Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO LĨNH VỰC VĂN HÓA, THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
1.1. Cơ sở lý luận về quản lý chi ngân sách nhà nước cho lĩnh vực văn hoá, thông tin và truyền thông
1.1.4. Nội dung quản lý chi ngân sách nhà nước cho lĩnh vực văn hóa, thông
1.1.4.1. Lập dự toán chi ngân sách nhà nước
Dự toán chi ngân sách trong lĩnh vực văn hóa, thông tin và truyền thông
là một bộ phận đặc biệt quan trọng trong dự toán ngân sách, nó là khâu mở đầu trong chu trình quản lý ngân sách trong lĩnh vực văn hóa, thông tin và truyền thông.
Mục tiêu cơ bản của việc lập dự toán ngân sách trong lĩnh vực văn hóa, thông tin và truyền thông là nhằm tính toán đúng đắn khả năng và nhu cầu ngân sách trong kỳ kế hoạch, có căn cứ khoa học và thực tiễn các chi tiêu thu, chi ngân sách trong kỳ kế hoạch.
Lập dự toán chi ngân sách trong lĩnh vực văn hóa, thông tin và truyền thông thực chất là lập kế hoạch chi ngân sách trong một năm ngân sách. Kết quả của khâu này là dự toán ngân sách được các cấp thẩm quyền quyết định.
Ý nghĩa của lập dự toán chi ngân sách trong lĩnh vực văn hóa, thông tin và truyền thông:
-Dự toán là khâu mở đầu có tính chất quyết định đến hiệu quả trong quá trình điều hành, quản lý ngân sách, trong đó dự toán chi ngân sách là một mục quan trọng trong dự toán ngân sách, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng của dự toán cũng như hiệu quả của quá trình điều hành ngân sách.
-Dự toán ngân sách còn là cơ sở, là cơ hội để kiểm tra lại tính đúng đắn hiện thực và cân đối của kế hoạch thực hiện các công tác về văn hóa, thông tin và truyền thông.
- Dự toán là công cụ điều chỉnh quá trình thực hiện các nhiệm vụ văn hóa, thông tin và truyền thông của nhà nước; kiểm tra, đánh giá hiệu quả công việc của các bộ phận kế hoạch tài chính.
Căn cứ lập dự toán NSNN trong lĩnh vực văn hóa, thông tin và truyền thông:
- Căn cứ nhiệm vụ phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh.
- Tình hình thực hiện dự toán ngân sách năm trước và một số năm liền kề, ước thực hiện ngân sách năm hiện hành.
- Dự báo những xu hướng và những tác động đến ngân sách năm dự toán.
- Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi.
- Chế độ, chính sách, định mức phân bổ, định mức chi tiêu.
Nguyên tắc lập ngân sách cấp huyện:
- Dự toán ngân sách chi phải đảm bảo bám sát kế hoạch văn hóa, thông tin và truyền thông và có tác động tích cực đối với việc thực hiện kế hoạch công tác văn hóa, thông tin và truyền thông. Dự toán ngân sách chỉ mang tính hiện thực khi nó bám sát kế hoạch phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và có tác động tích cực đến thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH.
- Dự toán chi thường xuyên ngân sách phải đảm bảo thực hiện đầy đủ và đúng đắn các quan điểm của chính sách tài chính địa phương trong thời kỳ và yêu cầu của Luật Ngân sách nhà nước.
- Lập dự toán chi thường xuyên ngân sách phải tính đến các kết quả phân tích, đánh giá tình hình thực hiện dự toán chi ngân sách của các năm trước, đặc biệt là của năm báo cáo.
- Lập dự toán chi ngân sách phải dựa trên các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn định mức chi cụ thể về tài chính nhà nước
Lập, quyết định, phân bổ dự toán:
Sau khi UBND cấp Tỉnh, TP trực thuộc Trung ương hướng dẫn và giao dự toán ngân sách chi cấp huyện, UBND cấp huyện sẽ tổ chức triển khai xây dựng dự toán ngân sách và giao sổ kiểm tra cho các đơn vị trực thuộc.
Phòng Văn hóa – Thông tin sẽ lập dự toán chi ngân sách của mình rồi làm việc với Phòng Tài chính – Kế hoạch về dự toán chi ngân sách để tổng hợp và hoàn chỉnh dự toán chi NSNN. Sau khi UBND huyện thông qua dự toán sẽ trình lên thường trực HĐND cùng cấp xem xét và cho ý kiến, căn cứ vào ý kiến của thường trực HĐND, UBND sẽ điều chỉnh lại dự toán và gửi Sở Tài chính – Kế hoạch. Sau đó, Sở Tài chính - Kế hoạch sẽ làm việc với các đơn vị trực thuộc để điều chỉnh và tổng hợp dự toán chi NSNN cấp huyện.
