CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÁC TRƯỜNG MẦM NON CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN TP.THÁI NGUYÊN
3.1. Một số đặc điểm cơ bản phát triển KT - XH của thành phố Thái Nguyên trong
3.1.3. Khái quát về công tác giáo dục đào tạo trường mầm non công lập trên địa bàn thành phố thái Nguyên
Những năm đầu đời đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành nhân cách và phát triển năng lực của trẻ, bởi tuy trẻ bẩm sinh đã có khả năng tiếp thu học tập, não bộ đã được lập trình để tiếp nhận các thông tin cảm quan và từ đó sử dụng nó hình thành hiểu biết và giao tiếp với thế giới bên ngoài. Tuy nhiên, thiên hướng học tập của trẻ có thể bị hạn chế bởi nhiều yếu tố như thể chất, nhận thức và
tình cảm xã hội. Việc được hưởng sự chăm sóc và phát triển tốt từ lứa tuổi trẻ thơ sẽ góp phần tạo nền móng vững chắc cho sự phát triển trong tương lai của trẻ.
Các trường mầm non công lập bộ máy quản lý bao gồm 01 Hiệu trưởng, 02 Phó hiệu trưởng và các phòng ban. Cụ thể như sơ đồ sau:
(Nguồn: Bộ Giáo dục và Đào tạo TP Thái Nguyên) Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy của các trường mầm non công lập
Trường có 1 Hiệu trưởng, 02 phó hiệu trưởng, cơ cấu Ban Giám hiệu đúng, đủ số lượng người theo quy định của Điều lệ trường mầm non; có Hội đồng thi đua khen thưởng và kỷ luật, Hội đồng Sư phạm, Hội cha mẹ học sinh.
Trường hạng I có 2 phó hiệu trưởng; trường hạng II có 1 phó hiệu trưởng;
được bố trí thêm 1 phó hiệu trưởng nếu có từ 5 điểm trường hoặc có từ 20 trẻ em khuyết tật trở lên. Các hạng I, II của nhà trường, nhà trẻ được quy định tại Thông tư số 71/2007/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 28 tháng 11 năm 2007 liên tịch Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ, hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập.
Nhà trường có 2 tổ chuyên môn, 1 tổ chuyên môn ghép khối Mẫu giáo Bé (khối mầm) - Nhỡ (khối chồi), 1 tổ chuyên môn khối Mẫu giáo lớn (khối lá), sinh hoạt chuyên môn theo đúng Quy chế, có 01 tổ văn phòng gồm nhân viên kế toán, văn thư, nhân viên bảo vệ và nhân viên cấp dưỡng, phục vụ.
Trường có 01 Chi bộ độc lập với các đồng chí Đảng viên, bí thư chi bộ là đồng chí Hiệu trưởng, đa số các đồng chí đảng viên đều giữ các trọng trách trong nhà trường như phó hiệu trưởng, chủ tịch công đoàn cơ sở, tổ trưởng các tổ chuyên môn, ban chấp hành công đoàn, bí thư Chi đoàn; Nhà trường có tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh. Nhà trường có Ban đại diện Hội cha mẹ học sinh, có danh sách Ban đại diện cha mẹ học sinh của mỗi lớp, của nhà trường và hoạt động theo quy định của Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
* Quy mô các cơ sở giáo dục mầm non công lập:
- Hệ thống các trường mầm non công lập hiện nay
Bảng 3.1: Số liệu giáo dục mầm non cả nước giai đoạn 2016 – 2020 STT
Số liệu chung Giáo dục Mầm non
Năm học 2016-2018 Năm học 2018-2020
Tổng số
Chia ra
Tổng số
Chia ra
Công lập
Ngoài công
lập
Công lập
Ngoài công
lập
1. Số trường 15,256 12.659 2.597 15,501 12,450 3,051
