm mặc dù được cán bộ ngân hàng giới thiệu và khuyến khích mua bảo hiểm nhưng nhiều khách hàng từ chối với lý do phải chịu thêm một khoản chi phí mà chưa chắc đã được hưởng lợi. Theo quy định tại Thông tư số 37/2019/TT-NHNN ngày 31/12/2019 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn hoạt động đại lý bảo hiểm của TCTD cho doanh nghiệp bảo hiểm, “TCTD có nghĩa vụ…giải thích cho khách hàng các sản phẩm bảo hiểm được phân phối thông qua tổ chức tín dụng không phải là sản phẩm của tổ chức tín dụng”.

Đồng thời tại Thông tư liên tịch số 86/2017/TTLT-BTC-NHNNVN ngày 02/7/2014 của Bộ Tài chính và NHNN Việt Nam hướng dẫn hoạt động đại lý bảo hiểm của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ cũng quy định “Giải thích cho khách hàng các sản phẩm bảo hiểm được phân phối thông qua tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không phải là sản phẩm của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và không mang tính bắt buộc”.

Bảng 3.17. Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng so với tổng dư nợ tín dụng giai đoạn 2016 - 2019

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 DPRR thời điểm

cuối kỳ báo cáo 90 95 100 105

Tổng dư nợ 8.261 7.241 7.719 7.565

Tỷ lệ DPRR/Tổng

dư nợ (%) 1,09 1,31 1,3 1,39

(Nguồn: Báo cáo giám sát hoạt động ngân hàng trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn các năm 2017, 2018, 2019)

Bảng 3.18. Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng so với dư nợ nợ xấu giai đoạn 2016 - 2019

Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 DPRR thời điểm

cuối kỳ báo cáo 90 82 87 103

Tổng nợ xấu 125 137 83 107

Tỷ lệ DPRR/Tổng

nợ xấu (%) 72 59,9 104,8 96,3

(Nguồn: Báo cáo giám sát hoạt động ngân hàng trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn các năm 2017, 2018, 2019)

Biểu đồ 3.8. Dự phòng rủi ro tín dụng so với dư nợ nợ xấu giai đoạn 2016 - 2019

Qua bảng số liệu nêu trên cho thấy dự phòng rủi ro không có nhiều thay đổi qua các năm từ năm 2016-2019. Tuy nhiên, tỷ lệ (%) quỹ dự phòng rủi ro/tổng nợ xấu có

0 20 40 60 80 100 120 140

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

DPRR thời điểm cuối kỳ báo cáo

Tổng nợ xấu

Tỷ lệ DPRR/Tổng nợ xấu (%)

sự biến động lớn hơn, tăng giảm không đồng đều, năm 2016 là 72%, đến 2017 giảm xuống còn 59,9% nhưng đến năm 2018 lại tăng mạnh lên mức 104,8%. Năm 2018, tỷ lệ quỹ dự phòng rủi ro/tổng nợ xấu tăng cao là do Vietinbank Bắc Kạn phải thực hiện kiến nghị thanh tra của NHNN Chi nhánh tỉnh Bắc Kạn, theo đó loại trừ toàn bộ giá trị tài sản bảo đảm là bất động sản ra khỏi sổ sách của nhóm khách hàng ngoài địa bàn. Đây là nhóm khách hàng được phân loại vào nợ xấu từ năm 2013-2014 và đã tiến hành khởi kiện ra Tòa án, tổ chức thi hành án nhưng quá trình phát mại tài sản bảo đảm là bất động sản gặp khó khăn do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan.

Theo quy định tại khoản 3, Điều 12 Thông tư số 02/2013/TT-NHNN, thời gian xử lý tài sản là bất động sản không quá 02 năm, nếu không đáp ứng được điều kiện này thì giá trị khấu trừ của tài sản phải được coi bằng không (0 đồng). Vì vậy trong năm 2018, Vietinbank Bắc Kạn đã phải trích lập bổ sung quỹ dự phòng rủi ro với số tiền 38 tỷ đồng, làm quỹ dự phòng tính chung cho các NHTM tỉnh tăng cao so với tổng nợ xấu. Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng năm 2019 tăng 18,4% so với năm 2018 và tỷ lệ quỹ dự phòng rủi ro/tổng nợ xấu năm 2019 là 96,3%; nguyên nhân một phần do nợ xấu năm 2019 tăng khá nhanh so với năm 2018 (28,9%); mặt khác các NHTM tỉnh Bắc Kạn tăng cường trích lập dự phòng cho trái phiếu đặc biệt của các khoản nợ xấu đã bán cho VAMC do sắp đến thời hạn tất toán (trong năm 2020) theo quy định của pháp luật về mua bán nợ xấu.

Một phần của tài liệu Quản lý nợ xấu tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh bắc kạn (Trang 75 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)