Sở Tài chính – Kế hoạch giao dự toán chính thức cho huyện, căn cứ vào đó UBND sẽ điều chỉnh lại ngân sách và gửi đại biểu HĐND huyện trước phiên họp HĐND về dự toán ngân sách để HĐND thảo luận, cho ý kiến và thông qua quyết toán. Sau đó, UBND huyện giao dự toán cho phòng Văn hóa – Thông tin thực hiện công khai dự toán ngân sách.
1.1.4.2. Chấp hành dự toán chi ngân sách nhà nước
Phân bổ và giao dự toán chi ngân sách: Sau khi UBND giao dự toán ngân sách, các đơn vị dự toán cấp I tiến hành phân bổ và giao dự toán chi ngân sách cho các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc là phòng Văn hoá – Thông tin huyện theo các nguyên tắc được quy định. Dự toán chi thường xuyên giao cho phòng Văn hoá – Thông tin huyện sử dụng ngân sách được phân bổ theo từng loại của Mục lục NSNN, theo các nhóm mục: chi thanh toán cá nhân; chi nghiệp vụ, chuyên môn; chi mua sắm, sửa chữa; các khoản chi khác.
Thực hiện và chấp hành dự toán NSNN cho lĩnh vực Văn hoá, thông tin và truyền thông là cốt yếu, có ý nghĩa trong công tác quản lý, có tính quyết định với một chu trình ngân sách. Thời gian tổ chức thực hiện dự toán chi NSNN cho lĩnh vực Văn hoá, thông tin và truyền thông được tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 theo quy định. Mục tiêu của việc tổ chức thực hiện dự toán chi ngân sách trong lĩnh vực văn hóa, thông tin và truyền thông nhằm đảm bảo đầy đủ, kịp thời nguồn kinh phí của NSNN cho công tác hoạt động thường xuyên của bộ máy nhà nước một các hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả.
Ý nghĩa của tổ chức thực hiện dự toán:
- Thực hiện dự toán đúng đắn là tiền đề cơ sở bảo đảm điều kiện để thực hiện các khoản thu, chi đã đề ra trong kế hoạch phát triển lĩnh vực văn hoá, thông tin và truyền thông.
- Tổ chức thực hiện dự toán NSNN cho lĩnh vực văn hóa, thông tin và truyền thông là khâu quan trọng trong quá trình quản lý NSNN. Thực hiện tốt sẽ có tác động tích cực bảo đảm cân bằng thu – chi ngân sách.
Yêu cầu của tổ chức chấp hành dự toán:
- Việc phân phối nguồn vốn phải đảm bảo hợp lý, tập trung có trọng điểm trên cơ sở dự toán chi đã xác định.
- Công tác cấp phát kinh phí phải được thực hiện kịp thời, chặt chẽ, tránh gây lãng phí, thất thoát nguồn vốn của NSNN.
- Tuân thủ nguyên tắc thanh toán trực tiếp qua Kho bạc nhà nước
- Chi ngân sách chỉ được thực hiện khi có đủ các điều kiện đã có trong dự toán ngân sách được giao; đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cấp có thẩm quyền quy định; đã được thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách hoặc người ủy quyền quyết định chi.
Các bước chấp hành dự toán:
1) Uỷ ban nhân dân (cấp huyện) giao dự toán ngân sách, đơn vị dự toán cấp I (Phòng VHTT&TT) tiến hành phân bổ và giao dự toán chi ngân sách cho các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc (TTVHTT cấp xã, phường).
2) Dự toán chi thường xuyên giao cho các đơn vị sử dụng ngân sách được phân bổ theo từng loại của Mục lục ngân sách nhà nước, theo các nhóm mục:
chi thanh toán cá nhân; chi nghiệp vụ chuyên môn; chi mua sắm, sửa chữa; các khoản chi khác.
3) Dự toán chi đầu tư xây dựng cơ bản được phân bổ chi tiết theo từng loại, các mục của Mục lục ngân sách nhà nước và phân theo tiến độ thực hiện từng quý.
4) Khi phân bổ dự toán ngân sách được giao, cơ quan, đơn vị phân bổ dự toán phải bảo đảm bố trí vốn, kinh phí cho các dự án, nhiệm vụ đã được chi ứng trước dự toán; đồng thời, phải phân bổ hết dự toán ngân sách được giao, trường hợp có các nhiệm vụ chi chưa xác định được rõ đơn vị thực hiện trong dự toán đầu năm thì được giữ lại để phân bổ sau nhưng khi phân bổ phải gửi cơ quan tài chính cùng cấp để thẩm tra theo quy định.