Nhà trẻ 15 13 2
13
9
4
Mẫu giáo 2.240 2.113 127 2.125 1,980 145
Mầm non 13.001 10.533 2.468 13.363 10,461 2.902
2. Số cơ sở nhóm trẻ, lớp mẫu
giáo độc lập 6.388 6.388 6.714 6.714
3. Số nhóm, lớp 195.762 148.921 46.841 201.291 154,919 46.372
Nhóm 39.987 23.759 16.228 36.557 23,974 12.583
Lớp 155.775 125.162 30.613 164.734 130,945 33.789
4. Số trẻ em 5.307.915 4.331.487 976.428 5.473.223 4,530,884 942.339 Trẻ em nhà trẻ 708.074 475.709 232.365 775.959 531,648 244.311
STT
Số liệu chung Giáo dục Mầm non
Năm học 2016-2018 Năm học 2018-2020
Tổng số
Chia ra
Tổng số
Chia ra
Công lập
Ngoài công
lập
Công lập
Ngoài công
lập Trẻ em mẫu giáo 4.599.841 3.855.778 744.063 4.697.264 3,999,236 698.028 Trong đó:
- Nữ 2.483.537 2.034.171 449.366 2.466.510 2,024,160 442.350 - Dân tộc thiểu số 914.543 896.752 17.791 921.229 900.431 20.798
- Khuyết tật 8.537 7.769 768 6.172 5.465 707
5. CBQL, giáo viên và nhân viên 493.258 376.042 117.216 447.065 322.066 124.999
5.1. Cán bộ Quản lý và nhân viên 155.760 113.948 41.812 110.525 73.804 36.721 Chia ra:
- Hiệu trưởng 14.739 12.302 2.437 17.394 12.077 5.317
- Phó hiệu trưởng 22.608 20.747 1.861 23.211 20.642 2.569
- Nhân viên 118.413 80.899 37.514 69.920 41.085 28.835
5.2. Giáo viên 337.498 262.094 75.404 336.545 248.262 88.728
Trong đó:
- Nữ 336.630 261.612 75.018 325.821 254.027 71.794
- Dân tộc thiểu số 44.476 43.294 1.182 50.071 46.513 3.558
- Viên chức 208.633 207.949 684 238.128 230.636 7.492
- Đạt trình độ chuẩn trở lên 332.417 261.067 71.350 324.453 246.429 78.024
6. Phòng học 172.950 133.703 39.247 197.414 146.573 50.841
Chia ra:
- Phòng học kiên cố 124.448 91.735 32.713 145.059 100.469 44.590 - Phòng học bán kiên cố 41.233 34.866 6.367 43.545 37.309 6.236
- Phòng học tạm 7.269 7.102 167 8.810 8.795 15
(Nguồn: Báo cáo của Bộ GDĐT) Tổng số trẻ mầm non được đến trường hiện nay là 5.473.223 trẻ, đạt tỷ lệ 67,3%. Năm học 2018-2020, cả nước tăng thêm 245 trường mầm non, đưa số trường mầm non của cả nước lên 15.501 trường, trong đó có 3.051 trường mầm non
ngoài công lập, tỷ lệ 19,6%. Toàn quốc có 36.959 điểm trường, 201.291 nhóm/lớp;
6,714 cơ sở giáo dục mầm non độc lập tư thục (tăng 326 cơ sở).
Theo thống kê, bậc học mầm non hiện có 447.065 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên. So với yêu cầu, số giáo viên còn thiếu ở bậc học mầm non là 49.177 người. Để giải quyết vấn đề này, năm 2018, Bộ GDĐT đã phối hợp với Bộ Nội vụ đề xuất Thủ tướng Chính phủ, Bộ Chính trị giao bổ sung 20.300 biên chế cho 17 tỉnh tăng cơ học về quy mô học sinh và 5 tỉnh Tây Nguyên.
Tính đến cuối năm học, toàn quốc có 15.473/15.501 cơ sở giáo dục mầm non, chiếm tỷ lệ 99,8% triển khai thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”, tác động tích cực thúc đẩy việc đổi mới phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ; đội ngũ giáo viên được nâng cao về chuyên môn, được chủ động, sáng tạo trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ; chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ được nâng lên.
