Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý tài chính trong các cơ sở giáo dục mầm

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý tài chính các trường mầm non công lập trên địa bàn (Trang 108 - 112)

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÁC TRƯỜNG MẦM NON CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN TP.THÁI NGUYÊN

3.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý tài chính trong các cơ sở giáo dục mầm

Nhân tố ảnh hưởng đến quản lý tài chính trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập trên địa bàn thành phố Thái Nguyên gồm 2 nhân tố: nhân tố khách quan và nhân tố chủ quan.

- Nhân tố khách quan gồm:

+ Tình hình phát triển Kinh tế - Xã hội trên địa bàn tp. Thái Nguyên + Hệ thống pháp luật về QLTC trong trường MN công lập

- Nhân tố chủ quan gồm:

+ Cơ chế, chính sách về phân cấp quản lý + Hệ thống kiểm soát nội bộ

+ Trình độ quản lý tài chính, NLCM, nghiệp vụ, nhận thức của đội ngũ làm công tác QLTC và các cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường.

Biểu đồ 3.8: Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý tài chính của các trường mầm non công lập

Trong các nhân tố ảnh hưởng chính ở biểu đồ trên có tác động đến công tác quản lý tài chính của các trường mầm non công lập trên địa bàn thành phố Thái Nguyên đã được tác giả tiến hành khảo sát thực tế cho thấy:

- Nhân tố khách quan về tình hình kinh tế - xã hội ở địa phương với điểm trung bình là 3,86. Sự phát triển giáo dục có ảnh hưởng đến hầu hết các lĩnh vực trong xã hội, đặc biệt là việc phát triển kinh tế. Do đó, Đảng và Nhà nước ta luôn coi giáo dục là quốc sách hàng đầu cần được ưu tiên nguồn lực đầu tư cho cấp học này và dần dần có sự thay đổi về phương thức quản lý giáo dục đặc biệt là công tác quản lý

3,86 3,7 3,34

4,02 3,92

0 1 2 3 4 5

Tình hình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố Thái Nguyên

Cơ chế, chính sách về phân cấp QLTC

Hệ thống kiểm soát nội bộ Trình độ quản lý tài chính, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, nhận thức của đội ngũ làm công tác quản lý … Hệ thống pháp luật về QLTC trong

trường MN công lập

Điểm trung bình

Điểm trung bình

tài chính đối với các đơn vị thuộc lĩnh vực giáo dục. Ngân sách Nhà nước chi cho GD-ĐT ở mức xấp xỉ 20% tổng chi ngân sách được Quốc hội và Chính phủ duy trì, tương đương 5% GDP. Có thể kết luận rằng, khi tình hình Kinh tế - Xã hội của đất nước nói chung và thành phố Thái Nguyên nói riêng ngày càng phát triển thì nguồn NSNN càng được dồi dào, góp phần không nhỏ cho các hoạt động đầu tư tài chính, quản lý tài chính tạo sự thuận lợi cho các hoạt động của nhà trường. Đây là mối quan hệ có sự liên kết chặt chẽ, tương trợ lẫn nhau, cùng tạo đà cho nhau phát triển.

- Nhân tố chủ quan về Trình độ quản lý tài chính, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, nhận thức của đội ngũ làm công tác quản lý tài chính và và các cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường có tầm ảnh hưởng lớn nhất đối với hoạt động tài chính và công tác quản lý tài chính của các trường mầm non công lập; với điểm đánh giá trung bình đạt khá 4,02/5,0 (theo thang điểm quy định 5 điểm).

Hoạt động quản lý có thành công hay thất bại, cơ chế quản lý tài chính sẽ khuyến khích hay kìm hãm phần nhiều là do năng lực, trình độ, sự nhận thức của người quản lý áp dụng nó vào thực tế như thế nào. Có thể khẳng định đây là yếu tố tiên quyết trong công tác quản lý, điều hành, phân bổ tài chính trong nhà trường một cách hiệu quả nhất. Dù trong bất cứ lĩnh vực nào, vai trò của người quản lý vẫn luôn được đề cao, coi trọng trong việc cùng đồng hành và dẫn dắt toàn bộ nhân sự trong hệ thống của đơn vị mình vượt qua mọi khó khăn, gian nan, thách thức để đáp ứng được yêu cầu tồn tại và phát triển.

