Kiến nghị với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Một phần của tài liệu Quản lý chi ngân sách nhà nước cho lĩnh vực văn hóa, thông tin và truyền thông ở huyện chợ mới, tỉnh bắc kạn (Trang 107 - 120)

Chương 4 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ

4.3. Một số kiến nghị

4.3.3. Kiến nghị với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch cần tham gia, góp ý kiến trực tiếp với Bộ Tài chính trong việc kịp thời ban hành sửa đổi, bổ sung các định mức chi cho phù hợp với tình hình thực tế và sự phát triển kinh tế - xã hội hiện nay.

Ban hành các văn bản hướng dẫn việc sử dụng chi NSNN cho các hạng mục thuộc lĩnh vực văn hoá, thông tin và truyền thông.

KẾT LUẬN

Tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước trong lĩnh vực văn hoá, thông tin và truyền thông tại huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn là một yêu cầu cấp thiết có tính khách quan. Điều này không chỉ bắt nguồn từ hạn chế, yếu kém trong quá trình thực hiện, mà còn là sự đòi hỏi của các quy luật và nghị quyết của Đảng, chính sách của Nhà nước về đổi mới cơ chế quản lý chi NSNN. Đây là hoạt động có liên quan đến việc chi NSNN nhằm mục đích tuyên truyền, nâng cao nhận thức, đời sống tinh thần cho người dân do vậy cần phải được quan tâm đúng mức. Bởi vì nó có ý nghĩa trên nhiều mặt, tác động, chi phối, quyết định trong phát triển văn hoá, kinh tế - xã hội ở trên địa bàn huyện và luôn gắn với trách nhiệm quản lý, lãnh đạo của Đảng bộ và Ủy ban nhân dân huyện Chợ Mới cho đến các xã, thị trấn và các cơ quan chức năng.

Qua quá trình phân tích luận văn đã làm rõ và khắc họa khái quát một cách tương đối đầy đủ cơ sở lý luận về chi NSNN, quản lý chi NSNN nói chung và quản lý chi ngân sách nhà nước cho lĩnh vực văn hoá, thông tin và truyền thông nói riêng để làm nền tảng cho việc thực hiện quản lý chi ngân sách cho lĩnh vực văn hoá, thông tin và truyền thông tại huyện Chợ Mới. Đây không những là yêu cầu của thực tiễn, của vấn đề đang đòi hỏi mà còn là mục tiêu, động lực để thúc đẩy huyện phát triển toàn diện và công tác quản lý chi ngân sách ngày càng có hiệu quả cao hơn.

Qua phân tích thực trạng việc quản lý chi NSNN cho lĩnh vực văn hoá, thông tin và truyền thông tại huyện Chợ Mới đã luận giải, đánh giá các mặt mạnh, mặt yếu về công tác quản lý chi ngân sách cho lĩnh vực văn hoá, thông tin và truyền thông tại huyện, cụ thể:

Mặt mạnh: Công tác lập dự toán chi NSNN cho lĩnh vực văn hoá, thông tin và truyền thông tại huyện Chợ Mới có nhiều chuyển biến tích cực; công tác kiểm toán, quyết toán ngân sách đúng lộ trình, đảm bảo tuân thủ các quy trình, quy định; UBND huyện Chợ Mới đã phối hợp tốt với các bên liên quan để thanh

tra, kiểm tra, xử lý vi phạm liên quan tới chi ngân sách trong quá trình thực hiện từ khâu lập dự toán, chi NSNN ở cấp huyện, trong đó có nguồn ngân sách chi cho lĩnh vực văn hóa, thông tin và truyền thông…

Mặt yếu: Quá trình lập, phân bổ dự toán còn chậm, chưa sát với yêu cầu thực tiễn trên cơ sở các nhiệm vụ được giao; dự toán ngân sách của các đơn vị dự toán hàng năm lập chưa sát với nhu cầu sử dụng nên dẫn đến tình trạng thiếu kinh phí phải bổ sung, hoặc trong năm có các chế độ chính sách tăng thêm do thay đổi cơ chế, chính sách, do đó gây ảnh hưởng tới quá trình tham mưu, chỉ đạo và tổ chức các hoạt động của Phòng Văn hoá và thông tin cũng như của các đơn vị dự toán. Các đơn vị thụ hưởng ngân sách gửi quyết toán còn chậm so với quy định; việc lập quyết toán và tổng hợp quyết toán NSNN chất lượng chưa cao, còn sơ sài, một số báo cáo tài chính còn thiếu mẫu biểu theo quy định; việc theo dõi và kiểm tra công tác kế toán, quyết toán của các đơn vị dự toán chưa được thường xuyên; chế độ báo cáo chưa đúng thời gian quy định.

