Chương 4 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ
4.1. Bối cảnh mới và phương hướng hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước
4.1.1. Bối cảnh mới có ảnh hưởng đến quản lý chi ngân sách nhà nước cho lĩnh vực văn hóa, thông tin và truyền thông ở huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn 4.1.1.1. Bối cảnh kinh tế - xã hội trong nước
Mục tiêu cuối cùng của phát triển bền vững, đó là phát triển con người, tăng trưởng kinh tế cũng là để đáp ứng ngày càng cao nhu cầu về vật chất và tinh thần của từng cá nhân cũng như cả cộng đồng. Hiểu theo nghĩa này, phát triển văn hóa chính là mục tiêu của tăng trưởng kinh tế, đồng thời cũng là một trụ cột của phát triển bền vững.
Nền kinh tế nước ta đang đứng trước những tác động rất lớn của bối cảnh quốc tế. Xét về tác động đến văn hóa, có thể thấy toàn cầu hóa và cuộc cách mạng 4.0 sẽ có ảnh hưởng rõ nét nhất.
Thứ nhất là toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Toàn cầu hóa đang tạo ra nhiều cơ hội và thách thức cho sự phát triển kinh tế ở các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Đến lượt mình, những cơ hội và thách thức này lại tạo ra những tác động hai chiều (tích cực và tiêu cực) đến phát triển văn hóa ở nước ta. Về mặt tích cực, toàn cầu hóa có thể giúp các quốc gia đạt mục tiêu phát triển văn hóa nhanh hơn. Các quốc gia tham gia sớm và sâu vào quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sẽ có nhiều cơ hội tranh thủ được nguồn vốn, khoa học - công nghệ, thị trường, hệ thống phân công lao động quốc tế… từ các quốc gia khác, từ đó thúc đẩy sự phát triển vượt bậc của lực lượng sản xuất trong nước. Về mặt tiêu cực, toàn cầu hóa có thể kéo theo sự phân phối cơ hội và lợi
ích kinh tế không đồng đều giữa các quốc gia, trong đó các nền kinh tế có tiềm lực nhỏ bé như Việt Nam có thể sẽ gặp nhiều bất lợi. Điều này có thể khiến những quốc gia tiếp nhận nhiều nguồn lực từ bên ngoài trở nên phụ thuộc nhiều hơn về kinh tế, và từ đó kéo theo sự lệ thuộc về chính trị và văn hóa. Trong bối cảnh thể chế kém phát triển, các “hàng rào” ngăn chặn tác động tiêu cực về văn hóa chưa đầy đủ và kém hiệu lực, toàn cầu hóa sẽ dẫn đến nguy cơ du nhập ồ ạt văn hóa ngoại lai, lối sống thực dụng và các tư tưởng phản động, đi ngược lại các giá trị chân thiện mỹ đã được gìn giữ qua nhiều thế hệ. Hệ lụy của việc mất đi bản sắc văn hóa riêng của từng dân tộc, đến lượt nó sẽ gây bất ổn chính trị xã hội và trở thành yếu tố phản phát triển.
Thứ hai là Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư làm thay đổi căn bản cách sống, làm việc và quan hệ giữa các cá nhân trong xã hội loài người, có nghĩa là sẽ làm thay đổi trực tiếp đến văn hóa. Trong bối cảnh này, tính đổi mới sáng tạo từ con người và ứng dụng tính đổi mới sáng tạo đó vào đời sống sẽ được đề cao. Vì thế, về mặt tích cực, Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đòi hỏi mỗi quốc gia phải xây dựng được một hệ thống đổi mới sáng tạo để chuyển đổi nền công nghiệp hiện hành lên một vị thế cao hơn, giá trị hơn, cùng với đó là hình thành một nền văn hóa năng động, sáng tạo và năng suất cao hơn.
4.1.1.2. Bối cảnh kinh tế - xã hội trong tỉnh
Theo Quy hoạch phát triển sự nghiệp văn hóa tỉnh Bắc Kạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, tỉnh quyết tâm phát triển sự nghiệp văn hóa theo hướng bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc, gìn giữ, bảo vệ môi trường tự nhiên và xã hội, đảm bảo sự tăng trưởng liên tục, khắc phục về tình trạng chênh lệch mức hưởng thụ văn hoá của nhân dân ở các vùng, miền, khu vực trong toàn tỉnh, gắn liền với bảo đảm an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội.
Xây dựng, phát triển sự nghiệp văn hóa của tỉnh Bắc Kạn tiên tiến, đậm
đà bản sắc dân tộc gắn với mục tiêu phát triển con người, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, hướng mọi hoạt động văn hóa vào việc xây dựng con người phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, đạo đức, năng lực sáng tạo, tuân thủ pháp luật. Có ý thức cộng đồng, lối sống văn hóa, quan hệ hài hòa trong gia đình, cộng đồng và xã hội.