Trong năm những năm gần đây, lãnh đạo làm công tác quản lý ở các trường mầm non công lập trên địa bàn thành phố Thái Nguyên đã nhận thức, quan tâm đúng mức, đánh giá cao tầm quan trọng của việc nâng cao công tác quản lý tài chính trong nhà trường, không ngừng nỗ lực, phấn đấu, rèn giũa, tự trang bị thêm cho bản thân những kiến thức, bồi dưỡng và hoàn thiện về năng lực quản lý tài chính, quản lý giáo dục và nghiệp vụ chuyên môn để đáp ứng được những yêu cầu bức thiết của đảng, nhà nước hiện nay và tâm tư nguyện vọng của nhân dân, phụ huynh học sinh.

Về nhận thức của một số bộ phận cán bộ quản lý, giáo viên, kế toán, nhân viên của các trường mầm non công lập cũng đã được quan tâm hơn, hiểu được tầm

quan trọng về công tác nâng cao hiệu quả quản lý tài chính xuyên suốt từ khâu huy động nguồn lực tài chính; lập kế hoạch, dự toán đến quá trình phân phối, phân bổ sử dụng các nguồn lực tài chính đó và tham gia công tác thanh kiểm tra, giám sát, kiểm toán,…được phối hợp nhịp nhàng và tuân thủ theo đúng các quy định, trình tự nhằm góp phần kiện toàn bộ máy trong hệ thống vận hành được trơn tru, đạt hiệu quả cao;

đảm bảo mọi thông tin, chủ trương, chính sách đều công khai, minh bạch, trong sạch và dân chủ. Tuy nhiên vẫn còn nhiều nhân viên, giáo viên chưa thực sự quan tâm đúng mức đến công tác quản lý tài chính này và cho rằng đó là công việc của cán bộ quản lý và kế toán nhà trường. Họ chỉ chuyên tâm phục vụ cho chuyên môn được phân công, phụ trách mà thiếu đi tinh thần trách nhiệm để cùng phối hợp với Ban giám hiệu nhà trường, các cán bộ quản lý cùng chăm lo đến hiệu quả quản lý tài chính, điều kiện làm việc, đến đời sống tinh thần, vật chất của cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường. Từ những nhận thức lệch lạc đó mà trong quá trình thực thi công vụ đã để xảy ra tình trạng sử dụng nguồn lực tài chính không đúng chế độ, định mức, kém hiệu quả, cá biệt còn gây thất thoát, lãng phí.

Nhân tố chủ quan về Cơ chế, chính sách về phân cấp, QLTC và Hệ thống kiểm soát nội bộ cũng là nhân tố có ảnh hưởng đến quản lý tài chính ở trường mầm non công lập hiện nay với điểm trung bình lần lượt là 3,7 và 3,34. Tuy nhiên đây lại là hai nhân tố có điểm đánh giá trung bình thấp nhất trong số các nhân tố được nghiên cứu. Điều này cho thấy, những cơ chế, chính sách về phân cấp, QLTC hiện nay chưa thực sự chuẩn để phát huy được hết ưu điểm, lợi thế. Hệ thống kiểm soát nội bộ bảo đảm cho công tác tài chính chưa được đặt đúng vị trí, chưa được quan tâm đúng mức; hệ thống kế toán vận hành hiệu quả chưa cao; thủ tục kiểm tra chưa đồng bộ, chặt chẽ. Do vậy, ở tầm vĩ mô, những nhà hoạch định chính sách, những nhà xây dựng luật pháp cần phải có kiến thức chuyên sâu đầy đủ và sự am hiểu nhất định để có thể xây dựng, ban hành những cơ chế, chính sách về phân cấp, QLTC đạt hiệu quả cao.

Qua đây có thể thấy rằng nhân tố chủ quan là nhân tố quan trọng nhất có ảnh hưởng đến công tác quản lý tài chính, ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả của việc thực hiện các nguồn thu, chi tài chính ở các trường mầm non công lập cả nước nói

chung và trên địa bàn thành phố Thái Nguyên nói riêng. Tuy nhiên các yếu tố khách quan cũng giữ vai trò quan trọng không kém, là cơ sở để các trường thực hiện nghiên cứu xây dựng kế hoạch, hoạch định chiến lược, đề xuất ra các phương án, giải pháp tối ưu để công tác quản lý tài chính trong nhà trường được ổn định, thuận lợi và hoàn thiện nhất.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý tài chính các trường mầm non công lập trên địa bàn (Trang 108 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)