Từ những kết quả trên, đề tài luận văn đã đề ra các giải pháp có tính khả thi nhằm thúc đẩy, khai thác mọi tiềm năng phát triển trên địa bàn huyện. Cụ thể: Giải pháp hoàn thiện công tác lập dự toán chi ngân sách nhà nước; giải pháp hoàn thiện công tác chấp hành dự toán chi ngân sách nhà nước; giải pháp hoàn thiện công tác quyết toán chi ngân sách nhà nước; giải pháp hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra, xử lí vi phạm liên quan đến chi ngân sách nhà nước và một số kiến nghị với các cơ quan quản lý. Từ đó, phần nào tăng cường công tác quản lý chi ngân sách và sử dụng các ngân sách được cấp có hiệu quả, tiết kiệm đáp ứng yêu cầu đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nói chung và quản lý chi ngân sách lĩnh vực văn hoá, thông tin và truyền thông tại huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn nói riêng.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài chính (2004), Quyết định số 67/2004/QĐ-BTC ngày 13/8/2004 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành “Qui chế về tự kiểm tra tài chính, kế toán tại các cơ quan, đơn vị có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước.

2. Bộ Tài chính (2004), Thông tư số118/2004/TT-BTC ngày 8/12/2004 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị đối với các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập trong cả nước.

3. Bộ Tài chính (2005), Thông tư số 21/2005/TT-BTC ngày 22/3/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện quy chế công khai tài chính đối với các đơn vị dự toán ngân sách và các tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ.

4. Bộ Tài chính (2007),Thông tư số 01/2007/TT–BTC ngày 02/01/2007của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn xét duyệt, thẩm định và thông báo quyết toán năm đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ và ngân sách các cấp.

5. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2002), Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước.

6. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003), Nghị định số 73/2003/NĐ-CP ngày 23/6/2003 của Chính phủ ban hành quy chế xem xét, quyết định dự toán và phân bổ ngân sách địa phương, phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương.

7. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Quyết định số 170/2006/QĐ-TTg ngày 18/7/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy định tiêu chuẩn, định mức trang thiết bị và phương tiện làm việc của cơ quan và cán bộ, công chức, viên chức nhà nước.

8. Chính phủnước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Quyết

định số 208/QĐ-TTg ngày 27/01/2014 về việc phê duyệt Đề án "Đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong các thư viện, bảo tàng, nhà văn hóa, câu lạc bộ”.

9. Chính phủnước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2017), Quyết định số 1992/QĐ-TTg ngày 11/12/2017 về việc ban hành Danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước trong lĩnh vực văn hoá, gia đình, thể thao và du lịch.

10. Lê Thị Hồng Bốn (2010), Môt số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác quản lý ngân sách ở Triệu Phong, Quảng Trị, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế Huế.

11. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015),Luật Ngân sách Nhà nước.

12. Trần Văn Giao (2012), Tài liệu học tập Quản lý ngân sách nhà nước, Học viện Hành chính.

13. Ủy ban nhân dân huyện Chợ Mới (2016), Báo cáo Kinh tế - Xã hội, Quốc phòng – An ninh năm 2016, Chợ Mới, Bắc Kạn.

14. Ủy ban nhân dân huyện Chợ Mới (2017), Báo cáo Kinh tế - Xã hội, Quốc phòng – An ninh năm 2017, Chợ Mới, Bắc Kạn.

15. Ủy ban nhân dân huyện Chợ Mới (2018), Báo cáo Kinh tế - Xã hội, Quốc phòng – An ninh năm 2018, Chợ Mới, Bắc Kạn.

