Khái quát về đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên các trường mầm TP Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý tài chính các trường mầm non công lập trên địa bàn (Trang 65 - 71)

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÁC TRƯỜNG MẦM NON CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN TP.THÁI NGUYÊN

3.1. Một số đặc điểm cơ bản phát triển KT - XH của thành phố Thái Nguyên trong

3.1.4. Khái quát về đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên các trường mầm TP Thái Nguyên

Giáo dục mầm non Thành phố Thái Nguyên với sự quan tâm của các cấp, các ngành đã từng bước trưởng thành, phát triển mạnh về số lượng cũng như là chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý ngày càng được tăng cường, được cử đi tham gia các lớp bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn về quản lý giáo dục, quản lý tài chính và phục vụ cho công tác dạy, chăm sóc trẻ. Cho đến nay tỷ lệ chuẩn hóa của giáo viên mầm non Thành phố Thái Nguyên đã đạt tương đối cao và khá đồng đều ở các trường mầm non công lập trên địa bàn Thành phố.

* Đội ngũ cán bộ quản lý

Thành phố Thái Nguyên có 192 cán bộ quản lý đều là nữ giới và đều là Đảng viên (chiếm tỷ lệ 100%).

Hiệu trưởng, hiệu phó các trường mầm non trên địa bàn Thành phố đều có trình độ chuyên môn cao, đạt tiêu chuẩn và trên chuẩn. Hầu hết, cán bộ quản lý trong các trường là lực lượng trụ cột của nhà trường. Đều trưởng thành từ giáo viên mầm non giỏi tay nghề, tận tâm hăng say với công việc, có phẩm chất đạo đức tốt và có uy tín cao trong tập thể sư phạm nhà trường.

Về thâm niên công tác của cán bộ quản lý được thể hiện bảng sau:

Bảng 3.4: Thâm niên công tác của cán bộ quản lý S

Số TT

Chức danh

Số năm thâm niên công tác

Dưới 5 năm Từ 5 - 10 năm Trên 10 năm SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % 1

Hiệu trưởng 25 39,1 32 50 7 10,9

2

Phó hiệu trưởng 67 52,3 45 35,2 16 12,5

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp chuyên môn Phòng Giáo dục đào tạo Thành phố Thái Nguyên năm học 2018- 2020)

Theo số liệu ở bảng 3.4 trên và qua khảo sát thực tế, đa số cán bộ quản lý các trường mầm non Thành phố đều có thâm niên công tác, có thâm niên quản lý lâu năm trong ngành. Với trình độ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, kinh nghiệm quản lý lâu năm, cán bộ quản lý của nhà trường luôn hoàn thành tốt xuất sắc các nhiệm vụ mà ngành và nhà trường giao phó. Do đó, trong những năm vừa qua ngành giáo dục Mầm non Thành phố đã gạt hái được rất nhiều thành tích tốt góp phần vào sự phát triển chung của ngành giáo dục Thành phố Thái Nguyên.

* Đội ngũ giáo viên mầm non

Giáo viên mầm non các trường Mầm non công lập trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên có nhiều thay đổi, được tăng cường bổ sung thường niên và kịp thời bồi dưỡng trình độ chuyên môn nghiệp vụ và năng lực sư phạm. Là lực lượng quản lý trực tiếp trong hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ tại trường mầm non. Năm học 2018 - 2020 với tổng số giáo viên nhà trẻ và mẫu giáo (tính đến ngày 10/8/2020) là 1629 người. Trong đó, giáo viên trong biên chế là 1027 người, giáo viên hợp đồng ngoài biên chế là 602 người. So với năm học 2017 - 2018, tỷ lệ giáo viên mầm non tăng 17,25% .