Bên cạnh những kết quả đạt được, theo Vụ trưởng Vụ Giáo dục Mầm non Nguyễn Bá Minh, giáo dục mầm non vẫn là bậc học còn nhiều khó khăn. Trường, lớp mầm non mặc dù đã được quan tâm đầu tư nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu;
tình trạng thiếu trường mầm non ở khu đô thị, khu đông dân cư, khu công nghiệp, khu chế xuất còn khá phổ biến; một số đơn vị cấp xã chưa có trường mầm non độc lập; vẫn còn 1695 nhóm lớp độc lập tư thục chưa được cấp phép; nhiều nhóm lớp độc lập tư thục thiếu các điều kiện đảm bảo chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn.“Tình trạng thiếu giáo viên chưa được khắc phục, tạo áp lực lớn cho đội ngũ trong thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục trẻ. Tỉ lệ giáo viên/lớp ở một số địa phương rất thấp. Nhiều nơi giáo viên làm việc ngoài giờ kéo dài nhưng không được trả chế độ thừa giờ. Thu nhập của giáo viên mầm non thấp, thời gian làm việc ở trường quá dài, áp lực công việc lớn, ảnh hưởng đến cuộc sống của giáo viên nên ở một số địa phương
- Giáo dục mầm non Thành phố Thái Nguyên đã và đang tự khẳng định được mình, từng bước đi vào thế ổn định và có những sự phát triển vững chắc cả về quy mô giáo dục, số lượng trẻ đến lớp và chất lượng giáo dục.
- Về quy mô mạng lưới trường lớp:
Bảng 3.2: Quy mô phát triển trường GDMN trên địa bàn TP Thái Nguyê n giai đoạn 2016 - 2020
Nội dung 2016-2017 2017-2018 2018-2019 2019-2020 Tổng số trường mầm
non trên địa bàn thành phố Thái Nguyên
SL SL SL SL
50 57 60 64
(Nguồn: Báo cáo của phòng GDĐT thành phố Thái Nguyên) Cụ thể:Quy mô phát triển giáo dục từ năm 2018-2020:
Toàn thành phố Thái Nguyên có 64 trường mầm non, trong đó có 50 trường mầm non công lập (02 trường mầm non thuộc Quốc phòng); 12 trường mầm non tư thục; 02 trường mầm non dân lập; 27 cơ sở nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục.
Tăng 7 trường so với năm 2017-2018.
Có thể thấy, MNCL thành phố Thái Nguyên hình thành và phát triển những năm qua đã góp phần cùng hệ thống giáo dục Mầm non công lập cả nước nói chung về chăm sóc, giáo dục, giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng. Từ năm 2018-2020, trên địa bàn toàn tỉnh có 14 trường mầm non ngoài công lập, dù chỉ chiếm 6% trong tổng số các trường mầm non nhưng đa số đều đạt chuẩn về số lượng và chất lượng.
Tuy vậy, loại hình này vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập, như: Phát triển thiếu bền vững; chưa đồng đều giữa các huyện, thành phố, thị xã…Bởi vậy, để nâng cao chất lượng nuôi dạy trẻ, đáp ứng nhu cầu của phụ huynh, thời gian tới, ngành Giáo dục tỉnh, thành phố tiếp tục tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cộng đồng, xã hội trong việc phát triển giáo dục MNCL; khuyến khích và tạo mọi điều kiện tăng quy mô phát triển mạng lưới trường, lớp MNCL ở những nơi có điều kiện còn khó khăn ; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kịp thời chấn chỉnh, xử lý các cơ sở giáo dục MNCL không đảm bảo; chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên;…
Bảng 3.3: Quy mô trẻ tại trường GDMN trên địa bàn TP Thái Nguyên
Loại hình Số trường
Số
lớp Số trẻ
Trong đó Nhà trẻ Mẫu giáo
3T
Mẫu giáo 4T
Mẫu giáo 5T Lớp ST Lớp ST Lớp ST Lớp ST Công lập 50 504 18.815 89 2.827 125 4.433 137 5.189 153 6.366
Dân lập 2 6 153 2 45 1 29 1 29 2 50
Tư thục 12 111 2.808 38 977 27 705 24 598 22 528 Nhóm trẻ 27 96 1.802 40 771 26 470 17 302 13 259 Tổng 64 717 28.812 169 4.620 179 5.637 179 6.118 190 7.203
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp chuyên môn Phòng Giáo dục đào tạo Thành phố Thái Nguyên năm học 2018 - 2020) Tổng số lớp bao gồm: 795 lớp = 28.812 trẻ, trong đó:
+ Nhà trẻ: 245 lớp = 6.615/17.258 trẻ, tỷ lệ huy động đạt 38.33%
+ Mẫu giáo có 622 lớp = 20.526/21.182 trẻ (470 trẻ trái tuyến, tỷ lệ huy động đạt 95.62%, trong đó mẫu giáo 5 - 6 tuổi: 230 lớp =7475/7265 trẻ, tỷ lệ huy động ra lớp 100% (có 210 trẻ có hộ khẩu tạm trú và khẩu nơi khác đang học tại địa bàn thành phố Thái Nguyên).
