II. Sự nghiệp thơ văn
3. Hướng dẫn tìm hiểu về nghệ
HS thảo luận nhóm theo bàn:
- Nghệ thuật đặc sắc của thơ văn Nguyễn Đình Chiểu được biểu hiện ở những điểm nào?
GV liên hệ đến Giải thưởng văn
3. Nghệ thuật thơ văn.
- Có nhiều đóng góp, nhất là văn chương trữ tình đạo đức. Bút pháp trữ tình xuất phát từ cõi tâm trong sáng, nhiệt thành, đầy tình yêu thương, nồng đậm hơi thở của cuộc sống.
- Thơ văn Nguyên Đình Chiểu còn mang đậm chất Nam Bộ: Từ lời ăn tiếng nói mộc mạc, bình dị, đến tâm hồn nồng nhiệt, chất phác.
nghệ miền Nam thời chống Mĩ mang tên NĐC, phê phán phân tích hiện tượng có HS thời nay không thích và không hiểu "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc"
- Các sáng tác thiên về chất chuyện kể, mang màu sắc diễn xướng rất phổ biến trong văn học dân gian Nam Bộ.
🡪 Hơn một thế kỷ trôi qua, tiếng thơ Đồ Chiểu vẫn ngân vang giữa cuộc đời. Tên tuổi nhà thơ mù yêu nước xứ Đồng Nai vẫn rực sáng trên bàu trời văn nghệ dân tộc bởi nhân cách cao đẹp và những cống hiến lớn lao của ông cho văn học nước nhà.
c. Hoạt động 3: Thực hành. ( 5 phút )
* Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuâ ̣t da ̣y ho ̣c
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức, thực hành áp dụng kiến thức vừa học.
- Phương pháp/kĩ thuật : Động não, trình bày một phút, dạy học nêu vấn đề,
* Hình thức tổ chức hoạt đô ̣ng: HS thảo luận nhóm theo bàn Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
(1)Nguyễn Đình Chiểu (1822 - 1888), quê cha ở xã Bồ Điền, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế, nhưng sinh tại quê mẹ ở làng Tân Thới, tỉnh Gia Định (nay là Thành phố Hồ Chí Minh).
Cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu gặp nhiều trắc gian truân: bị mù, công danh dang dở, sống trong những ngày tăm tối của quê hương đất nước...
(2) Nhưng vượt lên nỗi đau, cuộc đời ông là bài học lớn về nghị lực sống, sống để cống hiến cho đời. Bị mù đôi mắt, nhưng Nguyễn Đình Chiểu không chịu đầu hàng số phận, vẫn sống và làm nhiều việc có ích: dạy học, làm thuốc, sáng tác thơ văn. Là một thầy giáo, ông đặt việc dạy người cao hơn dạy chữ, được nhiều thế hệ học trò kính yêu. Là thầy thuốc, ông xem trọng y đức, lấy việc cứu người làm trọng. Là nhà thơ, Cụ Đồ Chiểu quan tâm đến việc dùng văn chương để hướng con người đến cái thiện, đến một lối sống cao đẹp, đúng đạo lí làm người. Khi quê hương bị thực dân Pháp xâm lược, Đồ Chiểu dùng thơ văn để khích lệ tinh thần chiến đấu của nhân dân.
(3)Nguyễn Đình Chiểu còn là tấm gương sáng ngời lòng yêu nước và tinh thần bất khuất chống ngoại xâm. Ngay từ những ngày đầu giặc Pháp xâm lược Nam Bộ, Nguyễn Đình Chiểu đã nêu cao lập trường kháng chiến, cùng các lãnh tụ nghĩa quân bàn bạc việc chống giặc và sáng tác thơ văn để khích lệ tinh thần chiến đấu của các nghĩa sĩ.
Khi triều đình nhà Nguyễn nhu nhược, bất lực đến phải dâng cả Nam Kì lục tỉnh cho giặc Pháp, Đồ Chiểu đã nêu cao khí tiết, giữ gìn lối sống trong sạch, cao cả, từ chối mọi cám dỗ của thực dân, không chịu hợp tác với kẻ thù.
( Theo Đỗ Kim Hảo) 1/ Văn bản trên có mấy ý chính? Đó là những ý nào?
2/ Tìm câu chủ đề trong đoạn văn (2),(3).
3/ Xác định thao tác lập luận trong đoạn văn (2),(3).
4/ Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ bài học lớn về nghị lực sống,
sống để cống hiến cho đời từ tấm gương Nguyễn Đình Chiểu.
Định hướng trả lời:
1/ Văn bản trên có 2 ý chính : khái quát về cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu và những bài học sâu sắc rút ra từ cuôc đời đó.
2/ Câu chủ đề trong đoạn văn (2),(3) :
-Đoạn (2) : Nhưng vượt lên nỗi đau, cuộc đời ông là bài học lớn về nghị lực sống, sống để cống hiến cho đời.
-Đoạn (3) Nguyễn Đình Chiểu còn là tấm gương sáng ngời lòng yêu nước và tinh thần bất khuất chống ngoại xâm.
