Chương 3 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
3.3. Phân tích thực trạng quản lý chi ngân sách nhà nước cho lĩnh vực văn hoá, thông tin và truyền thông ở huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2016 –
3.3.2. Chấp hành dự toán chi ngân sách nhà nước
Năm 2017, chi thường xuyên cho ngân sách văn hoá, thông tin và truyền thông đạt mức 62.534 triệu đồng, chiếm 20,31% tổng chi thường xuyên của toàn huyện. Năm 2018 chi thường xuyên cho lĩnh vực văn hoá, thông tin và truyền thông đạt mức 67.058 triệu đồng, chiếm 20,57% tổng chi thường xuyên của toàn huyện. Năm 2019 chi thường xuyên cho lĩnh vực văn hoá, thông tin và truyền thông đạt mức 71.787 triệu đồng, chiếm 20,13% tổng chi thường xuyên toàn huyện. Có thể nhận thấy chi thường xuyên cho lĩnh vực văn hoá, thông tin và truyền thông thường tỷ lệ thuận với tổng chi thường xuyên của ngân sách địa phương. Chi thường xuyên năm sau cao hơn năm trước cũng một phần do thay đổi chính sách về tiền lương và các khoản theo lương.
Chia theo nhóm chi, các khoản chi thường xuyên của NSNN cho văn hoá, thông tin và truyền thông là những khoản chi đáp ứng cho việc thực hiện nhiệm vụ của phòng Văn hoá và thông tin, các khoản chi thường xuyên được chia thành 4 nhóm: Nhóm chi cho con người, nhóm chi cho hoạt động chuyên môn nghiệp vụ, nhóm chi cho mua sắm sửa chữa, nhóm chi khác.
Bảng 3.4. Nguồn kinh phí NSNN chi thường xuyên cho sự nghiệp văn hoá thông tin huyện Chợ Mới giai đoạn 2017 - 2019
Đơn vị tính: triệu đồng Năm Tổng số chi
thường xuyên
Tổng số chi thường xuyên cho lĩnh vực văn hoá, thông tin và truyền
thông
Tỷ lệ (%)
2017 307.902 62.534 20,31
2018 325.927 67.058 20,57
2019 356.548 71.787 20,13
Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Chợ Mới Tổng chi NSNN cho phòng Văn hoá và thông tin chủ yếu là chi thường xuyên. Vì vậy chất lượng quản lý các khoản chi này có tính chất quyết định đến chất lượng quản lý chi ngân sách cho văn hoá, thông tin và truyền thông nói chung.
Để đánh giá một cách khách quan tình hình quản lý và sử dụng kinh phí từ chi thường xuyên cho lĩnh vực văn hoá, thông tin và truyền thông của huyện, trước hết phân tích tỷ trọng các nhóm mục chi chủ yếu trong chi thường xuyên trong giai đoạn từ năm 2017 – 2019 qua bảng số liệu sau:
Bảng 3.5. Tình hình chi NSNN cho lĩnh vực văn hoá, thông tin và truyền thông theo nhóm chi của huyện Chợ Mới giai đoạn 2017 – 2019
Nội dung
Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
Số thực hiện (trđ)
Tỷ trọng
(%)
Số thực hiện (trđ)
Tỷ trọng
(%)
Số thực hiện (trđ)
Tỷ trọng
(%) Tổng chi 62.534 100 67.058 100 71.787 100 Chi cho con
người 42.450 67,88 45.150 67,33 48.160 67,09 Chi cho
chuyên môn 14.260 22,80 14.980 22,34 16.140 22,48
Nội dung
Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
Số thực hiện (trđ)
Tỷ trọng
(%)
Số thực hiện (trđ)
Tỷ trọng
(%)
Số thực hiện (trđ)
Tỷ trọng
(%) Tổng chi 62.534 100 67.058 100 71.787 100 nghiệp vụ
Chi mua sắm, sửa
chữa
4.206 6,73 4.680 6,98 5.150 7,17
Chi khác 1.618 2,59 2.248 3,35 2.337 3,26 Nguồn: Phòng Văn hoá và thông tin Chợ Mới Chi trực tiếp cho con người chiếm tỷ trọng cao nhất trong phân chia NSNN của Văn hoá và thông tin huyện, mà nội dung cơ bản là chi lương và các khoản có tính chất lương luôn chiếm cơ cấu cao nhất trong hoạt động chi thường xuyên của ngân sách giành cho Văn hoá, thông tin và truyền thông huyện Chợ Mới. Nguyên nhân xuất phát từ những lý do sau:
Thứ nhất, các khoản chi này dùng để chi lương, các khoản phụ cấp, tiền công, các khoản đóng góp là để bù đắp lại công sức bỏ ra để hoạt động trong lĩnh vực văn hoá, thông tin và truyền thông của đội ngũ cán bộ, viên chức và người lao động. Khi thực hiện lập dự toán, cần thiết phải ưu tiên tới khoản chi này, kể cả khi nguồn ngân sách có hạn, các khoản chi còn lại được phân bổ cân đối trong nguồn kết dư của ngân sách.