Về trình độ chuyên môn giáo viên mầm non Thành phố Thái Nguyên được thể hiện ở bảng 3.5:

Bảng 3.5: Trình độ chuyên môn của giáo viên MN (giai đoạn 2018 - 2020) Số

TT Trình độ chuyên môn Giáo viên mần non

Số lƣợng Tỷ lệ % 1

Trung cấp mầm non 167 10,3

Cao đẳng 2 551 33,8

Đại học 3 885 543

4

Thạc sỹ 26 16

Tổng cộng 1.629 100

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp chuyên môn Phòng Giáo dục đào tạo Thành phố Thái Nguyên năm học 2018 - 2020) Với sự nỗ lực cố gắng học tập, tự rèn luyện bản thân, tham gia các lớp bồi dưỡng đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ của nhiều giáo viên mầm non công lập trong những năm gần đây đã có sự chuyển biến rõ rệt theo hướng tích cực góp phần nâng

cao chất lượng giáo dục, nuôi dạy trẻ. Không còn giáo viên có trình độ sơ cấp mầm non; Trung cấp mầm non chiếm tỷ lệ 10,3%; Cao đẳng mầm non chiếm tỷ lệ 33,8%;

Đại học mầm non chiếm tỷ lệ 54,3%; Thạc sỹ chiếm tỷ lệ 1,6%. Theo chia sẻ của bà Cà Nguyễn Linh Phương - Phó hiệu trưởng trường mầm non Trưng Vương: “ Hiện tại về giáo viên nhà trường có 28 đ/c đều là nữ giới. Trong đó: Trình độ đại học: 18 đ/c, CĐ: 7 đ/c, trung cấp: 3 đ/c. Nhà trường thường xuyên cử giáo viên trong trường tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng, giao tiếp và ứng xử với trẻ theo hình thức vừa học vừa làm và đã nhận được nhiều lời khen, sự quan tâm, đánh giá cao của phụ huynh học sinh cụ thể như những tiết học đã lồng ghép thêm các chương trình giáo dục kết hợp với trò chơi hay, bổ ích, hấp dẫn, phù hợp với lứa tuổi mà không gây áp lực cho trẻ. Qua đó, tăng tính phản xạ, rèn luyện sự tự tin và cách giúp trẻ tự xử lý tình huống cần thiết,…Ngoài những kỹ năng trên, để trở thành một giáo viên mầm non giỏi và có chuyên môn tốt, mỗi người cần có ý thức luôn tự nỗ lực trau dồi, học tập bồi dưỡng để nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, tham gia các khóa học bồi dưỡng, học hỏi bạn bè đồng nghiệp, tham quan và sáng tạo để ngày càng nâng cao trình độ của mình. Những căng thẳng, áp lực lớn giáo viên mầm non gặp phải nếu biết sử dụng trí tuệ cảm xúc tức biến những cảm xúc thành trí thông minh phục vụ cho công việc sẽ tạo động lực và tình yêu nghề của người giáo viên”.

Theo những số liệu khảo nghiệm thực tế ở trên có thể khẳng định rằng của đội ngũ giáo viên mầm non công lập Thành phố có trình độ chuyên môn đạt chuẩn và trên chuẩn chiếm tỉ lệ khá cao, đáp ứng nhu cầu tất yếu của xã hội.

Về cơ cấu đội ngũ giáo viên theo độ tuổi được thể hiện ở bảng 3.6:

Bảng 3.6: Cơ cấu đội ngũ giáo viên theo độ tuổi

TT Giáo viên mầm non theo độ tuổi Số lƣợng Tỷ lệ %

1 Dưới 30 tuổi 770 47,3

2 Từ 30 đến 45 tuổi 598 36,7

3 Trên 45 tuổi 261 16,02

Tổng cộng 1.629 100

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp chuyên môn Phòng Giáo dục đào tạo Thành phố Thái Nguyên năm học 2018 - 2020)

Nhìn vào cơ cấu đội ngũ giáo viên mầm non của Thành phố Thái Nguyên theo độ tuổi trong năm học 2018 - 2020, cho thấy:

Giáo viên dưới 30 tuổi 770 người chiếm tỷ lệ 47,3%, đây là lực lượng giáo viên, có sức khỏe tốt, có kiến thức về chuyên môn cao, được đào tạo bài bản do đó có khả năng nhận thức tiếp thu và hoàn thành công việc mới rất nhanh chóng, luôn năng động, nhiệt tình, tâm huyết với nghề. Giáo viên từ 30 đến 45 tuổi có 598 người chiếm tỷ lệ 36,7%, giáo viên ở độ tuổi này có độ chín chắn nhất định về nhận thức xã hội, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ tay nghề khá tốt, có phương pháp hay để truyền thụ kiến thức cho trẻ; Hơn nữa giáo viên trong độ tuổi này cũng đã tích lũy, trau dồi được những kiến thức và kinh nghiệm thực tế cho bản thân để đáp ứng yêu cầu đạt tiêu chuẩn theo quy định. Giáo viên trên 45 tuổi có 261 người chiếm tỷ lệ 16,02% số giáo viên ở độ tuổi này họ đều có kinh nghiệm nuôi dạy trẻ rất tốt, có uy tín trong ngành, đã được rèn luyện, phấn đấu trong suốt một thời gian tương đối dài. Tuy nhiên, theo yêu cầu công việc các cô phải hát múa, chạy nhảy, vận động trước cho trẻ làm theo nên nhiều lúc gặp khó khăn vì tuổi cao sức khỏe không còn phù hợp nữa. Thực tế khi khảo sát tác giả đã chứng kiến cảnh nhiều cô giáo dù đã rất cố gắng, nhưng tác phong, vóc dáng, do tuổi tác nên rất gượng ép khi phải làm các động tác theo kiểu hồn nhiên nhí nhảnh trước các cháu nhỏ. Chương trình giáo dục mầm non không chỉ bó hẹp ở chăm trẻ, còn phải đáp ứng được yêu cầu của nhiều chương trình chuẩn quốc tế cũng trở thành thách thức với các cô giáo cao tuổi. Từ thực tế và khảo sát bảng trên có thể thấy rằng: Khi thực hiện công việc chăm sóc, giáo dục trẻ thì giáo viên mầm non luôn phải vận dụng được các phương pháp dạy học một cách tinh tế, có chọn lọc, bài bản phù hợp với chương trình, với lứa tuổi, và để trẻ thích nghi dần, được tự khám phá bản thân cũng như tạo được sự linh hoạt sáng tạo một cách toàn diện cho trẻ.

* Khái quát về 5 trường: Trường MN 19/5, MN Trưng Vương, MN Quang Trung, MN Tân Thịnh, MN Quang Vinh Thành phố Thái Nguyên.

Nhìn chung 5 trường gồm: Trường MN 19/5, MN Trưng Vương, MN Quang Trung, MN Tân Thịnh, MN Quang Vinh Thành phố Thái Nguyên là một trong các trường lâu đời và có số lượng trẻ tương đối ổn định qua các năm. Do vậy, hoạt động

giảng dạy của các trường đều đạt tiêu chuẩn chất lượng. Số lượng trẻ và số lượng giáo viên cụ thể như sau:

Bảng 3.7: Quy mô Giáo viên và số lượng trẻ tại 5 trường nghiên cứu

Năm

Danh sách 5 trường Trường

MN 19/5

MN Trƣng Vương

MN Quang Trung

MN Tân Thịnh

MN Quang Vinh SL

trẻ

SL GV

SL trẻ

SL GV

SL trẻ

SL GV

SL trẻ

SL GV

SL trẻ

SL GV Năm

2016

572

79

432

42

402

28

305

18

214

9 Năm

2017

652

87

554

47

531

34

443

22

253

10 Năm

2018

721

98

612

51

615

39

551

27

276

11 Năm

2019

965

109

752

59

716

45

624

33

291

13 (Nguồn: Báo cáo tổng hợp chuyên môn Phòng Giáo dục đào tạo

Thành phố Thái Nguyên năm học 2018 - 2020) Nhìn chung, số lượng giáo viên và các trẻ tại 5 trường mầm non thuộc TP Thái Nguyên qua các năm đề tăng dần. Số giáo viên tăng tương ứng với sự tăng lên của các trẻ trong trường.

Trường Trường MN 19/5 là trường có số trẻ đông nhất năm 2019 có tổng 965 trẻ tương ứng với số giáo viên đông nhất là 109 giáo viên. Tiếp đến là trường MN Trưng Vương, MN Quang Trung, MN Tân Thịnh và MN Quang Vinh. Trường MN Quang Vinh năm 2019 có 291 trẻ tương ứng với 13 giáo viên.