16. Ủy ban nhân dân huyện Chợ Mới (2019), Báo cáo Kinh tế - Xã hội, Quốc phòng – An ninh năm 2019, Chợ Mới, Bắc Kạn.

17. Vũ Đình Bách (1998), Những vấn đề cơ bản về kinh tế học vĩ mô, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

PHỤ LỤC

PHIẾU ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT

Hiện tại tôi đang làm đề tài luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế: “Quản lý chi ngân sách nhà nước cho lĩnh vực văn hoá, thông tin và truyền thông ở huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn”, rất mong nhận được sự đánh giá khách quan của ông/bà ở những câu hỏi dưới đây. Mọi thông tin chỉ nhằm mục đích nghiên cứu.

Xin chân thành cảm ơn ông/bà.

I. THÔNG TIN NGƯỜI ĐƯỢC PHỎNG VẤN

Xin ông/bà cho biết một số thông tin bản thân bằng cách đánh dấu bên phải Câu 1. Giới tính?

1. Nam ❒ 2.Nữ ❒

Câu 2. Loại hình đơn vị hiện đang công tác?

1. Hành chính nhà nước❒ 2. Sự nghiệp ❒ 3. Đảng, đoàn thể ❒

Câu 3. Trình độ chuyên môn của ông/bà 1. Sơ cấp ❒

2. Trung cấp ❒ 3. Cao đẳng ❒

4. Đại học trở lên ❒

Câu 3. Ngành nghề chuyên môn được đào tạo?

1. Kế toán – kiểm toán ❒ 2. Tài chính – ngân hàng ❒ 3. Kinh tế ❒

4.Khác ❒

Câu 4. Thời gian công tác?

1. Dưới 5 năm ❒ 2.Từ 5 – 10 năm ❒ 3. Từ 10 – 20 năm ❒ 4. Trên 20 năm❒

II. THÔNG TIN ĐÁNH GIÁ VỀ QUY TRÌNH QUẢN LÝ CHI NSNN Về các nhận định: Điểm đánh giá từ 1 đến 5 được hiệu như sau:

1 2 3 4 5

Hoàn toàn đồng ý

Không đồng ý Bình thường Đồng ý Hoàn toàn đồng ý

Câu 1: Ông (bà) cho ý kiến với các nhận định sau đây về công tác lập và phân bổ dự toán chi NSNN cho lĩnh vực văn hóa, thông tin và truyền thông tại huyện Chợ Mới? (Bằng cách khoanh tròn vào số điểm mà ông (bà) cho là thích hợp nhất)

STT Nội dung

Mức độ đánh giá Hoàn

toàn không

đồng ý

Không đồng ý

Bình

thường Đồng ý

Hoàn toàn không đồng ý

1

Quy trình dự toán ngân sách là một chuỗi logic và chặt chẽ

1 2 3 4 5

2

Chu trình lập dự toán được xác định rõ ràng về thời gian và được cung cấp một hệ thống luật và các quy định cho quy trình lập dự toán NS

1 2 3 4 5

3

Lập dự toán có xem xét đến tình hình hiện tại và nguồn ngân sách thực tế

1 2 3 4 5

4

Lập dự toán có yêu cầu xem xét các triển vọng trung hạn cho các quyết định

1 2 3 4 5

5

Đơn vị dự toán được thông tin trước khi lập dự toán trong lĩnh vực văn hoá thông tin

1 2 3 4 5

STT Nội dung

Mức độ đánh giá Hoàn

toàn không

đồng ý

Không đồng ý

Bình

thường Đồng ý

Hoàn toàn không đồng ý

6

Các đơn vị xây dựng dự toán ngân sách lập đúng nội dung, biểu mẫu, thời hạn

1 2 3 4 5

Câu 2: Ông (bà) cho biết ý kiến với các nhận định sau đây về việc chấp hành dự toán chi NSNN cho lĩnh vực văn hoá, thông tin và truyền thông tại huyện Chợ Mới? (Bằng cách khoanh tròn vào số điểm mà ông (bà) cho là thích hợp nhất)