Thứ hai, số lượng cán bộ phòng văn hoá hiện tại còn thiếu so với biên chế được duyệt (một số cán bộ về hưu trước tuổi), trong khi đó việc tuyển dụng biên chế mới chưa được kịp thời, một số cán bộ là hợp đồng do đó khoản trả lương cho cán bộ hợp đồng cũng tăng thêm. Nhìn chung, công tác quản lý sử dụng các nguồn kinh phí cho nhóm mục này thì phòng Văn
hoá và thông tin thực hiện rất tốt, do công thức tính toán lương được công khai, rõ ràng, hệ số lương được quy định rõ ràng. Tuy nhiên, việc quản lý quỹ lương, biên chế, hợp đồng thực hiện chưa tốt do tình trạng tuyển dụng chưa sát thực tế, số lượng vào biên chế còn hạn chế do yêu cầu còn khắt khe, hợp đồng dôi dư…
Qua bảng số liệu có thể thấy các khoản chi cho con người chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi thường xuyên cho văn hoá, thông tin và truyền thông huyện Chợ Mới. Mức chi cho con người phản ánh mức thu nhập cơ bản của cán bộ, viên chức, là một trong những yếu tố cơ bản ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của đội ngũ này. Từ năm 2017 đến 2019, con số chi cho khoản chi con người đã tăng từ 42.450 triệu đồng lên 48.160 triệu đồng, tương ứng chiếm 67,88%; 67,09% trong cơ cấu chi ngân sách. Điều này cho thấy đời sống cán bộ nhân viên ngành văn hoá huyện Chợ Mới ngày càng được quan tâm, chú trọng.
Chi nghiệp vụ chuyên môn bao gồm các hoạt động chi văn hoá thông tin;
chi phát thanh, truyền hình, thông tấn; chi thể dục thể thao phục vụ mục đích tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, các chương trình mục tiêu tăng cường phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao sức khoẻ, chất lượng đời sống tinh thần cho người dân địa phương. Số kinh phí này trong tổng thể các nguồn chi chiếm từ 14.260 triệu đồng năm 2017 lên 16.140 triệu đồng năm 2019, tương ứng chiếm 22,80%; 22,48% tổng chi NSNN. Số kinh phí này hàng năm vẫn ổn định không biến động nhiều. Số kinh phí này tuy ổn định nhưng chưa đáp ứng đủ để tổ chức các hoạt động mang tính quy mô lớn. Chi mua sắm, sửa chữa: Từ năm 2017 đến nay, cơ sở vật chất của phòng Văn hoá và thông tin không có nhiều biến động. Các hoạt động xây dựng chủ yếu là chi đầu tư tăng cường cơ sở vật chất cho một số nhà văn hoá ở vùng khó khăn, chi băng rôn, khẩu hiệu, bảng tin các dịp lễ, tết, kỷ niệm. Nguồn chi cho hoạt động này
chiếm 6,73% - 7,17% tổng ngân sách chi cho văn hoá, thông tin và truyền thông. Năm 2019, huyện bỏ ra nguồn kinh phí tương đối lớn cho hoạt động mua sắm, sửa chữa 5.150 triệu đồng. Tuy nhiên, số kinh phí đó chủ yếu cho các hoạt động sửa chữa máy móc, thiết bị loa đài, phát thanh, trùng tu lại một số nhà văn hoá đã xuống cấp. Còn hoạt động xây mới không bố trí nguồn kinh phí tại các xã mà nguồn xây mới chủ yếu do UBND các xã, thị trấn và Ban quản lý các dự án huyện làm chủ đầu tư.