So với cùng kì năm trước tăng: 06 trường công lập của 5 xã mới chuyển về Thành phố và 61 phòng học xây mới được đưa vào sử dụng; tăng 131 lớp/3930 trẻ)
- Số lớp mẫu giáo 5 tuổi và số trẻ 5 tuổi đến trường: tăng 58 lớp, tăng 2146 trẻ.
Trên cơ sở các chỉ tiêu chung của ngành giáo dục Thành phố và báo cáo tổng kết năm học của các đơn vị trường mầm non, mầm non Thành phố Thái Nguyên đã hoàn thành tốt các chỉ tiêu cơ bản, ổn định về mạng lưới trường, lớp và huy động trẻ ra lớp, số trẻ mẫu giáo tăng nhanh, hệ thống giáo dục ngoài công lập cũng được phát triển ổn định.
Về công tác chăm sóc - giáo dục trẻ: Chất lượng chăm sóc Giáo dục trẻ mầm non phụ thuộc vào chất lượng đội ngũ giáo viên và điều kiện cơ sở vật chất (CSVC), trang thiết bị đảm bảo cho công tác chăm sóc Giáo dục trẻ (CSGD). Cơ sở vật chất của các trường hầu như đều có sân chơi, đồ chơi ngoài trời và trong lớp, có
đầy đủ đồ dùng dạy học, đồ dùng học tập, trang thiết bị cần thiết, khang trang đáp ứng yêu cầu đổi mới của Giáo dục mầm non. Tuy nhiên, cơ sở vật chất của một số trường còn thiếu thốn, lạc hậu, trình độ giáo viên chưa đáp ứng được tiêu chuẩn, chưa đồng đều, giữa các vùng trong thành phố. Song, về chất lượng giáo dục, chăm sóc trẻ trong trường mầm non công lập trên địa bàn Thành phố luôn là yếu tố hàng đầu cần được đặc biệt được quan tâm, chú trọng. Các trường mầm non thực hiện tốt các chuyên đề, hội thi do sở giáo dục và phòng giáo dục chỉ đạo; thực hiện tốt việc giảng dạy theo chương trình chăm sóc giáo dục trẻ theo phương pháp lấy trẻ làm trung tâm đều đạt 100%.
Tóm lại, qua số liệu về quy mô trường lớp, với sự phát triển về số lượng giáo viên mầm non, gia tăng số trẻ, nâng cao chất lượng giáo dục - chăm sóc trẻ có thể khẳng định rằng ngành học mầm non được xã hội hóa cao, theo đúng nguyên tắc – pháp luật của nhà nước, được nhân dân đồng thuận cùng làm, góp phần thu hút ngày càng đông số trẻ trong độ tuổi đến trường, và số trẻ chuẩn bị bắt đầu vào cấp học tiếp theo, tạo niềm tin trong nhân dân và đóng góp không nhỏ cho sự nghiệp phổ cập giáo dục tiểu học.