3/Thao tác lập luận trong đoạn văn (2),(3) : chứng minh 4/ Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu :
-Hình thức : đảm bảo về số câu, không được gạch đầu dòng, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. Hành văn trong sáng, cảm xúc chân thành ;
-Nội dung : từ cuộc đời và thơ văn Nguyễn Đình Chiểu, thí sinh hiểu được nghị lực sống, sống để cống hiến là gì ? Ý nghĩa của bài học này là gì ? Phê phán những người thiếu ý chí, nghị lực. Rút ra bài học nhận thức và hành động dành cho mọi người, nhất là tuổi trẻ.
d. Hoạt động 4: Vận dụng, mở rộng ( 2 phút )
* Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuâ ̣t dạy ho ̣c
- Mục tiêu: Đạt những yêu cầu về kĩ năng đọc hiểu văn bản, nắm được nội dung của bài, có sự vận dụng và mở rộng kiến thức
- Phương pháp/kĩ thuật: Đọc sáng tạo, kĩ năng trình bày, năng lực tự học.
* Hình thức tổ chức hoạt đô ̣ng: HS làm ở nhà, nộp sản phẩm vào tiết sau:
1. Suy nghĩ về nhận định của XD “Cái ưu ái đối với người lao động, sự kính mến họ là một đặc điểm của tâm hồn Đồ Chiểu”
Hãy viết 1 đoạn văn giải thích ý kiến trên
2. Với những kiến thức đã học về Nguyễn Trãi và Nguyễn Đình Chiểu, em cảm nhận được điều gì gần gũi về tư tưởng nhân nghĩa giữa hai nhà thơ này? Hãy trình bày ý kiến?
Gợi ý
+ Lý tưởng nhân nghĩa: Lấy dân làm gốc.
+ Yêu nước thương dân.
+ Lòng căm thù giặc sâu sắc.
3. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà: ( 1 phút ) - Nắ m nội dung bài ho ̣c
- Chuẩn bị bài "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc" phần II Tác phẩm:
+ Hoàn cảnh sáng tác của bài văn tế ( những hình ảnh, sự kiện lịch sử có liên quan)
+ Đặc điểm của thể văn tế ( Nội dung, âm hưởng, giọng điệu, bố cục) + Bố cục bài "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc"
+ Đọc văn bản, lưu ý các từ chú thích.
+ Trả lời câu hỏi 2 trang 65 (chú ý: Lai lịch và hoàn cảnh sinh sống; Thái độ, hành động khi quân giặc tới; Vẻ đẹp hào hùng khi xông trận; Nghệ thuật)
************************************************
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 19,20: Đọc văn
VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC PHẦN II - TÁC PHẨM I. MỤC TIÊU
1. Kiến thứ c:
- Bức tượng đài bi tráng về người nông dân Nam bộ yêu nước buổi đầu chống thực dân Pháp.
- Thái độ cảm phục, xót thương của tác giả.
- Nhận thức được những giá trị nghệ thuật của bài văn tế : tính trữ tình, thủ
pháp tương phản và việc sử dụng ngôn ngữ
2. Kĩ năng:
- Kĩ năng đọc – hiểu văn tế theo đă ̣c trưng thể loa ̣i
- Kỹ năng đánh giá vấn đề: Thấy được cách tình cảm chân thành, cảm phục xót thương của tác giả.
- Kỹ năng trình bày vấn đề
3. Thá i độ: Bồi dưỡng cho học sinh lòng tự hào về lịch sử dân tộc, trân trọng, biết ơn những hi sinh của cha ông, cố gắng học tập tốt, cống hiến cho nước nhà.
4. Định hướng phát triển hình thành năng lực:
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản.
- Năng lực giải quyết những tình huống đặt ra trong văn bản.
- Năng lực đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại văn tế.
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về ý nghĩa hình tượng người nghĩa sĩ nông dân.
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về nội dung và nghệ thuật của văn bản.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Thiết bị dạy học: SGK, SGV Ngữ văn 11 (tập 1); Tài liệu chuẩn kiến thức – kĩ năng Ngữ văn 11; Bài soạn; Bài giảng Powerpoit.
- Tài liệu tham khảo: Nguyễn Đình Chiểu toàn tập (NXB Đại Học và Trung Học chuyên nghiệp, 1982).
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Đọc trước bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” trong SGK Ngữ văn 11, Tập một.
- Chuẩn bị các nội dung:
+ Hoàn cảnh sáng tác của bài văn tế ( những hình ảnh, sự kiện lịch sử có liên quan)
+ Đặc điểm của thể văn tế
+ Bố cục bài "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc"
+ Đọc văn bản, lưu ý các từ chú thích.
+ Trả lời câu hỏi 2 trang 65 (chú ý: Lai lịch và hoàn cảnh sinh sống; Thái độ, hành động khi quân giặc tới; Vẻ đẹp hào hùng khi xông trận; Nghệ thuật)
III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
1. Kiểm tra bài cũ: (kiểm tra kết hợp trong bài dạy mới) 2. Bài mới:
a. Hoạt động 1: Khởi động ( 5 phút)
* Mục tiêu; Phương pháp/Kĩ thuâ ̣t da ̣y ho ̣c
- Mục tiêu: Nắm được nội dung thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu khi thực dân Pháp xâm lược, nhằm tạo tâm thế cho HS tiếp cận bài mới.