Các khoản chi khác: Đây là khoản chi có tỷ lệ thấp nhất trong tổng ngân sách chi thường xuyên, đây là những mục chi cho những hoạt động ngoài lề công tác thông tin, truyền thông. Do vậy, chi hoạt động khác càng thấp càng tiết kiệm được chi phí cho NSNN, tỷ lệ này trong lĩnh vực văn hoá, thông tin và truyền thông ở huyện Chợ Mới chiếm từ 2,59% đến 3,26% trong giai đoạn từ năm 2017 – 2019, đặc biệt có xu hướng giảm từ 3,35% năm 2018 xuống 3,26% năm 2019. Điều này cho thấy Phòng Văn hoá và thông tin đã kiềm chế mức chi tiêu, tránh thất thoát, lãng phí nguồn NSNN được cấp.
Đánh giá tổng quát, chi NSNN cho văn hoá, thông tin và truyền thông từ nguồn NSNN trong các năm gần đây có sự gia tăng đáng kể. Cơ cấu nhóm chi trong tổng chi đã có sự điều chỉnh hợp lý, mặc dù đã có sự quan tâm đến yếu tố con người, tuy nhiên cơ cấu chi cho con người còn thấp so với mặt bằng (chiếm khoảng 67%), các khoản chi còn lại chiếm tỷ trọng khoảng 33% chưa đảm bảo quy định của Chính phủ (cơ cấu 80/20). Để đảm bảo chi NSNN cho sự nghiệp văn hoá thông tin hiệu quả hơn cần có sự thay đổi trong cơ cấu theo các khoản chi.
3.3.2.1. Quản lý các khoản chi đầu tư phát triển
Bảng 3.6. Nguồn kinh phí NSNN chi đầu tư cho sự nghiệp văn hoá thông tin huyện Chợ Mới giai đoạn 2017 - 2019
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm Tổng số chi đầu tư Tổng số chi đầu tư
văn hoá thông tin Tỷ lệ (%)
2017 19.710 2.572 13,05
2018 30.415 4.028 13,24
2019 53.360 9.047 16,95
Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Chợ Mới Chi nguồn kinh phí sự nghiệp có tính chất đầu tư: Từ năm 2017 – 2019 nguồn vốn này đã đầu tư xây dựng, nâng cấp sửa chữa một số công trình mang tình trọng điểm của ngành Văn hoá, thông tin và truyền thông của huyện Chợ Mới đã tạo nên bề mặt cơ sở vật chất ngày một được khang trang đáp ứng nhu cầu ngày càng cao trong việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức và đời sống tinh thần của người dân.
Một số công trình trọng điểm được đầu tư qua các năm như: Đầu tư hệ thống loa phát thanh tới tận thôn, xóm của các xã và thị trấn trên địa bàn huyện 542,6 triệu đồng; xây dựng bảng tin, cổng trào tại cửa ngõ huyện và các xã, thị trấn 3658,5 triệu đồng; xây dựng nhà văn hoá thôn 8.546,8 triệu đồng….
Việc đầu tư từ nguồn vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư và mua sắm tài sản cố định căn cứ theo tiêu chuẩn, định mức đã được quy định tại dự thảo NSNN và bảo đảm thực hiện Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Qua bảng số liệu trên, cho thấy việc đầu tư từ nguồn vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư qua các năm được UBND huyện Chợ Mới quan tâm nhưng mức độ đầu tư chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của ngành văn hoá, thông tin và truyền thông. Nguồn vốn đầu tư không đều qua các năm và không tương xứng với xu hướng phát triển của xã hội. Năm 2019, đầu tư xây dựng,
nâng cấp và sửa chữa một số hạng mục công trình cao nhất trong các năm, đạt 16,95% trong tổng số đầu tư toàn huyện.