* Chất lượng các cơ sở giáo dục mầm non công lập:
Giáo dục mầm non là nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân. Với mục tiêu nuôi dưỡng, dạy dỗ giúp trẻ có thể phát triển về mọi mặt như: thể chất, trí tuệ, đời sống tinh thần,…Giáo dục mầm non sẽ chuẩn bị cho trẻ những kỹ năng như tự lập, sự kiềm chế, khả năng diễn đạt rõ ràng, đồng thời hình thành hứng thú đối với việc đến trường tiểu học, tăng khả năng sẵn sàng để bước vào giai đoạn giáo dục phổ thông. Mỗi lứa tuổi mầm non lại có một cách giáo dục riêng phù hợp với thể chất, ngôn ngữ và nhận thức của trẻ. Từ đó các chương trình giáo dục mầm non cũng phải có sự thay đổi để hài hòa và mang lại hiệu quả. Trẻ được học tập trong môi trường giáo dục lành mạnh, toàn diện chắc chắn sẽ phát triển rất tốt.
Các trường đảm bảo hầu hết các nhóm, lớp thực hiện Chương trình GDMN tổ chức học 2 buổi/ngày. Tăng cường chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, linh hoạt, sáng tạo, có chương trình giáo dục phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Tiếp tục thực hiện đổi mới hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ. Tích hợp hiệu quả các nội dung giáo dục trong thực hiện Chương trình GDMN; Chú trọng giáo dục phát triển
hành vi, thói quen tốt cho trẻ; Giáo dục kỹ năng sống phù hợp với lứa tuổi. Tăng cường áp dụng đa dạng các hình thức và phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ vào việc tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ theo quan điểm giáo dục “lấy trẻ làm trung tâm” phù hợp với điều kiện thực tế của trường, lớp và khả năng của trẻ; chú trọng đổi mới tổ chức môi trường giáo dục nhằm tạo cơ hội cho trẻ tích cực khám phá, trải nghiệm và sáng tạo theo phương châm “học bằng chơi, chơi mà học” phù hợp với lứa tuổi. Tăng cường xây dựng môi trường giao tiếp, môi trường chữ viết trong các trường mầm non, tạo điều kiện để trẻ phát triển ngôn ngữ ở mọi nơi mọi lúc, phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ, đặc biệt là khả năng tự tin, sử dụng ngôn ngữ mạch lạc, biểu cảm.
Tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn sử dụng Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi theo quy định tại Thông tư số 23/2010/TT-BGDĐT ngày 22/7/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, đảm bảo đúng mục đích hỗ trợ thực hiện Chương trình GDMN, nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục, chuẩn bị tâm thế cho trẻ em năm tuổi vào lớp 1.
Triển khai nhân rộng chuyên đề “Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non”. Quan tâm đầu tư và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị để thực hiện chuyên đề. Phối hợp với Trung tâm hỗ trợ và Phát triển giáo dục hòa nhập tại các địa phương để hỗ trợ can thiệp trẻ khuyết tật và hỗ trợ chuyên môn về giáo dục trẻ khuyết tật tại các trường mầm non.
Để thực hiện được điều này, giáo dục mầm non thành phố Thái Nguyên cần tập trung ưu tiên các nguồn lực xây dựng cơ sở vật chất, nhân lực, chính sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi để trẻ bị thiếu hụt hoặc có nguy cơ bị thiếu hụt, trẻ có hoàn cảnh khó khăn và trẻ dân tộc thiểu số phát triển toàn diện các lĩnh vực, đặc biệt chú trọng đến phát triển ngôn ngữ, nhận thức, tình cảm xã hội, kỹ năng giao tiếp và hiểu biết chung. Giáo viên mầm non đóng vai trò rất quan trọng trong việc quyết định việc học tập và phát triển của trẻ nhỏ. Giáo viên được đào tạo tốt hơn sẽ có nhiều tương tác với trẻ tích cực hơn, nhanh nhạy hơn, thích ứng hơn, cung cấp những trải nghiệm về phát triển nhận thức và ngôn ngữ phong phú hơn. Do vậy, cần phải xây dựng được
các chương trình đào tạo giáo viên sư phạm tốt và các chương trình bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên mầm non đang giảng dạy, ví dụ như chương trình tuyển sinh văn bằng 2 mầm non để giúp họ có những kiến thức mới về sự phát triển của trẻ, cùng những phương pháp dạy học tốt nhất, qua đó cung cấp những kỹ năng cần thiết, góp phần tạo nền móng vững chắc cho sự phát triển trong tương lai của trẻ.