Về chất lượng giáo dục: Cả 5 trường mầm non đều đã quan tâm đến chất lượng trong giảng dạy, có kế hoạch và phương pháp giảng dạy riêng. Chất lượng giảng dạy đạt chuẩn do Bộ Giáo Dục và Đào tạo kiểm tra, đánh giá theo tiêu chuẩn chung giành cho các cơ sở mầm non. Các trường đều thực hiện các chính sách theo đúng bộ Giaó dục đưa ra theo quy chế từng năm đối với cơ sở mầm non.

Về chất lượng giáo viên: Giáo viên tại 5 trường chủ yếu là trình độ cao đẳng, đại học và trung cấp. Đồng thời, trong quá trình giảng dạy các giáo viên đều được nâng cao kỹ năng thông qua các cuộc họp, các buổi đào tạo tại trường.

3.1.5. Sơ đồ bộ máy quản lý tài chính tại các cơ sở giáo dục mầm non công lập trên địa bàn thành phố Thái Nguyên

Tại các cơ sở giáo dục mầm non công lập trên địa bàn thành thố Thái Nguyên bộ máy quản lý tài chính của đơn vị thường thuộc phòng Hội đồng Thi đua, khen thưởng, Kỷ Luật. Tại phòng này chức năng chính đưa ra các quy định, quy chế, giám sát việc thực hiện theo kế hoạch từ đó đánh giá kết quả để đưa ra mức khen thưởng, kỷ luật phù hợp với từng trường hợp. Phòng gồm 01 Trưởng hội đồng, 01 phó trưởng hội đồng và 03 nhân viên.

Sơ đồ 3.2: Bộ máy phòng quản lý tài chính tại các cơ sở giáo dục mầm non công lập trên địa bàn thành thố Thái Nguyên

Tại mỗi vị trí công việc có quyền hạn và chức năng khác nhau. Cụ thể:

- Trưởng hội đồng: Người xét duyệt trực tiếp các kế hoạch tài chính, các quy định, nội quy dưới quyền của Hiệu trưởng. Thực hiện đưa ra đánh giá chính thức các cuộc kiểm tra, thực hiện đánh giá tình hình tài chính của đơn vị. Tham mưu cho hiệu trưởng các kế hoạch tài chính hiểu quả để đảm bảo thu đủ chi đúng các khoản.

- Phó hội đồng: Thực hiện hỗ trợ các công việc cho trưởng hội đồng. Trực Trưởng hội đồng

Phó Hội đồng

Nhân viên kế hoạch Nhân viên tài chính Nhân viên ken thưởng, kỷ luật

tiếp tham gia vào các cuộc kiểm tra, kiểm soát của đơn vị. Thực hiện các công việc khác theo chỉ định của Trưởng hội đồng.

- Nhân viên kế hoạch: Thực hiện lập kế hoạch thực hiện các chính sách để đạt được mục tiêu đã đặt ra. Thực hiện kiểm soát việc thực hiện kế hoạch của các phòng ban theo đúng kế hoạch đã được duyệt. Thực hiện các công việc khác theo chỉ định của Trưởng hội đồng.

- Nhân viên tài chính: Thực hiện lập kế hoạch tài chính cho đơn vị. Thực hiện kiểm soát việc thực hiện kế hoạch tài chính của các phòng ban theo đúng kế hoạch đã được duyệt. Thực hiện các công việc khác theo chỉ định của Trưởng hội đồng.

- Nhân viên ken thưởng, kỷ luật: Xây dựng kế hoạch, nội quy, quy chế chung cho toàn đơn vị. Nhận kết quả chỉ tiêu công việc từ các phòng ban đã được duyệt từ đó đề ra mức khen thưởng, kỷ luật theo đúng quy định. Thực hiện kiểm soát việc thực hiện quy định của các phòng ban theo đúng kquy định của đơn vị.

Thực hiện các công việc khác theo chỉ định của Trưởng hội đồng.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý tài chính các trường mầm non công lập trên địa bàn (Trang 65 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)