4.1.1.3. Bối cảnh kinh tế - xã hội của huyện
Huyện Chợ Mới với vị trí địa lý là huyện cửa ngõ của tỉnh Bắc Kạn, đường giao thông thuận lợi, các di tích đã được xếp hạng cấp tỉnh như chùa Thạch Long, Đền Thắm và nhà bia lưu niệm của Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng, với những hang động còn nhiều huyền bí, những nét văn hóa đặc trưng của vùng núi Việt Bắc và truyền thống cách mạng của nhân dân huyện Chợ Mới anh hùng, với tiềm năng du lịch Hồ Ba Bể - hồ nước ngọt lớn nhất Đông Nam Á đã được công nhận là di tích đặc biệt cấp quốc gia năm 2015, Chợ Mới sẽ là điểm đến lý thú và hấp dẫn của du khách thập phương. Phát huy tiềm năng, lợi thế của du lịch, dịch vụ đã và đang hướng đi đúng đắn trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế và là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của địa phương theo đúng chủ đề Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Chợ Mới lần thứ V, nhiệm kỳ 2015 – 2020: “ Nâng cao năng lực, sức chiến đấu của toàn đảng bộ; Đoàn kết, đổi mới; Khai thác mọi nguồn lực xây dựng huyện Chợ Mới phát triển toàn diện, bền vững”.
Với bối cảnh trên, việc nâng cao chất lượng đời sống nhân dân, sự hiểu biết và nắm bắt các chủ chương, chính sách của Đang và Nhà nước đối với nhân dân là rất quan trọng và cần thiết, do đó cần phải chú trọng đầu tư, phát triển mạnh lĩnh vực văn hoá, thông tin và truyền thông, để làm được điều này thì việc quản lý chi NSNN là hết sức quan trọng, vì kinh phí chủ yếu cho hoạt động văn hoá, thông tin và truyền thông là từ NSNN, quản lý tốt sẽ giúp thực hiện hiệu quả các mục tiêu, tránh thất thoát, lãng phí.
4.1.2. Phương hướng hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước cho lĩnh vực văn hóa, thông tin và truyền thông ở huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn
Xây dựng cơ chế quản lý NSNN mới cho lĩnh vực văn hoá, thông tin và truyền thông nhằm huy động ngày càng tăng và sử dụng có hiệu quả nguồn lực của Nhà nước và xã hội để nâng cao chất lượng đời sống tinh thần và sự hiểu biết của người dân, đáp ứng yêu cầu cho sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn. Từng bước tăng đầu tư NSNN cho lĩnh vực văn hoá, thông tin và truyền thông, đảm bảo sự đột phá trong giai đoạn 2021 - 2030 là phát huy giá trị văn hóa, con người Việt Nam là sức mạnh toàn dân tộc, khơi dậy tinh thần yêu nước, tự hào, ý chí, khát vọng dân tộc và bản tính chăm chỉ, sáng tạo của nhân dân; xây dựng xã hội dân giàu, nước mạnh, kỷ cương, dân chủ, công bằng, văn minh, trật tự an toàn.
Tăng cường và đẩy mạnh phân cấp quản lý tài chính ngân sách cho lĩnh vực văn hoá, thông tin và truyền thông cho các cấp chính quyền địa phương, nhất là đối với cấp huyện nhằm nâng cao tính chủ động, tự chịu trách nhiệm và phát huy khả năng huy động nguồn lực tại chỗ cho phát triển lĩnh vực văn hoá, thông tin và truyền thông ở địa phương.
Phân bổ NSNN cho lĩnh vực văn hoá, thông tin và truyền thông phải đảm bảo tính khoa học, hợp lý và rõ ràng, công khai theo những mục tiêu đã được xác định trong chính sách phát triển lĩnh vực văn hoá, thông tin và truyền thông, các định mức phân bổ phải linh hoạt, hài hoà và phù hợp với tình hình kinh tế của huyện Chợ Mới. Làm tốt công tác tự kiểm tra, tăng cường công tác giám sát tài chính và gắn quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về quản lý và sử dụng ngân sách với hiệu quả đầu tư.
Nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý, sử dụng ngân sách lĩnh vực văn hoá, thông tin và truyền thông trên cơ sở gắn trách nhiệm cả về công tác quản lý chuyên môn với công tác quản lý tài chính và các nguồn lực khác, tăng cường quyền tự chủ về tài chính, quyền tự chịu trách nhiệm đối với hoạt động của đơn
vị. Đồng thời tăng thêm quyền chủ động cho Phòng Văn hoá và thông tin huyện về phân bổ, sử dụng các nguồn lực nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng các chương trình văn hoá.
Chi ngân sách phải đảm bảo thực sự tiết kiệm, hiệu quả, trong đó phải ưu tiên chi cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, đầu tư có chọn lọc cho phát triển khoa học, công nghệ, phát triển nguồn nhân lực…