Về việc chấp hành dự toán chi NSNN cho lĩnh vực văn hoá, thông tin và truyền thông, kết quả tính toán bảng 3.7 cho thấy: trong tổng số lượng mẫu nghiên cứu 50 thu thập được, các thang điểm được các đối tượng khảo sát trên địa bàn huyện đánh giá trải đều từ điểm 1 đến điểm 5.
Bảng 3.7. Tổng hợp kết quả khảo sát về việc chấp hành dự toán chi NSNN lĩnh vực văn hoá, thông tin và truyền thông tại huyện Chợ Mới
STT Nội dung
Mức điểm bình quân
Tỷ lệ (%) Điểm
1
Điểm 2
Điểm 3
Điểm 4
Điểm 5
1 Thẩm tra dự toán ngân
sách hàng năm 3,78 0 0 46,67 26,67 25,00
2
Giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm, tạo điều kiện thuận lợi cho chấp hành dự toán ngân
sách
3,35 3,33 6,67 55,00 21,67 13,33
3
Việc điều chỉnh dự toán của các đơn vị được
kiểm soát một cách chặt chẽ
3,95 0 0 38,33 28,33 33,33
4
Các đơn vị tự chủ ngân sách đã xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ phù
hợp
3,35 3,33 6,67 55,00 21,67 13,33
STT Nội dung
Mức điểm bình quân
Tỷ lệ (%) Điểm
1
Điểm 2
Điểm 3
Điểm 4
Điểm 5
5
Các đơn vị các chấp hành tốt các tiêu chuẩn
định mức và thực hiện tiết kiệm chi trong thực
hiện dự toán
3,98 0 0 33,33 35,00 31,67
6
Thông tin về hình thức thực hiện thu, chi có giá trị đối với công tác kiểm tra và báo cáo kết
quả
4,02 0 0 35,00 28,33 36,67
7
Các đơn vị chấp hành NS đáp ứng các yêu
cầu sử dụng NS và được đánh giá cao
3,27 5,00 8,33 51,67 25,00 10,00
8
Hệ thống thanh toán được kiểm soát chặt chẽ và thanh toán đúng
thời hạn
3,35 3,33 6,67 55,00 21,67 13,33
9
Thanh toán chi NS cho văn hoá, thông tin không vượt quá dự toán
đã phân bổ
3,98 0 0 33,33 35,00 31,67
10 Có hình thức khen
thưởng và xử lý vi 3,95 0 0 38,33 28,33 33,33
STT Nội dung
Mức điểm bình quân
Tỷ lệ (%) Điểm
1
Điểm 2
Điểm 3
Điểm 4
Điểm 5 phạm kịp thời trong
quá trình chấp hành dự toán của các đơn vị
Nguồn: Tác giả điều tra, tổng hợp, 2020 Qua bảng 3.7 cho thấy, các chỉ tiêu (6), (9), (5) có mức điểm bình quân cao lần lượt chứng tỏ thông tin về hình thức thực hiện thu, chi có giá trị; đối với công tác kiểm tra và báo cáo kết quả, các đơn vị các chấp hành tốt các tiêu chuẩn định mức và thực hiện tiết kiệm chi trong thực hiện dự toán, việc thanh toán chi NS cho văn hoá thông tin không vượt quá dự toán đã phân bổ. Các chỉ tiêu có số điểm đánh giá thấp là (7), (2), (4), (8) số điểm lần lượt là 3,27; 3,35;
3,35; ; 3,35 chứng tỏ các đơn vị chấp hành NS chưa đáp ứng các yêu cầu sử dụng NS và không được đánh giá cao; việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm chưa tạo điều kiện thuận lợi cho chấp hành dự toán ngân sách; các đơn vị tự chủ ngân sách chưa xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ phù hợp; hệ thống thanh toán chưa được kiểm soát chặt chẽ và chưa thanh toán đúng thời hạn.