5) Phương án phân bổ dự toán ngân sách của cơ quan nhà nước và đơn vị dự toán cấp I cho các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc phải gửi cơ quan tài chính cùng cấp để thẩm tra.
6) Trong vòng 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được phương án phân bổ dự toán ngân sách, cơ quan tài chính phải thẩm tra và có thông báo bằng văn bản về kết quả thẩm tra đến cơ quan, đơn vị phân bổ ngân sách.
7) Sau khi phương án phân bổ ngân sách được cơ quan tài chính thống nhất, thủ trưởng cơ quan, đơn vị phân bổ ngân sách quyết định giao dự toán ngân sách cho các đơn vị trực thuộc; đồng gửi cơ quan tài chính, Kho bạc Nhà nước cùng cấp và Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch để phối hợp thực hiện.
8) Trường hợp chậm phân bổ hoặc kết quả phân bổ chưa được cơ quan tài chính thống nhất thì cơ quan tài chính, Kho bạc Nhà nước tạm cấp kinh phí theo quy định.
9) Khi cần điều chỉnh dự toán ngân sách giữa các đơn vị trực thuộc mà không làm thay đổi tổng mức và chi tiết dự toán được giao, thủ trưởng cơ quan, đơn vị phân bổ ngân sách lập giấy đề nghị điều chỉnh phân bổ dự toán, gửi cơ quan tài chính và Kho bạc Nhà nước cùng cấp.
Cơ quan tài chính cùng cấp thẩm tra đề nghị điều chỉnh dự toán theo quy định. Trong vòng 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị điều chỉnh của đơn vị dự toán, cơ quan tài chính phải trả lời bằng văn bản gửi cơ quan, đơn vị phân bổ và Kho bạc Nhà nước cùng cấp.
Trên cơ sở thống nhất ý kiến với cơ quan tài chính cùng cấp, thủ trưởng cơ quan, đơn vị phân bổ ngân sách quyết định điều chỉnh dự toán ngân sách đã giao cho các đơn vị trực thuộc; đồng gửi cơ quan tài chính, Kho bạc Nhà nước cùng cấp và Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch.
10) Trường hợp đơn vị dự toán cấp I cần phải điều chỉnh dự toán đã giao cho các đơn vị trực thuộc song không làm thay đổi tổng mức dự toán Uỷ ban
nhân dân đã giao cho đơn vị thì phải có sự thống nhất của cơ quan tài chính cùng cấp.
11). Trường hợp cơ quan tài chính phát hiện việc chấp hành dự toán ngân sách của đơn vị sử dụng ngân sách chậm, có khả năng không hoàn thành được mục tiêu hoặc chi không hết dự toán được giao thì có quyền yêu cầu cơ quan, đơn vị phân bổ ngân sách, hoặc đề nghị Uỷ ban nhân dân có giải pháp kịp thời hoặc điều chỉnh nhiệm vụ, dự toán để bảo đảm sử dụng ngân sách đúng theo mục tiêu, chế độ quy định, tiết kiệm, có hiệu quả ngân sách nhà nước.
12) Trường hợp được bổ sung dự toán từ nguồn dự phòng ngân sách hoặc tăng thu ngân sách theo quyết định của cấp có thẩm quyền, đơn vị dự toán cấp I phải phân bổ cho đơn vị sử dụng theo đúng mục tiêu được giao gửi cơ quan tài chính, Kho bạc Nhà nước cùng cấp và Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch.
1.1.4.3. Quyết toán chi ngân sách nhà nước
Quyết toán chi ngân sách trong lĩnh vực văn hóa, thông tin và truyền thông là công tác tổng kết quá trình thực hiện dự toán và đánh giá kết quả hoạt động của một năm tài chính, qua đó chỉ ra những điểm yếu, thiếu sót và rút ra kinh nghiệm trong công tác quản lý để nâng cao hiệu quả công tác quản lý chi ngân sách trong lĩnh vực văn hóa, thông tin và truyền thông trong những năm kế tiếp.
Ý nghĩa của quyết toán chi ngân sách trong lĩnh vực văn hóa, thông tin và truyền thông:
- Quyết toán là khâu cuối cùng của chu trình ngân sách, xác định kết quả thực hiện các khoản chi ngân sách trong lĩnh vực văn hóa, thông tin và truyền thông đã thực hiện trong năm tài chính.
- Kết quả của khâu quyết toán NSNN là cơ sở để phân tích, đánh giá việc thực hiện các khoản chi ngân sách trong lĩnh vực văn hóa, thông tin và truyền thông đã thực hiện, qua đó rút ra được những bài học kinh nghiệm quản lý, điều hành NSNN trong nhưng năm tiếp theo.