ST

T Nội dung

Mức độ đánh giá Hoàn

toàn không đồng ý

Khôn g đồng

ý

Bình thườn

g

Đồng ý

Hoàn toàn không

đồng ý 1 Thẩm tra dự toán

ngân sách hàng năm 1 2 3 4 5

2

Giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm, tạo điều kiện thuận

1 2 3 4 5

ST

T Nội dung

Mức độ đánh giá Hoàn

toàn không đồng ý

Khôn g đồng

ý

Bình thườn

g

Đồng ý

Hoàn toàn không

đồng ý lợi cho chấp hành dự

toán ngân sách

3

Việc điều chỉnh dự toán của các đơn vị được kiểm soát một cách chặt chẽ

1 2 3 4 5

4

Các đơn vị tự chủ ngân sách đã xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ phù hợp

1 2 3 4 5

5

Các đơn vị các chấp hành tốt các tiêu chuẩn định mức và thực hiện tiết kiệm chi trong thực hiện dự toán

1 2 3 4 5

6

Thông tin về hình thức thực hiện thu, chi có giá trị đối với công tác kiểm tra và báo cáo kết quả

1 2 3 4 5

7 Các đơn vị chấp 1 2 3 4 5

ST

T Nội dung

Mức độ đánh giá Hoàn

toàn không đồng ý

Khôn g đồng

ý

Bình thườn

g

Đồng ý

Hoàn toàn không

đồng ý hành NS đáp ứng

các yêu cầu sử dụng NS và được đánh giá cao

8

Hệ thống thanh toán được kiểm soát chặt chẽ và thanh toán đúng thời hạn

1 2 3 4 5

9

Thanh toán chi NS cho văn hoá thông tin không vượt quá dự toán đã phân bổ

1 2 3 4 5

10

Có hình thức khen thưởng và xử lý vi phạm kịp thời trong quá trình chấp hành dự toán của các đơn vị

1 2 3 4 5

Câu 3: Ông (bà) cho biết ý kiến với các nhận định sau đây vè quyết toán chi NSNN cho lĩnh vực văn hoá, thông tin và truyền thông tại huyện Chợ Mới(Bằng cách khoanh tròn vào số điểm mà ông (bà) cho là thích hợp nhất)

STT Nội dung

Mức độ đánh giá Hoàn

toàn không đồng ý

Không đồng ý

Bình

thường Đồng ý

Hoàn toàn không đồng ý

1

Quyết toán NS đã được lập theo đúng mẫu quy định và đúng thời hạn

1 2 3 4 5

2

Công tác xét duyệt quyết toán của phòng TC-KH đã được thực hiện đúng theo quy định

1 2 3 4 5

3

Công tác xét duyệt quyết toán đã giúp thu hồi các khoản chi sai chế độ, không đúng dự toán

1 2 3 4 5

4

Phòng Văn hoá và thông tin, các đơn vị cấp xã, phường đã được nhận thông báo kết quả xét duyệt quyết toán

1 2 3 4 5

5

Phòng Văn hoá và thông tin, các đơn vị xã, phường đã thực

1 2 3 4 5

STT Nội dung

Mức độ đánh giá Hoàn

toàn không đồng ý

Không đồng ý

Bình

thường Đồng ý

Hoàn toàn không đồng ý hiện công khai quyết

toán NSNN hàng năm theo quy định

Câu 5: Ông (bà) cho biết ý kiến với các nhận định sau đây về thanh tra, kiểm tra công tác chi NSNN cho lĩnh vực văn hoá, thông tin và truyền thông tại huyện Chợ Mới (Bằng cách khoanh tròn vào số điểm mà ông (bà) cho là thích hợp nhất)

STT Nội dung

Mức độ đánh giá Hoàn

toàn không đồng ý

Không đồng ý

Bình

thường Đồng ý

Hoàn toàn không

đồng ý

1

Công tác thanh tra, kiểm tra được thực hiện thường xuyên và có kế hoạch

1 2 3 4 5

2 Công tác thanh tra,

kiểm tra triển khai đảm 1 2 3 4 5

Một phần của tài liệu Quản lý chi ngân sách nhà nước cho lĩnh vực văn hóa, thông tin và truyền thông ở huyện chợ mới, tỉnh bắc kạn (Trang 107 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)