- Phương pháp: trò chơi.
* Hình thức tổ chức hoa ̣t đô ̣ng:
Cho HS các dữ kiện kiến thức có liên quan. HS tìm kết quả. Đúng ở DK
thứ nhất được 10 điểm, DK thứ hai được 7 điểm,
DK thứ 3 được 5 điểm
1. Một trong những nội dung thơ văn NguyễnĐình Chiểu?
DK1: 1858
DK 2: Ghi lại chân thực một thời đau thương của đất nước.
DK3: Khích lệ lòng căm thù giặc, ý chí cứu nước, biểu dương những người anh hùng chiến đấu hi sinh vì Tổ quốc ĐA: Lòng yêu nước thương dân
2. Họ là ai?
DK1: Đây là người đầu tiên được đề cập trong văn học.
DK2: Là người bình thường nhưng cũng phi thường DK3: Họ là những người hi sinh trong trận công đồn đánh Pháp.
ĐA: Người nông dân b. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức. ( 32 phút)
* Mục tiêu; Phương pháp/Kĩ thuâ ̣t da ̣y ho ̣c
- Mục tiêu: Nắm được những nét chính về hoàn cảnh sáng tác, đặc điểm thể loại, bố cục văn tế, vẻ đẹp của người nghĩa sĩ nông dân.
- Phương pháp: Đọc sáng tạo, nêu vấn đề, Thảo luận nhóm với kỹ thuật Trình bày một phút.
* Hình thức tổ chức hoa ̣t đô ̣ng:
Hoạt động của GV và HS Nội dung chính
1. Hướng dẫn HS tìm hiểu phần tiểu dẫn
- HS theo dõi phần Tiểu dẫn – SGK.
Xem video.
- GV yêu cầu: Nêu hoàn cảnh ra đời của bài văn tế?
- Hãy trình bày những hiểu biết của em về thể văn tế? (Mục đích, nội dung, giọng điệu)
- Bố cục của bài văn tế nói chung và bài văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc?
- GV yêu cầu HS, thảo luận nhóm 3 phút, nhóm theo bàn.
Thế kỉ XIX là thời kì nở rộ của của các thể loại thơ điếu, văn tế. Ngoài Văn tế nghĩa sỹ Cần Giuộc còn có thể kể đến Văn tế Trương Định, Điếu Phan Tòng (10 bài), Văn tế Lục tỉnh nghĩa sĩ trận vong ( Nguyễn Đình Chiểu), Điếu
I. Tìm hiểu chung:
1. Hoàn cảnh sáng tác:
- Cần Giuộc thuộc tỉnh Long An. Trận Cần Giuộc là một trận đánh lớn của quân ta diễn ra đêm 16/12/1861, hơn 20 nghĩa quân đã hi sinh anh dũng. Tuần phủ Gia Định là Đỗ Quang đã yêu cầu cụ Đồ Chiểu viết bài văn tế. Ngay sau đó vua Tự Đức ra lệnh phổ biến bài văn tế trong các địa phương khác.
- Như vậy Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc không đơn thuần là sản phẩm của nghệ thuật cá nhân mà còn là sản phẩm mang tính chất nhà nước, thời đại.
2. Thể loại văn tế
- Văn tế: loại văn gắn với phong tục nhằm bày tỏ lòng thương tiếc với người đã mất (Văn khóc, điếu văn).
- Nội dung:
+ Kể lại cuộc đời, công đức, phẩm hạnh của người đã khuất;
+ Bày tỏ nối đau thương của người sống trong giờ phút vĩnh biệt.
- Âm điệu bài văn thường là bi thương, lâm li thống thiết, dùng nhiều thán từ và những từ ngữ, hình ảnh có giá trị biểu cảm mạnh.
- Bố cục: 4 phần.
+ Lung khởi: khái quát bối cảnh của thời đại và khẳng định ý nghĩa cái chết bất tử của người nông dân. (câu 1- 2)
+ Thích thực: Hồi tưởng lại hình ảnh và công đức người nông dân - nghĩa sĩ. (câu 3 - 15)
+ Ai vãn: Bày tỏ lòng thương tiếc, sự cảm phục của tác giả đối với người nghĩa sĩ. (câu 16- 28)
Nguyễn Hữu Huân (Khuyết danh), Điếu Nguyễn Trung Trực (Huỳnh Mẫn Đạt)...
Dựa vào hoàn cảnh thời đại và đặc điểm của loại văn tế, anh/chị hãy giải thích về hiện tượng đó?
HS thảo luận, trình bày.
GV chuẩn xác.
+ Khốc tận ( Kết ): Ca ngợi linh hồn bất tử của các nghĩa sĩ. (còn lại)
=>TK XIX là thế kỉ đau thương mà quật khởi của dân tộc, tiếng khóc thương trong các bài văn tế không chỉ thể hiện tình cảm riêng mà còn là tiếng khóc cho đất nước, cho thời đại, mang âm hưởng sử thi, bi tráng.