Yêu cầu với quyết toán chi ngân sách trong lĩnh vực văn hóa, thông tin và truyền thông:
Trong quá trình quyết toán các khoản chi ngân sách trong lĩnh vực văn hóa, thông tin và truyền thông phải chú ý tới các yêu cầu cơ bản sau:
- Phải lập đầy đủ các loại báo cáo tài chính và gửi kịp thời các loại báo cáo đó cho các cơ quan có thẩm quyền xét duyệt theo đúng chế độ quy định. Việc xét duyệt quyết toán năm đối với những khoản chi ngân sách trong lĩnh vực văn hóa, thông tin và truyền thông phải được thực hiện theo nguyên tắc sau:
+ Xét duyệt từng khoản phát sinh tại đơn vị.
+ Các khoản chi phí đảm bảo đủ các điều kiện chi.
+ Các khoản chi phải hạch toán theo đúng chế độ kế toán, đúng mục lục ngân sách nhà nước và đúng niên độ ngân sách.
+ Các chứng từ chi phải hợp pháp: Sổ sách và báo cáo quyết toán phải khớp với chứng từ và khớp với số liệu của Kho bạc nhà nước.
- Số liệu trong báo cáo đảm bảo tính chính xác, trung thực: Nội dung các báo cáo tài chính phải theo đúng các nội dung ghi trong dự toán được duyệt và theo đúng mục lục ngân sách đã quy định.
- Báo cáo quyết toán năm của UBND huyện và các cơ quan tài chính trước khi trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê chuẩn, phải có xác nhận của kho bạc đồng cấp và phải được cơ quan nhà nước kiểm toán.
- Báo cáo quyết toán của các đơn vị dự toán không được để xảy ra tình trạng quyết toán chi lớn hơn thu. Chỉ một khi các yêu cầu trên dược tôn trọng đầy đủ thì công tác quyết toán chi ngân sách trong lĩnh vực văn hóa, thông tin và truyền thông mới được tiến hành thuận lợi. Đồng thời, các yêu cầu này mới tạo cơ sở vững chắc cho việc phân tích đánh giá quá trình chấp hành dự toán một cách chính xác, trung thực và khách quan. Chi ngân sách trong lĩnh vực văn hóa, thông tin và truyền thông sẽ được thực hiện tại UBND huyện. Do đó,
việc quyết toán chi ngân sách trong lĩnh vực văn hóa, thông tin và truyền thông thuộc về trách nhiệm của UBND huyện và các cơ quan tài chính.
Nội dung quyết toán chi ngân sách trong lĩnh vực văn hóa, thông tin và truyền thông:
Sau khi thực hiện xong công tác khóa sổ cuối ngày 31 tháng 12 hàng năm, số liệu trên sổ sách của UBND huyện phải đảm bảo cân đối và khớp đúng với số liệu của Kho bạc cả về tổng số và chi tiết. Khi đó UBND huyện mới được tiến hành lập báo cáo quyết toán năm gửi xét duyệt. Trong thời gian tối đa 20 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo quyết toán của UBND huyện, đơn vị dự toán cấp trên có trách nhiệm xét duyệt quyết toán và thông báo kết quả xét duyệt quyết toán cho đơn vị dự toán cấp dưới. Sau 10 ngày kể từ ngày nhận được thông báo xét duyệt quyết toán của đơn vị dự toán cấp trên, đơn vị dự toán cấp dưới không có ý kiến gì thì coi như đã chấp nhận để thi hành.
1.1.4.4. Thanh tra, kiểm tra, xử lí vi phạm liên quan đến chi ngân sách nhà nước Công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm soát chi ngân sách trong lĩnh vực văn hóa, thông tin và truyền thông là một trong những nội dung hết sức quan trọng của công tác quản lý ngân sách nhà nước. Nó đảm bảo cho việc thực hiện ngân sách đúng pháp luật, đảm bảo việc sử dụng nguồn lực đóng góp của nhân dân theo đúng mục tiêu đề ra, tránh những hậu quả xấu đè nặng lên người dân, người chịu thuế.
Công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán chi ngân sách trong lĩnh vực văn hóa, thông tin và truyền thông được thực hiện bởi nhiều cơ quan. Trong đó, chịu trách nhiệm chính và trước hết là Thủ trưởng Phòng văn hoá thông tin huyện, dự toán phải thường xuyên tự kiểm tra đối chiếu với chính sách chế độ về quản lý ngân sách để đảm bảo việc chi đúng ngân sách, chế độ quy định.
Các Sở, các đơn vị dự toán cấp trên chịu trách nhiệm kiểm tra việc chấp hành các chế độ chi và quản lý chi ngân sách, quản lý tài sản nhà nước của các đơn vị mình trực thuộc và hướng dẫn các đơn vị này thực hiện việc kiểm tra trong